CTTĐT - Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Lương Thịnh huyện Trấn Yên gặp nhiều khó khăn, bởi tỷ lệ hộ nghèo còn cao, hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ. Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới là làm cho đời sống tinh thần, vật chất của người dân ngày một nâng cao, xã Lương Thịnh đã có nhiều cách làm sáng tạo, trong đó lấy tinh thần đoàn kết các dân tộc là đòn bẩy để thực hiện. Do đó, đến nay xã đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, góp phần vào sự khởi sắc của xã vùng cao Lương Thịnh.
Hội CCB tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường
Để nâng cao đời sống cho nhân dân, xã Lương Thịnh đã đặc biệt chú trọng phát triển các loại hình kinh tế tập thể và hộ gia đình trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh của địa phương miền núi. Theo đó, một mặt cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình, các nhóm hộ phát triển sản xuất, mặt khác xã cũng tích cực phối hợp cùng các cơ quan, ban, ngành kêu gọi được hơn 100 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia đầu tư, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm của bà con nông dân. Nhờ vậy, kinh tế hộ gia đình và kinh tế tập thể ở Lương Thịnh đã không ngừng phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Hiện tại, Lương Thịnh có hàng chục mô hình kinh tế hộ gia đình hoạt động có hiệu quả, 1 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh có hiệu quả về chăn nuôi, trồng trọt, cung ứng vật tư nông nghiệp. Nhiều gia đình đạt thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm, đưa tỷ lệ lao động có việc làm lên 94%, nâng mức thu nhập bình quân đạt 33 triệu đồng/người/năm và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 10%...
Kinh tế phát triển tạo đà cho xã Lương Thịnh đầu tư hạ tầng cơ sở nông thôn, qua 9 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Đảm bảo mỗi tiêu chí, mỗi công trình phải được “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Theo đó, tổng kinh phí xã huy động được trong 9 năm là gần 54 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng; trong đó, vốn lồng ghép nâng sách nhà nước chiếm 65%, còn lại là huy động nội lực trong nhân dân và xã hội hóa. Đã cứng hóa trên 70,6% các tuyến đường giao thông; Hệ thống thủy lợi được đầu tư đồng bộ đảm bảo đủ nước tưới trên 97% diện tích đất lúa; 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia; 8/14 thôn có hệ thống điện thắp sáng các trục đường và có nhà văn hóa đạt chuẩn; 3/3 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Xác định tiêu chí số 17 về môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện, nên ngay khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cả hệ thống chính trị Lương Thịnh cùng vào cuộc, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nông thôn nhằm từng bước thay đổi căn bản nhận thức, thói quen, tập quán của cộng đồng về sự cần thiết phải thực hiện tiêu chí môi trường, đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào quy ước, hương ước của thôn; Mỗi hộ dân tự đào hố rác, phân loại rác thải và xây dựng bể chứa rác thải tập trung trên cánh đồng để gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, các hộ chăn nuôi tập trung, các hộ sản xuất kinh doanh phải có hồ sơ, cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường…
Qua 9 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống mọi mặt của người dân Lương Thịnh được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét. Sự chuyển mình đó có một phần rất quan trọng đó là tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới của đồng bào các dân tộc trong xã. Nhờ vậy, đến nay Lương Thịnh đã chính thức hoàn thành 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, được công nhận xã nông thôn mới đã khó, nhưng để duy trì và nâng cao các tiêu chí càng khó hơn, điều này đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền xã Lương Thịnh cần có những giải pháp hữu hiệu, người dân trong xã nâng cao hơn nữa vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân, quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã miền núi Lương Thịnh đã và đang tạo động lực lớn, thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống của người dân địa phương. Đây là tiền đề quan trọng để Lương Thịnh tiếp tục có những bước phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở sự đoàn kết, đồng lòng của đồng bào các dân tộc trong xã./.
1047 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Lương Thịnh huyện Trấn Yên gặp nhiều khó khăn, bởi tỷ lệ hộ nghèo còn cao, hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ. Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới là làm cho đời sống tinh thần, vật chất của người dân ngày một nâng cao, xã Lương Thịnh đã có nhiều cách làm sáng tạo, trong đó lấy tinh thần đoàn kết các dân tộc là đòn bẩy để thực hiện. Do đó, đến nay xã đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, góp phần vào sự khởi sắc của xã vùng cao Lương Thịnh.Để nâng cao đời sống cho nhân dân, xã Lương Thịnh đã đặc biệt chú trọng phát triển các loại hình kinh tế tập thể và hộ gia đình trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh của địa phương miền núi. Theo đó, một mặt cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình, các nhóm hộ phát triển sản xuất, mặt khác xã cũng tích cực phối hợp cùng các cơ quan, ban, ngành kêu gọi được hơn 100 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia đầu tư, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm của bà con nông dân. Nhờ vậy, kinh tế hộ gia đình và kinh tế tập thể ở Lương Thịnh đã không ngừng phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Hiện tại, Lương Thịnh có hàng chục mô hình kinh tế hộ gia đình hoạt động có hiệu quả, 1 hợp tác xã, 5 tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh có hiệu quả về chăn nuôi, trồng trọt, cung ứng vật tư nông nghiệp. Nhiều gia đình đạt thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm, đưa tỷ lệ lao động có việc làm lên 94%, nâng mức thu nhập bình quân đạt 33 triệu đồng/người/năm và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 10%...
Kinh tế phát triển tạo đà cho xã Lương Thịnh đầu tư hạ tầng cơ sở nông thôn, qua 9 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Đảm bảo mỗi tiêu chí, mỗi công trình phải được “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Theo đó, tổng kinh phí xã huy động được trong 9 năm là gần 54 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng; trong đó, vốn lồng ghép nâng sách nhà nước chiếm 65%, còn lại là huy động nội lực trong nhân dân và xã hội hóa. Đã cứng hóa trên 70,6% các tuyến đường giao thông; Hệ thống thủy lợi được đầu tư đồng bộ đảm bảo đủ nước tưới trên 97% diện tích đất lúa; 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia; 8/14 thôn có hệ thống điện thắp sáng các trục đường và có nhà văn hóa đạt chuẩn; 3/3 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Xác định tiêu chí số 17 về môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện, nên ngay khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cả hệ thống chính trị Lương Thịnh cùng vào cuộc, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nông thôn nhằm từng bước thay đổi căn bản nhận thức, thói quen, tập quán của cộng đồng về sự cần thiết phải thực hiện tiêu chí môi trường, đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào quy ước, hương ước của thôn; Mỗi hộ dân tự đào hố rác, phân loại rác thải và xây dựng bể chứa rác thải tập trung trên cánh đồng để gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, các hộ chăn nuôi tập trung, các hộ sản xuất kinh doanh phải có hồ sơ, cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường…
Qua 9 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống mọi mặt của người dân Lương Thịnh được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét. Sự chuyển mình đó có một phần rất quan trọng đó là tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới của đồng bào các dân tộc trong xã. Nhờ vậy, đến nay Lương Thịnh đã chính thức hoàn thành 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, được công nhận xã nông thôn mới đã khó, nhưng để duy trì và nâng cao các tiêu chí càng khó hơn, điều này đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền xã Lương Thịnh cần có những giải pháp hữu hiệu, người dân trong xã nâng cao hơn nữa vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân, quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã miền núi Lương Thịnh đã và đang tạo động lực lớn, thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống của người dân địa phương. Đây là tiền đề quan trọng để Lương Thịnh tiếp tục có những bước phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở sự đoàn kết, đồng lòng của đồng bào các dân tộc trong xã./.