CTTĐT - Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022, hiện nay ngành Thuế cùng các ngành, các cấp đã tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng thuế, tăng cường chống thất thu thuế, khai thác tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.
.
Năm 2022, tỉnh Yên Bái được Trung ương giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước là 2.587,9 tỷ đồng; Nghị quyết Hội đồng nhân dân thông qua là 4.600 tỷ đồng, bằng 177% dự toán Trung ương giao và bằng 104% thực hiện năm 2021. Trong đó thu hoạt động xuất nhập khẩu là 400 tỷ đồng; thu cân đối (trừ thuê đất trả tiền một lần) là 2.180 tỷ đồng; thuê đất trả tiền một lần là 150 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất là 1.837 tỷ đồng; thu xổ số kiến thiết là 33 tỷ đồng.
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách do Trung ương giao, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu thu ngân sách nhà nước do Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra, ngành Thuế đã bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và Ủy ban nhân dân tỉnh để chủ động triển khai chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Trong đó, tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu vững chắc, lâu dài cho ngân sách nhà nước.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành quản lý thu ngân sách nhà nước, thường xuyên kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022 trên cơ sở thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19, theo dõi sát sao diễn biến hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sức khỏe của doanh nghiệp để đánh giá, dự báo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến thu ngân sách. Tiếp tục đánh giá các tác động từ việc áp dụng các chính sách hiện hành tới nguồn thu để chủ động xây dựng kịch bản thu ngân sách nhà nước theo từng tháng, quý, theo từng nguồn thu, đồng thời gắn với trách nhiệm thực hiện của từng lãnh đạo, công chức thuế để tổng hợp kịp thời kết quả thu. Qua đó, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, kiến nghị với Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương cùng phối hợp với cơ quan thuế đề ra các giải pháp thu ngân sách phù hợp với từng giai đoạn nhằm phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành thu ngân sách nhà nước của từng cấp với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền. Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, có đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đăng tải kịp thời các hướng dẫn về nội dung sửa đổi trong các chính sách thuế mới trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế ngay từ đầu năm. Chủ động đôn đốc doanh nghiệp nộp sát với thực tế phát sinh của hoạt động kinh doanh, kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai thuế, thực hiện ấn định thuế đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế theo đúng qui định của Luật Quản lý thuế. Tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thuế điện tử.
Cùng với đó, triển khai kịp thời kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022. Xây dựng kế hoạch, tăng cường biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thu hồi tiền thuế nợ. Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định pháp luật về nợ thuế cho người nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ, khuyến khích tự nguyện, tự giác của người nộp thuế trong việc thực hiện các quy định nộp thuế. Tiếp tục thực hiện cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế và công tác quản lý thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử đảm bảo đúng theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin thông suốt 24/7 để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế, giảm thời gian thực hiện các thủ tục tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với thu ngân sách nhà nước.
1273 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022, hiện nay ngành Thuế cùng các ngành, các cấp đã tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng thuế, tăng cường chống thất thu thuế, khai thác tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.Năm 2022, tỉnh Yên Bái được Trung ương giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước là 2.587,9 tỷ đồng; Nghị quyết Hội đồng nhân dân thông qua là 4.600 tỷ đồng, bằng 177% dự toán Trung ương giao và bằng 104% thực hiện năm 2021. Trong đó thu hoạt động xuất nhập khẩu là 400 tỷ đồng; thu cân đối (trừ thuê đất trả tiền một lần) là 2.180 tỷ đồng; thuê đất trả tiền một lần là 150 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất là 1.837 tỷ đồng; thu xổ số kiến thiết là 33 tỷ đồng.
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách do Trung ương giao, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu thu ngân sách nhà nước do Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra, ngành Thuế đã bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và Ủy ban nhân dân tỉnh để chủ động triển khai chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Trong đó, tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu vững chắc, lâu dài cho ngân sách nhà nước.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành quản lý thu ngân sách nhà nước, thường xuyên kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022 trên cơ sở thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19, theo dõi sát sao diễn biến hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sức khỏe của doanh nghiệp để đánh giá, dự báo mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến thu ngân sách. Tiếp tục đánh giá các tác động từ việc áp dụng các chính sách hiện hành tới nguồn thu để chủ động xây dựng kịch bản thu ngân sách nhà nước theo từng tháng, quý, theo từng nguồn thu, đồng thời gắn với trách nhiệm thực hiện của từng lãnh đạo, công chức thuế để tổng hợp kịp thời kết quả thu. Qua đó, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, kiến nghị với Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương cùng phối hợp với cơ quan thuế đề ra các giải pháp thu ngân sách phù hợp với từng giai đoạn nhằm phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành thu ngân sách nhà nước của từng cấp với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền. Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, có đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đăng tải kịp thời các hướng dẫn về nội dung sửa đổi trong các chính sách thuế mới trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế ngay từ đầu năm. Chủ động đôn đốc doanh nghiệp nộp sát với thực tế phát sinh của hoạt động kinh doanh, kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai thuế, thực hiện ấn định thuế đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế theo đúng qui định của Luật Quản lý thuế. Tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thuế điện tử.
Cùng với đó, triển khai kịp thời kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022. Xây dựng kế hoạch, tăng cường biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thu hồi tiền thuế nợ. Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định pháp luật về nợ thuế cho người nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ, khuyến khích tự nguyện, tự giác của người nộp thuế trong việc thực hiện các quy định nộp thuế. Tiếp tục thực hiện cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế và công tác quản lý thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử đảm bảo đúng theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin thông suốt 24/7 để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế, giảm thời gian thực hiện các thủ tục tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với thu ngân sách nhà nước.