CTTĐT - Đối với huyện vùng cao Mù Cang Chải, Sơn tra là loại cây trồng bản địa mang lại nguồn lợi kinh tế chủ yếu cho người dân với hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Để khai thác hiệu quả kinh tế của loại cây này, huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều giải pháp như quy hoạch vùng phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, chế biến, đăng ký nhãn hiệu "Sơn tra Mù Cang Chải”.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra cây Sơn Tra tại bản Háng Gàng xã Lao Chải
Những ngày này, tranh thủ thời tiết tạnh ráo, gia đình anh Giàng A Dì lên đồi để thu hái những quả Sơn tra. Gia đình anh Dì có khoảng hơn 1ha cây Sơn tra, hàng năm gia đình anh thu hoạch được khoảng 1,5 tấn quả, nhưng năm nay Sơn tra mất mùa, do đó dự kiến gia đình canh chỉ thu được khoảng 5 - 6 tạ.
Tuy nhiên, mất mùa lại được giá. Nếu năm trước giá bán Sơn tra khoảng 5.000 đồng - 7.000 đồng/kg thì năm nay giá bình quân đầu vụ từ 10 - 15 nghìn đồng/kg, thậm chí quả to còn được 20 nghìn đồng/kg. Tại thời điểm hiện nay, ngoài thị trường, giá bình quân 1 kg Sơn tra cũng vào khoảng 30 - 35 nghìn đồng. Anh Giàng A Dì - bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt cho biết: So với mọi năm thì năm nay do ảnh hưởng của khí hậu nên quả Sơn tra không được mùa, cộng với sợ mưa to, gió lốc làm rụng hết quả do đó gia đình tôi đi thu hoạch sớm hơn.
Nậm Khắt là xã có diện tích Sơn tra tương đối lớn với hơn 900 ha, trong đó có 200 ha tự nhiên, còn lại là nhân dân tự trồng. Vụ Sơn tra năm 2018, toàn xã Nậm Khắt thu được khoảng 650 tấn quả tươi, song do tác động của biến đổi khí hậu, khô hanh kéo dài đúng vào thời kỳ phát triển của cây nên dự ước sản lượng Sơn tra năm nay giảm nhiều. Đồng chí Lý A Sử - Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt, cho biết thêm: Năm nay, sản lượng quả Sơn tra trên địa bàn chúng tôi dự kiến chỉ bằng 1/3 so với năm ngoái, tuy nhiên về mặt giá cả theo chúng tôi đánh giá thì sẽ cao hơn so với mọi năm.
Hiện toàn huyện Mù Cang Chải có khoảng 4.500 ha Sơn tra, bình quân cho sản lượng 4.500 đến 5.000 tấn quả tươi. Năm nay mất mùa, dự ước sản lượng sụt giảm chỉ còn 20 - 25% so với năm 2018. Sơn tra mất mùa theo quan niệm của người dân là do chu kỳ sinh trưởng của cây “năm trước được mùa thì năm sau mất mùa”. Song qua tìm hiểu được biết với những diện tích tự trồng, sau mỗi vụ thu hoạch, người dân chưa có sự đầu tư, chăm sóc, tái bổ sung dinh dưỡng cho cây mới chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả cũng như năng suất của Sơn tra không ổn định. Bà Giàng Thị Dào - bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt tâm sự: Cây Sơn tra thì không phải chăm sóc gì, chỉ lên nhổ cỏ rồi đến vụ là thu hoạch thôi. Năm nay, Sơn tra có ít quả nên tôi cũng đi thu hái sớm.
Là sản phẩm đặc sản của địa phương, Sơn tra Mù Cang Chải ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng do có thể chế biến thành nhiều mặt hàng thực phẩm và đặc biệt có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Sau khi bà con thu hái, các thương lái đã đánh xe đến tận vườn thu mua đem về xuôi tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Anh Trần Văn Thiện - Thương lái thu mua quả Sơn tra cho biết: Tôi đã bán loại quả này cho nhiều khách hàng trên khắp các vùng trong cả nước, vì Sơn tra là loại quả đã có thương hiệu nên chúng tôi rất dễ bán, tuy năm nay không được mùa, nhưng chúng tôi đã nhận được rất nhiều đơn hàng mặc dù giá cả có cao hơn nhiều so với mọi năm.
Đối với huyện vùng cao Mù Cang Chải, Sơn tra là cây trồng bản địa mang lại nguồn lợi kinh tế chủ yếu cho người dân với hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Để khai thác hiệu quả loại cây này, tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều giải pháp như quy hoạch vùng phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, chế biến, đăng ký nhãn hiệu “Sơn tra Mù Cang Chải”… Tuy nhiên, với tình trạng năm được, năm mất như hiện nay thì rõ ràng nguồn lợi sơn tra chưa được duy trì để phát triển bền vững. Do vậy, huyện Mù Cang Chải đã có hướng đi rõ ràng để ổn định và nâng cao giá trị cây Sơn tra. Đồng chí Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Trong thời gian tới, huyện sẽ có những giải pháp để đảm bảo duy trì sản lượng quả sơn tra. UBND huyện cũng chỉ đạo các ngành chuyên môn hướng dẫn, tuyên truyền bà con nhân dân thay đổi tập quán canh tác. Đồng thời hướng tới thâm canh sản xuất cây sơn tra. Cụ thể là sẽ chăm sóc, bón bổ sung lượng phân nhất định sau mỗi kỳ thu hoạch, đồng thời sẽ chọn lựa kỹ thuật ghép cành để thay thế những cây già cỗi trong diện tích hiện có của huyện Mù Cang Chải.
Với những giải pháp mang tính lâu dài đó, hy vọng trong những năm tới, loại cây mang đặc trưng riêng của Mù Cang Chải sẽ không chỉ trở thành một trong những cây trồng chủ lực xóa đói giảm nghèo, giữ vững phòng hộ của đồng bào vùng cao mà con khẳng định chỗ đứng vững chắc trong tập đoàn cây trồng thế mạnh của tỉnh Yên Bái nói chung và của huyện Mù Cang Chải nói riêng.
1299 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đối với huyện vùng cao Mù Cang Chải, Sơn tra là loại cây trồng bản địa mang lại nguồn lợi kinh tế chủ yếu cho người dân với hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Để khai thác hiệu quả kinh tế của loại cây này, huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều giải pháp như quy hoạch vùng phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, chế biến, đăng ký nhãn hiệu "Sơn tra Mù Cang Chải”.Những ngày này, tranh thủ thời tiết tạnh ráo, gia đình anh Giàng A Dì lên đồi để thu hái những quả Sơn tra. Gia đình anh Dì có khoảng hơn 1ha cây Sơn tra, hàng năm gia đình anh thu hoạch được khoảng 1,5 tấn quả, nhưng năm nay Sơn tra mất mùa, do đó dự kiến gia đình canh chỉ thu được khoảng 5 - 6 tạ.
Tuy nhiên, mất mùa lại được giá. Nếu năm trước giá bán Sơn tra khoảng 5.000 đồng - 7.000 đồng/kg thì năm nay giá bình quân đầu vụ từ 10 - 15 nghìn đồng/kg, thậm chí quả to còn được 20 nghìn đồng/kg. Tại thời điểm hiện nay, ngoài thị trường, giá bình quân 1 kg Sơn tra cũng vào khoảng 30 - 35 nghìn đồng. Anh Giàng A Dì - bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt cho biết: So với mọi năm thì năm nay do ảnh hưởng của khí hậu nên quả Sơn tra không được mùa, cộng với sợ mưa to, gió lốc làm rụng hết quả do đó gia đình tôi đi thu hoạch sớm hơn.
Nậm Khắt là xã có diện tích Sơn tra tương đối lớn với hơn 900 ha, trong đó có 200 ha tự nhiên, còn lại là nhân dân tự trồng. Vụ Sơn tra năm 2018, toàn xã Nậm Khắt thu được khoảng 650 tấn quả tươi, song do tác động của biến đổi khí hậu, khô hanh kéo dài đúng vào thời kỳ phát triển của cây nên dự ước sản lượng Sơn tra năm nay giảm nhiều. Đồng chí Lý A Sử - Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt, cho biết thêm: Năm nay, sản lượng quả Sơn tra trên địa bàn chúng tôi dự kiến chỉ bằng 1/3 so với năm ngoái, tuy nhiên về mặt giá cả theo chúng tôi đánh giá thì sẽ cao hơn so với mọi năm.
Hiện toàn huyện Mù Cang Chải có khoảng 4.500 ha Sơn tra, bình quân cho sản lượng 4.500 đến 5.000 tấn quả tươi. Năm nay mất mùa, dự ước sản lượng sụt giảm chỉ còn 20 - 25% so với năm 2018. Sơn tra mất mùa theo quan niệm của người dân là do chu kỳ sinh trưởng của cây “năm trước được mùa thì năm sau mất mùa”. Song qua tìm hiểu được biết với những diện tích tự trồng, sau mỗi vụ thu hoạch, người dân chưa có sự đầu tư, chăm sóc, tái bổ sung dinh dưỡng cho cây mới chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả cũng như năng suất của Sơn tra không ổn định. Bà Giàng Thị Dào - bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt tâm sự: Cây Sơn tra thì không phải chăm sóc gì, chỉ lên nhổ cỏ rồi đến vụ là thu hoạch thôi. Năm nay, Sơn tra có ít quả nên tôi cũng đi thu hái sớm.
Là sản phẩm đặc sản của địa phương, Sơn tra Mù Cang Chải ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng do có thể chế biến thành nhiều mặt hàng thực phẩm và đặc biệt có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Sau khi bà con thu hái, các thương lái đã đánh xe đến tận vườn thu mua đem về xuôi tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Anh Trần Văn Thiện - Thương lái thu mua quả Sơn tra cho biết: Tôi đã bán loại quả này cho nhiều khách hàng trên khắp các vùng trong cả nước, vì Sơn tra là loại quả đã có thương hiệu nên chúng tôi rất dễ bán, tuy năm nay không được mùa, nhưng chúng tôi đã nhận được rất nhiều đơn hàng mặc dù giá cả có cao hơn nhiều so với mọi năm.
Đối với huyện vùng cao Mù Cang Chải, Sơn tra là cây trồng bản địa mang lại nguồn lợi kinh tế chủ yếu cho người dân với hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Để khai thác hiệu quả loại cây này, tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều giải pháp như quy hoạch vùng phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, chế biến, đăng ký nhãn hiệu “Sơn tra Mù Cang Chải”… Tuy nhiên, với tình trạng năm được, năm mất như hiện nay thì rõ ràng nguồn lợi sơn tra chưa được duy trì để phát triển bền vững. Do vậy, huyện Mù Cang Chải đã có hướng đi rõ ràng để ổn định và nâng cao giá trị cây Sơn tra. Đồng chí Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Trong thời gian tới, huyện sẽ có những giải pháp để đảm bảo duy trì sản lượng quả sơn tra. UBND huyện cũng chỉ đạo các ngành chuyên môn hướng dẫn, tuyên truyền bà con nhân dân thay đổi tập quán canh tác. Đồng thời hướng tới thâm canh sản xuất cây sơn tra. Cụ thể là sẽ chăm sóc, bón bổ sung lượng phân nhất định sau mỗi kỳ thu hoạch, đồng thời sẽ chọn lựa kỹ thuật ghép cành để thay thế những cây già cỗi trong diện tích hiện có của huyện Mù Cang Chải.
Với những giải pháp mang tính lâu dài đó, hy vọng trong những năm tới, loại cây mang đặc trưng riêng của Mù Cang Chải sẽ không chỉ trở thành một trong những cây trồng chủ lực xóa đói giảm nghèo, giữ vững phòng hộ của đồng bào vùng cao mà con khẳng định chỗ đứng vững chắc trong tập đoàn cây trồng thế mạnh của tỉnh Yên Bái nói chung và của huyện Mù Cang Chải nói riêng.