CTTĐT - Nằm trong chuỗi sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận Lễ mừng cơm mới của người Mông, huyện Mù Cang Chải là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và lễ khởi công công trình đường kết nối 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Yên Bái, trong ngày đầu năm mới 2022, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức khai mạc hội thi giã bánh giầy lần thứ 2 và tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ sôi nổi.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm quan công tác chuẩn bị của các đội tại hội thi
Tới dự hội thi, về phía lãnh đạo Trung ương có đồng chí Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn huyện.
Tham dự lễ hội giã bánh giầy năm nay có 15 đội thi đến từ 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Với sự chuẩn bị chu đáo các đội thi đã mang đến hội thi không khí sôi nổi hào hứng. Lễ hội giã bánh giầy đã trở thành hoạt động thường niên với quy mô ngày càng lớn để bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, đồng thời phát huy giá trị trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của du lịch Mù Cang Chải là, là điểm đến “Bản sắc – An toàn – Thân thiện”.
Với sự chuẩn bị chu đáo cùng sự tham gia nhiệt tình của bà con nhân dân, Hội thi giã bánh giầy đã thành công tốt đẹp. Qua sự kiện được tổ chức lần này, Ban tổ chức kỳ vọng du khách trong và ngoài nước biết đến Mù Cang Chải nhiều hơn nữa không chỉ cảnh quan thiên nhiên danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang, hoạt động dù lượn, bay ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng mà còn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ nguyên bản của đồng bào Mông nơi đây.
(Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát)
(Công tác chuẩn bị của các đội tại hội thi)
(Khi những hạt nếp nương thơm, dẻo được đồ chín thành xôi sẽ được đổ vào cối giã thật nhuyễn)
Hội thi giã bánh giầy của người Mông huyện Mù Cang Chải là hoạt động thường niên nhằm bảo tồn, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng các cấp trong công tác bảo tồn di sản văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu về quê hương, con người Mù Cang Chải đến du khách gần xa. Phong tục giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải còn thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời, cùng những quan niệm về vũ trụ của người xưa. Bánh giầy có hình tròn và dẹt, người Mông quan niệm rằng hình tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời bởi chúng là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đấy. Bánh giầy ngoài những ý nghĩa tâm linh còn là món ăn truyền thống và được coi là món bánh đặc sản, một trong những nét ẩm thực văn hóa của người dân tộc Mông. Từ thời xưa đến ngày hôm nay bánh giầy còn là món không thể thiếu trong ngày tết.
(Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia giã bánh giầy)
Bánh giầy của người Mông được làm rất công phu. Nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm và dẻo. Gạo nếp được ngâm và để ráo nước nước trước khi xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát.
Khi xôi chín được đổ cả vào cối giã thật nhuyễn. Cối giã bánh giầy của người Mông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chầy giã bánh cũng được làn bằng cá loại gỗ cứng và nặng. Khi giã bánh chầy được ngâm vào nước chống dính. Giã bánh giầy là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh. Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành.
(Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm quan hoạt động triển lãm tranh về Mù Cang Chải)
Nằm trong chuỗi sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận Lễ mừng cơm mới của người Mông, huyện Mù Cang Chải là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và lễ khởi công công trình đường kết nối 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Yên Bái, huyện Mù Cang Chải còn tổ chức hội thi vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải và một số hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo bà con và du khách tham gia. Các hoạt động tại lễ hội đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
832 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nằm trong chuỗi sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận Lễ mừng cơm mới của người Mông, huyện Mù Cang Chải là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và lễ khởi công công trình đường kết nối 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Yên Bái, trong ngày đầu năm mới 2022, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức khai mạc hội thi giã bánh giầy lần thứ 2 và tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ sôi nổi. Tới dự hội thi, về phía lãnh đạo Trung ương có đồng chí Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn huyện.
Tham dự lễ hội giã bánh giầy năm nay có 15 đội thi đến từ 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Với sự chuẩn bị chu đáo các đội thi đã mang đến hội thi không khí sôi nổi hào hứng. Lễ hội giã bánh giầy đã trở thành hoạt động thường niên với quy mô ngày càng lớn để bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, đồng thời phát huy giá trị trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của du lịch Mù Cang Chải là, là điểm đến “Bản sắc – An toàn – Thân thiện”.
Với sự chuẩn bị chu đáo cùng sự tham gia nhiệt tình của bà con nhân dân, Hội thi giã bánh giầy đã thành công tốt đẹp. Qua sự kiện được tổ chức lần này, Ban tổ chức kỳ vọng du khách trong và ngoài nước biết đến Mù Cang Chải nhiều hơn nữa không chỉ cảnh quan thiên nhiên danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang, hoạt động dù lượn, bay ngắm cảnh bằng máy bay trực thăng mà còn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ nguyên bản của đồng bào Mông nơi đây.
(Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát)
(Công tác chuẩn bị của các đội tại hội thi)
(Khi những hạt nếp nương thơm, dẻo được đồ chín thành xôi sẽ được đổ vào cối giã thật nhuyễn)
Hội thi giã bánh giầy của người Mông huyện Mù Cang Chải là hoạt động thường niên nhằm bảo tồn, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng các cấp trong công tác bảo tồn di sản văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu về quê hương, con người Mù Cang Chải đến du khách gần xa. Phong tục giã bánh giầy của đồng bào dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải còn thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời, cùng những quan niệm về vũ trụ của người xưa. Bánh giầy có hình tròn và dẹt, người Mông quan niệm rằng hình tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời bởi chúng là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đấy. Bánh giầy ngoài những ý nghĩa tâm linh còn là món ăn truyền thống và được coi là món bánh đặc sản, một trong những nét ẩm thực văn hóa của người dân tộc Mông. Từ thời xưa đến ngày hôm nay bánh giầy còn là món không thể thiếu trong ngày tết.
(Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia giã bánh giầy)
Bánh giầy của người Mông được làm rất công phu. Nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm và dẻo. Gạo nếp được ngâm và để ráo nước nước trước khi xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát.
Khi xôi chín được đổ cả vào cối giã thật nhuyễn. Cối giã bánh giầy của người Mông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chầy giã bánh cũng được làn bằng cá loại gỗ cứng và nặng. Khi giã bánh chầy được ngâm vào nước chống dính. Giã bánh giầy là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh. Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành.
(Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm quan hoạt động triển lãm tranh về Mù Cang Chải)
Nằm trong chuỗi sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận Lễ mừng cơm mới của người Mông, huyện Mù Cang Chải là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và lễ khởi công công trình đường kết nối 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Yên Bái, huyện Mù Cang Chải còn tổ chức hội thi vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải và một số hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo bà con và du khách tham gia. Các hoạt động tại lễ hội đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.