Lâu nay, đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là tại những xã, bản vùng sâu, vùng xa vẫn có thói quen sử dụng vũ khí tự chế để săn bắn, bảo vệ mùa màng, nương rẫy… mà không lường hết mối nguy hiểm cũng như việc vi phạm pháp luật.
Bởi vậy, thời gian qua, để tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công an các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình xã, bản điển hình về công tác vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, qua đó góp phần đảm bảo ANTT, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Là người Mông, gia đình anh Giàng A Quang ở thôn Khe Cạn, xã Nà Hẩu đã gắn bó với cây súng kíp từ nhiều năm nay. Khi được chính quyền xã và Công an huyện tuyên truyền, thấy được những tác hại của việc tàng trữ, sử dụng súng là vi phạm pháp luật, anh Quang không ngần ngại mang súng đến giao nộp lại cho cơ quan chức năng.
Anh Giàng A Quang cho biết: "Từ trước tới giờ ông cha tôi có để lại một khẩu súng để chống trộm với lại trông nhà. Qua cuộc vận động của công an huyện cũng như công an xã thì tôi cũng hiểu biết hơn về tác hại của khẩu súng . Nay cũng để đảm bảo trật tự an ninh trong khu vực cũng như gia đình, tôi cũng xin giao nộp lại khẩu súng cho cơ quan công an".
Trước đây, đồng bào dân tộc Mông sử dụng súng tự chế thường để đuổi thú dữ, bảo vệ thôn bản, đặc biệt là báo hiệu khi trong nhà có người thân qua đời. Tuy nhiên, ngày nay những tính năng đó đã không còn phát huy tác dụng, mà ngược lại súng tự chế đã trở thành hiểm họa, là nguyên nhân của những vụ án mạng đau lòng.
Ông Sùng A Sà, Phó chủ tịch UBND xã Nà Hảu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "Trong năm vừa rồi xã làm công tác tuyên truyền vận động cho các tổ chức chính trị cho thôn bản, đặc biệt là vận động cho toàn dân, anh em trong dòng họ đều là nhiệt tình và giao nộp vũ khí 100%, Đối với xã Nà Hẩu, hiện tại trong xã thống kê đã không còn súng nữa.
Huyện Văn Yên có tổng dân số trên 134 nghìn người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 48% dân số toàn huyện. Xác định việc nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp tối ưu nhất để đưa công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ vào chiều sâu, Công an huyện Văn Yên luôn quán triệt cách thức làm dân vận “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”. Theo đó cán bộ chiến sĩ thường xuyên bám địa bàn cơ sở, gần gũi, nắm bắt tâm tư tình cảm, tạo niềm tin cho nhân dân;
Thượng tá Lý Tiến Máy, Phó trưởng Công an huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "Công an huyện đã xây dựng, phân công lực lượng xuống với cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng như vận động nhân dân. Trong đó, chú trọng công tác vận động tuyên truyền thuyết phục là chính và phát huy vai trò của cán bộ cơ sở như bí thư, trưởng thôn, công an viên và người có uy tín trong cộng đồng dân cư để người ta tự giác giao nộp vũ khí đồng thời cũng vận động nhân dân nộp vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ."
Năm 2018, công an huyện đã vận động, thu hồi được 208 khẩu súng tự chế các loại, 8 tháng đầu năm 2019 đã tiếp nhận và thu gom được 62 súng tự chế các loại. Kết quả này góp phần đắc lực hạn chế tội phạm sử dụng vũ khí nóng, hung khí nguy hiểm để gây án, đồng thời phòng ngừa và làm giảm tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn ngày càng hiệu quả.
Theo antv.gov.vn
1834 lượt xem
Lâu nay, đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là tại những xã, bản vùng sâu, vùng xa vẫn có thói quen sử dụng vũ khí tự chế để săn bắn, bảo vệ mùa màng, nương rẫy… mà không lường hết mối nguy hiểm cũng như việc vi phạm pháp luật. Bởi vậy, thời gian qua, để tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công an các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng mô hình xã, bản điển hình về công tác vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, qua đó góp phần đảm bảo ANTT, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Là người Mông, gia đình anh Giàng A Quang ở thôn Khe Cạn, xã Nà Hẩu đã gắn bó với cây súng kíp từ nhiều năm nay. Khi được chính quyền xã và Công an huyện tuyên truyền, thấy được những tác hại của việc tàng trữ, sử dụng súng là vi phạm pháp luật, anh Quang không ngần ngại mang súng đến giao nộp lại cho cơ quan chức năng.
Anh Giàng A Quang cho biết: "Từ trước tới giờ ông cha tôi có để lại một khẩu súng để chống trộm với lại trông nhà. Qua cuộc vận động của công an huyện cũng như công an xã thì tôi cũng hiểu biết hơn về tác hại của khẩu súng . Nay cũng để đảm bảo trật tự an ninh trong khu vực cũng như gia đình, tôi cũng xin giao nộp lại khẩu súng cho cơ quan công an".
Trước đây, đồng bào dân tộc Mông sử dụng súng tự chế thường để đuổi thú dữ, bảo vệ thôn bản, đặc biệt là báo hiệu khi trong nhà có người thân qua đời. Tuy nhiên, ngày nay những tính năng đó đã không còn phát huy tác dụng, mà ngược lại súng tự chế đã trở thành hiểm họa, là nguyên nhân của những vụ án mạng đau lòng.
Ông Sùng A Sà, Phó chủ tịch UBND xã Nà Hảu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "Trong năm vừa rồi xã làm công tác tuyên truyền vận động cho các tổ chức chính trị cho thôn bản, đặc biệt là vận động cho toàn dân, anh em trong dòng họ đều là nhiệt tình và giao nộp vũ khí 100%, Đối với xã Nà Hẩu, hiện tại trong xã thống kê đã không còn súng nữa.
Huyện Văn Yên có tổng dân số trên 134 nghìn người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 48% dân số toàn huyện. Xác định việc nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp tối ưu nhất để đưa công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ vào chiều sâu, Công an huyện Văn Yên luôn quán triệt cách thức làm dân vận “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”. Theo đó cán bộ chiến sĩ thường xuyên bám địa bàn cơ sở, gần gũi, nắm bắt tâm tư tình cảm, tạo niềm tin cho nhân dân;
Thượng tá Lý Tiến Máy, Phó trưởng Công an huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "Công an huyện đã xây dựng, phân công lực lượng xuống với cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng như vận động nhân dân. Trong đó, chú trọng công tác vận động tuyên truyền thuyết phục là chính và phát huy vai trò của cán bộ cơ sở như bí thư, trưởng thôn, công an viên và người có uy tín trong cộng đồng dân cư để người ta tự giác giao nộp vũ khí đồng thời cũng vận động nhân dân nộp vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ."
Năm 2018, công an huyện đã vận động, thu hồi được 208 khẩu súng tự chế các loại, 8 tháng đầu năm 2019 đã tiếp nhận và thu gom được 62 súng tự chế các loại. Kết quả này góp phần đắc lực hạn chế tội phạm sử dụng vũ khí nóng, hung khí nguy hiểm để gây án, đồng thời phòng ngừa và làm giảm tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn ngày càng hiệu quả.
Theo antv.gov.vn