CTTĐT - Xác định thi đua yêu nước là động lực phát triển, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã áp dụng nhiều cách làm hay, sáng tạo góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.
Nông dân Yên Bái kiên cố hóa đường giao thông nông thôn
Để phong trào thi đua yêu nước thực sự đi vào cuộc sống, các cấp hội nông dân đã có nhiều đổi mới nội dung, phương thức, cách thức vận động thông qua việc chủ động xây dựng kế hoạch, phát động và ký giao ước thực hiện các phong trào thi đua hằng năm; đăng ký danh hiệu thi đua trong tổ chức hội và tổ chức khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt các phong trào thi đua. Qua đó, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia và góp phần giúp các phong trào thi đua đạt được nhiều kết quả tích cực.
Các cấp hội nông dân luôn xác định phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Trong đó đã vận động hội viên nông dân (HVND) tập trung nguồn lực, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) mới vào sản xuất nông, lâm nghiệp, phòng trừ sâu bệnh; sản xuất hàng hóa theo hướng đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường. Phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí và giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ phong trào đã hình thành một số vùng chuyên canh trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng cây công nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi như: Mô hình trồng dưa hấu, cỏ ngọt tại xã Thanh Lương; mô hình chăn nuôi thủy sản xã Phù Nham; mô hình nuôi dê sinh sản xã Nghĩa Phúc; mô hình trồng ớt ngọt xã Thanh Lương, xã Phù Nham; mô hình trồng nấm rơm phường Tân An (thị xã Nghĩa Lộ); các mô hình trồng lúa nếp 87, tẻ đỏ, mô hình nuôi dê ở xã Xà Hồ, xã Bản Công, mô hình trồng khoai sọ ở xã Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Hát Lừu, Làng Nhì và xã Tà Xi Láng, vùng chuyên canh trồng ngô trên đất nương đồi ở xã Trạm Tấu, Pá Hu, Tà Xi Láng, vùng trồng cây Sơn tra tại các xã Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù, Tà Xi Láng, Làng Nhì (huyện Trạm Tấu)...Năm 2021, đã có 57.642 hộ đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, qua bình xét, đánh giá có 39.622 hộ đạt danh hiệu.
Mô hình nuôi dê sinh sản của người dân xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải. Ảnh Báo Yên Bái
Trong năm, các cấp Hội đã tích cực liên kết với doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư, phân bón, xây dựng mô hình ứng dụng cây con giống mới hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, ký hợp đồng với nhà máy Apatis Lào Cai, Công ty Cổ phần Supe Phốt Phát và hóa chất Lâm Thao cung ứng trên 3.280 tấn phân bón trả chậm; hỗ trợ trên 1.100 tấn giống các loại; gần 236 triệu đồng mua thuốc bảo vệ thực vật...; phối hợp tổ chức trên 1.000 lớp tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây quế, kỹ thuật phòng chống đói rét cho trâu, bò, kỹ thuật chăm sóc lúa sau cấy, kỹ thuật trồng lúa, ngô giống mới, kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật gieo trồng bí, mướp đắng lấy hạt, kỹ thuật trồng cỏ ngọt, ... cho trên 39.300 lượt hội viên nông dân; phối hợp tổ chức 65 lớp dạy nghề ngắn hạn cho gần 2.000 học viên, đã có gần 1.000 học viên có việc làm ngay sau khi đào tạo nghề.
Tích cực hưởng ứng phong trào “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” của Chính phủ, phát huy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, hộ hội viên gặp thiên tai. Đến nay các cấp Hội đã vận động quyên góp được 1811,3 triệu đồng, 11.327 ngày công, trên 355 triệu đồng mua vật tư, con giống hỗ trợ, giúp đỡ trên 119 hộ nghèo làm nhà và phát triển kinh tế; phối hợp với các ngành, vận động tương trợ, giúp đỡ hộ hội viên nông dân nghèo về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất để vươn lên thoát nghèo.
Với vai trò nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, các cấp hội trong tỉnh đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, cây cối, hoa màu, giải phóng hành làng, mở rộng đường giao thông nông thôn thực hiện làm đường, nâng cấp, kiên cố cơ sở hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị. Trong năm đã vận động cán bộ, HVND đóng góp 5343,27 triệu đồng, hiến 187.151 m2 đất, 102.494 ngày công lao động tham gia làm mới, tu sửa, sửa chữa, nâng cấp, kiên cố trên 384 km đường giao thông liên thôn, bản; sửa chữa, kiên cố hóa, nạo vét 708 km kênh mương nội đồng; làm mới, sửa chữa, nâng cấp 20 chiếu cầu, cống. Ngoài ra các cấp hội còn chú trọng tuyên truyền vận động HVND thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nếp sống văn hóa ở nông thôn; tham gia xây dựng gia đình văn hóa, bản làng văn hóa, xã văn hóa, thực hiện và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong các cấp hội nông dân đã tạo nên sự đổi thay rõ rệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó củng cố niềm tin của nông dân với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.
1007 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định thi đua yêu nước là động lực phát triển, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã áp dụng nhiều cách làm hay, sáng tạo góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.Để phong trào thi đua yêu nước thực sự đi vào cuộc sống, các cấp hội nông dân đã có nhiều đổi mới nội dung, phương thức, cách thức vận động thông qua việc chủ động xây dựng kế hoạch, phát động và ký giao ước thực hiện các phong trào thi đua hằng năm; đăng ký danh hiệu thi đua trong tổ chức hội và tổ chức khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt các phong trào thi đua. Qua đó, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia và góp phần giúp các phong trào thi đua đạt được nhiều kết quả tích cực.
Các cấp hội nông dân luôn xác định phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Trong đó đã vận động hội viên nông dân (HVND) tập trung nguồn lực, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) mới vào sản xuất nông, lâm nghiệp, phòng trừ sâu bệnh; sản xuất hàng hóa theo hướng đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường. Phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí và giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ phong trào đã hình thành một số vùng chuyên canh trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng cây công nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi như: Mô hình trồng dưa hấu, cỏ ngọt tại xã Thanh Lương; mô hình chăn nuôi thủy sản xã Phù Nham; mô hình nuôi dê sinh sản xã Nghĩa Phúc; mô hình trồng ớt ngọt xã Thanh Lương, xã Phù Nham; mô hình trồng nấm rơm phường Tân An (thị xã Nghĩa Lộ); các mô hình trồng lúa nếp 87, tẻ đỏ, mô hình nuôi dê ở xã Xà Hồ, xã Bản Công, mô hình trồng khoai sọ ở xã Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Hát Lừu, Làng Nhì và xã Tà Xi Láng, vùng chuyên canh trồng ngô trên đất nương đồi ở xã Trạm Tấu, Pá Hu, Tà Xi Láng, vùng trồng cây Sơn tra tại các xã Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù, Tà Xi Láng, Làng Nhì (huyện Trạm Tấu)...Năm 2021, đã có 57.642 hộ đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, qua bình xét, đánh giá có 39.622 hộ đạt danh hiệu.
Mô hình nuôi dê sinh sản của người dân xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải. Ảnh Báo Yên Bái
Trong năm, các cấp Hội đã tích cực liên kết với doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư, phân bón, xây dựng mô hình ứng dụng cây con giống mới hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, ký hợp đồng với nhà máy Apatis Lào Cai, Công ty Cổ phần Supe Phốt Phát và hóa chất Lâm Thao cung ứng trên 3.280 tấn phân bón trả chậm; hỗ trợ trên 1.100 tấn giống các loại; gần 236 triệu đồng mua thuốc bảo vệ thực vật...; phối hợp tổ chức trên 1.000 lớp tập huấn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây quế, kỹ thuật phòng chống đói rét cho trâu, bò, kỹ thuật chăm sóc lúa sau cấy, kỹ thuật trồng lúa, ngô giống mới, kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật gieo trồng bí, mướp đắng lấy hạt, kỹ thuật trồng cỏ ngọt, ... cho trên 39.300 lượt hội viên nông dân; phối hợp tổ chức 65 lớp dạy nghề ngắn hạn cho gần 2.000 học viên, đã có gần 1.000 học viên có việc làm ngay sau khi đào tạo nghề.
Tích cực hưởng ứng phong trào “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” của Chính phủ, phát huy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các hộ gia đình chính sách, hộ hội viên gặp thiên tai. Đến nay các cấp Hội đã vận động quyên góp được 1811,3 triệu đồng, 11.327 ngày công, trên 355 triệu đồng mua vật tư, con giống hỗ trợ, giúp đỡ trên 119 hộ nghèo làm nhà và phát triển kinh tế; phối hợp với các ngành, vận động tương trợ, giúp đỡ hộ hội viên nông dân nghèo về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất để vươn lên thoát nghèo.
Với vai trò nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, các cấp hội trong tỉnh đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, cây cối, hoa màu, giải phóng hành làng, mở rộng đường giao thông nông thôn thực hiện làm đường, nâng cấp, kiên cố cơ sở hạ tầng nông thôn, chỉnh trang đô thị. Trong năm đã vận động cán bộ, HVND đóng góp 5343,27 triệu đồng, hiến 187.151 m2 đất, 102.494 ngày công lao động tham gia làm mới, tu sửa, sửa chữa, nâng cấp, kiên cố trên 384 km đường giao thông liên thôn, bản; sửa chữa, kiên cố hóa, nạo vét 708 km kênh mương nội đồng; làm mới, sửa chữa, nâng cấp 20 chiếu cầu, cống. Ngoài ra các cấp hội còn chú trọng tuyên truyền vận động HVND thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nếp sống văn hóa ở nông thôn; tham gia xây dựng gia đình văn hóa, bản làng văn hóa, xã văn hóa, thực hiện và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong các cấp hội nông dân đã tạo nên sự đổi thay rõ rệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó củng cố niềm tin của nông dân với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.