CTTĐT - UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng.
Người dân lựa chọn thực phẩm.
Cụ thể, các các cơ quan truyền thông tập trung tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật An toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp về an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định điều kiện an toàn thực phẩm, kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiến thức về phòng ngừa ngộ độc do nấm độc, ngộ độc do ăn nội tạng cóc, ngộ độc do rượu, uống các loại nước ngâm cây rừng không rõ nguồn gốc, đặc biệt là tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc tuyên truyền các kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đến người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm và cộng đồng dân cư, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu thành lập 01 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm và tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh. Kiểm tra công tác triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân năm 2022 của Thường trực Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tuyến huyện, thị xã, thành phố.
UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập các đoàn kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân năm 2022. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc trên địa bàn.
670 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng.Cụ thể, các các cơ quan truyền thông tập trung tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật An toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp về an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định điều kiện an toàn thực phẩm, kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiến thức về phòng ngừa ngộ độc do nấm độc, ngộ độc do ăn nội tạng cóc, ngộ độc do rượu, uống các loại nước ngâm cây rừng không rõ nguồn gốc, đặc biệt là tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Tạo sự chuyển biến về nhận thức trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc tuyên truyền các kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đến người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm và cộng đồng dân cư, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu thành lập 01 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm và tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh. Kiểm tra công tác triển khai Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân năm 2022 của Thường trực Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tuyến huyện, thị xã, thành phố.
UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập các đoàn kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội Xuân năm 2022. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc trên địa bàn.