CTTĐT - Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 4,93%; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm khoảng 41,33% GRDP, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2021, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ của tỉnh đạt 4,93%.
Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 30-NQ/TU của Tỉnh ủy tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, cụ thế hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện Nghị quyết gắn với các nhiệm vụ chính trị, phù hợp với đặc điểm tình hình, chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1476/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình hành động số 11/CTr-UBND ngày 18/8/2021 thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó đã đề ra các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành dịch vụ của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương để triển khai thực hiện.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ, tỉnh Yên Bái đã đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành công tác lập các quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai lập các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các đô thị, quy hoạch chung các xã định hướng thành đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Thường xuyên rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng triệt để Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong giải quyết thủ tục hành chính được thuận tiện đúng người, đúng việc, đúng thời gian quy định.
Cùng với đó, tỉnh đã tập trung triển khai có hiệu quả, nhiều giải pháp về đầu tư phát triển nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu đầu tư công, thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, ưu tiên đầu tư các công trình có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đến tìm cơ hội đầu tư tại tỉnh Yên Bái. Trong năm 2021, đã thu hút được tổng số 34 dự án đầu tư phát triển du lịch, thương mại với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.063,9 tỷ đồng. Hiện nay đã có một số nhà dầu tư lớn đang nghiên cứu, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ như: Tập đoàn Sungroup, Alphanam, Tập đoàn TH True Milk, Công ty Cổ phần phát triển xanh Thịnh Đạt...
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành dịch vụ, các ngành, địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ hàng năm. Năm 2021, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đào tạo cho 1.379 nhân lực lĩnh vực dịch vụ, gồm các ngành nghề như: hướng dẫn viên du lịch; nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn; kế toán; quản trị lễ tân...
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhưng ngành dịch vụ của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, cung cầu hàng hóa được đảm bảo, giá cả ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu dịch vụ du lịch tăng so với năm 2020. Theo đó, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 4,93%; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm khoảng 41,33% GRDP; tỷ lệ lao động làm việc trong ngành dịch vụ chiếm 23,4% (trong đó: lao động qua đào tạo chiếm 28,5%).
Khu sinh thái suối khoáng nóng Trạm Tấu
Hoạt động du lịch Yên Bái vẫn đạt được một số kết quả nhất định, số lượt khách du lịch ước đạt 793.700 người, bằng 88,2% kế hoạch, tăng 4,4% so với năm 2020; doanh thu từ du lịch ước đạt 490,2 tỷ đồng, bằng 79,1% kế hoạch, tăng 3,2% so với năm 2020. Hệ thống cơ sở hạ tầng về du lịch từng bước phát triển, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Một số khách sạn cao cấp đã và đang hình thành. Đến nay, toàn tỉnh có 479 cơ sở lưu trú, trong đó có 20 cơ sở lưu trú xếp hạng 1 - 3 sao; 229 cơ sở lưu trú đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn, nhà nghỉ. Loại hình nhà ở có phòng cho thuê (homestay) cũng phát triển khá nhanh, đến nay đã có 192 hộ gia đình hoạt động homestay trên địa bàn toàn tỉnh.
Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 01 trung tâm thương mại hạng III, 02 siêu thị hạng III, 12 cửa hàng Vinmart+, 99 chợ, 120 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu (trong đó có 04 cửa hàng xây dựng mới năm 2021), 532 cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng, 08 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, 150 cửa hàng tiện ích và 22.564 đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ.
Thương mại điện tử đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 15 - 20% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 20% các giao dịch mua hàng trên website và ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; 10% giá trị giao dịch thương mại điện tử B2C ở các huyện, thị xã, thành phố; 20% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 15 - 20% các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng; 70 - 80% cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp được cập nhật kiến thức mới về thương mại điện tử thông qua tuyên truyền và tập huấn ngắn hạn.
Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh ước đạt 21.175 tỷ đồng, bằng 98,5% kế hoạch, tăng 9,62% so với năm 2020. Giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 226,3 triệu USD, bằng 102,9% kế hoạch, tăng 37,8% so với năm 2020.
Người dân mua sắm tại Siêu thị Vinmart, thành phố Yên Bái
Thời gian qua, mạng lưới, quy mô hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có 11 chi nhánh ngân hàng loại I, 09 chi nhánh ngân hàng loại II và 17 quỹ tín dụng nhân dân. Tổng nguồn vốn các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tính đến 31/12/2021 ước đạt 34.000 tỷ đồng, tăng 13,12% so với năm 2020. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tính đến 31/12/2021 ước đạt 29.600 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính đến 31/12/2021 dưới 2%.
Xác định phát triển dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với ngành thương mại nói riêng, tỉnh Yên Bái tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều công trình có tính liên kết vùng, khu vực như: Đường Mường La (Sơn La) với Mù Cang Chải (Yên Bái), đường Trạm Tấu (Yên Bái) - Bắc Yên (Sơn La); đường Lục Yên (Yên Bái) với Bảo Yên (Lào Cai); đường Văn Chấn (Yên Bái) - Yên Lập (Phú Thọ)... Các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Đưa vào quy hoạch một số điểm là trung tâm phân phối hàng hóa dịch vụ logistic của tỉnh như: khu vực ga Văn Phú; khu vực IC12, IC14; khu vực cầu Trái Hút...
Tỉnh đã tích cực vận động các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các tuyến xe buýt công cộng theo Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 13/12/2018 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong năm 2021, khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 202 triệu tấn.km, bằng 102,5% kế hoạch, tăng 0,07% so với năm 2020; khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 414 triệu người.km, bằng 66,3% kế hoạch, giảm 22,2% so với năm 2020...
Nhìn chung, các ngành dịch vụ đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2021, tạo việc làm cho nhiều lao động, phục vụ đời sống dân sinh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển ổn định; hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, quy trình khám chữa bệnh đã được cải tiến; chất lượng giáo dục tiếp tục chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo được tăng cường; công tác ứng dụng khoa học công nghệ ảnh hưởng tích cực đối với các lĩnh vực dịch vụ; hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; công tác xúc tiến đầu tư đã có nhiều chuyển biến…
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ của Trung ương; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như: thương mại, du lịch, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, kho bãi, logistics; ưu tiên các dự án có kỹ thuật, công nghệ cao; nhà đầu tư có thương hiệu và năng lực tài chính tốt, tạo ra một số sản phẩm đặc trưng, khác biệt của tỉnh để dẫn dắt hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp trong tỉnh.
Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư từ các thành phẩn kinh tế trong và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ. Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho việc phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng có tính kết nối, mang tính lan tỏa và thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ.
Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành dịch vụ, phát triển nhân lực và quảng bá xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch; khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ theo hình thức đối tác công tư (PPP) để phát triển kết cấu hạ tầng với các công trình đồng bộ, hiện đại.
Tiếp tục phát triển đồng bộ hệ thống bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tập đoàn bán lẻ lớn có uy tín trong nước tham gia để mở rộng thị trường. Chú trọng phát triển thị trường khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối để phát triển mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm đặc sản. Thực hiện tốt chương trình hợp tác giữa tỉnh Yên Bái với các tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nông dân trong việc cung ứng nông sản, thực phẩm sản xuất tại Yên Bái để đưa ra tiêu thụ ở thị trường tỉnh ngoài. Từng bước nâng cao tỷ lệ hàng hóa do tỉnh sản xuất trong các siêu thị, trung tâm thương mại.
Tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại truyền thống và hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.
Cùng với đó, nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực dịch vụ; phát triển hệ thống y tế theo hướng hiện đại, dự phòng tích cực và chủ động; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ y tế có chất lượng cao, hình thành trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng theo hướng đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian, chi phí, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; thu hút đầu tư hiệu quả phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics, vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh. Phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics; đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực dịch vụ khác như: nông lâm nghiệp, môi trường, tư pháp, hành chính, hỗ trợ kinh doanh, vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao, bất động sản,... để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế có thế mạnh của tỉnh.
4109 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 4,93%; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm khoảng 41,33% GRDP, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 30-NQ/TU của Tỉnh ủy tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, cụ thế hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện Nghị quyết gắn với các nhiệm vụ chính trị, phù hợp với đặc điểm tình hình, chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1476/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình hành động số 11/CTr-UBND ngày 18/8/2021 thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó đã đề ra các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành dịch vụ của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương để triển khai thực hiện.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ, tỉnh Yên Bái đã đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành công tác lập các quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai lập các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các đô thị, quy hoạch chung các xã định hướng thành đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Thường xuyên rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng triệt để Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong giải quyết thủ tục hành chính được thuận tiện đúng người, đúng việc, đúng thời gian quy định.
Cùng với đó, tỉnh đã tập trung triển khai có hiệu quả, nhiều giải pháp về đầu tư phát triển nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu đầu tư công, thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông, ưu tiên đầu tư các công trình có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đến tìm cơ hội đầu tư tại tỉnh Yên Bái. Trong năm 2021, đã thu hút được tổng số 34 dự án đầu tư phát triển du lịch, thương mại với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.063,9 tỷ đồng. Hiện nay đã có một số nhà dầu tư lớn đang nghiên cứu, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ như: Tập đoàn Sungroup, Alphanam, Tập đoàn TH True Milk, Công ty Cổ phần phát triển xanh Thịnh Đạt...
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành dịch vụ, các ngành, địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ hàng năm. Năm 2021, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đào tạo cho 1.379 nhân lực lĩnh vực dịch vụ, gồm các ngành nghề như: hướng dẫn viên du lịch; nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn; kế toán; quản trị lễ tân...
Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhưng ngành dịch vụ của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá, cung cầu hàng hóa được đảm bảo, giá cả ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu dịch vụ du lịch tăng so với năm 2020. Theo đó, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 4,93%; tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm khoảng 41,33% GRDP; tỷ lệ lao động làm việc trong ngành dịch vụ chiếm 23,4% (trong đó: lao động qua đào tạo chiếm 28,5%).
Khu sinh thái suối khoáng nóng Trạm Tấu
Hoạt động du lịch Yên Bái vẫn đạt được một số kết quả nhất định, số lượt khách du lịch ước đạt 793.700 người, bằng 88,2% kế hoạch, tăng 4,4% so với năm 2020; doanh thu từ du lịch ước đạt 490,2 tỷ đồng, bằng 79,1% kế hoạch, tăng 3,2% so với năm 2020. Hệ thống cơ sở hạ tầng về du lịch từng bước phát triển, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Một số khách sạn cao cấp đã và đang hình thành. Đến nay, toàn tỉnh có 479 cơ sở lưu trú, trong đó có 20 cơ sở lưu trú xếp hạng 1 - 3 sao; 229 cơ sở lưu trú đủ điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn, nhà nghỉ. Loại hình nhà ở có phòng cho thuê (homestay) cũng phát triển khá nhanh, đến nay đã có 192 hộ gia đình hoạt động homestay trên địa bàn toàn tỉnh.
Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 01 trung tâm thương mại hạng III, 02 siêu thị hạng III, 12 cửa hàng Vinmart+, 99 chợ, 120 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu (trong đó có 04 cửa hàng xây dựng mới năm 2021), 532 cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng, 08 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, 150 cửa hàng tiện ích và 22.564 đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ.
Thương mại điện tử đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 15 - 20% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 20% các giao dịch mua hàng trên website và ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; 10% giá trị giao dịch thương mại điện tử B2C ở các huyện, thị xã, thành phố; 20% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 15 - 20% các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng; 70 - 80% cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp được cập nhật kiến thức mới về thương mại điện tử thông qua tuyên truyền và tập huấn ngắn hạn.
Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh ước đạt 21.175 tỷ đồng, bằng 98,5% kế hoạch, tăng 9,62% so với năm 2020. Giá trị xuất khẩu hàng hóa ước đạt 226,3 triệu USD, bằng 102,9% kế hoạch, tăng 37,8% so với năm 2020.
Người dân mua sắm tại Siêu thị Vinmart, thành phố Yên Bái
Thời gian qua, mạng lưới, quy mô hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có 11 chi nhánh ngân hàng loại I, 09 chi nhánh ngân hàng loại II và 17 quỹ tín dụng nhân dân. Tổng nguồn vốn các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tính đến 31/12/2021 ước đạt 34.000 tỷ đồng, tăng 13,12% so với năm 2020. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tính đến 31/12/2021 ước đạt 29.600 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính đến 31/12/2021 dưới 2%.
Xác định phát triển dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với ngành thương mại nói riêng, tỉnh Yên Bái tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều công trình có tính liên kết vùng, khu vực như: Đường Mường La (Sơn La) với Mù Cang Chải (Yên Bái), đường Trạm Tấu (Yên Bái) - Bắc Yên (Sơn La); đường Lục Yên (Yên Bái) với Bảo Yên (Lào Cai); đường Văn Chấn (Yên Bái) - Yên Lập (Phú Thọ)... Các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Đưa vào quy hoạch một số điểm là trung tâm phân phối hàng hóa dịch vụ logistic của tỉnh như: khu vực ga Văn Phú; khu vực IC12, IC14; khu vực cầu Trái Hút...
Tỉnh đã tích cực vận động các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các tuyến xe buýt công cộng theo Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 13/12/2018 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong năm 2021, khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 202 triệu tấn.km, bằng 102,5% kế hoạch, tăng 0,07% so với năm 2020; khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 414 triệu người.km, bằng 66,3% kế hoạch, giảm 22,2% so với năm 2020...
Nhìn chung, các ngành dịch vụ đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2021, tạo việc làm cho nhiều lao động, phục vụ đời sống dân sinh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển ổn định; hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, quy trình khám chữa bệnh đã được cải tiến; chất lượng giáo dục tiếp tục chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo được tăng cường; công tác ứng dụng khoa học công nghệ ảnh hưởng tích cực đối với các lĩnh vực dịch vụ; hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; công tác xúc tiến đầu tư đã có nhiều chuyển biến…
Trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ của Trung ương; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như: thương mại, du lịch, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, kho bãi, logistics; ưu tiên các dự án có kỹ thuật, công nghệ cao; nhà đầu tư có thương hiệu và năng lực tài chính tốt, tạo ra một số sản phẩm đặc trưng, khác biệt của tỉnh để dẫn dắt hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp trong tỉnh.
Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư từ các thành phẩn kinh tế trong và ngoài nước để nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ. Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho việc phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng có tính kết nối, mang tính lan tỏa và thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ.
Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành dịch vụ, phát triển nhân lực và quảng bá xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch; khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ theo hình thức đối tác công tư (PPP) để phát triển kết cấu hạ tầng với các công trình đồng bộ, hiện đại.
Tiếp tục phát triển đồng bộ hệ thống bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tập đoàn bán lẻ lớn có uy tín trong nước tham gia để mở rộng thị trường. Chú trọng phát triển thị trường khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối để phát triển mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm đặc sản. Thực hiện tốt chương trình hợp tác giữa tỉnh Yên Bái với các tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nông dân trong việc cung ứng nông sản, thực phẩm sản xuất tại Yên Bái để đưa ra tiêu thụ ở thị trường tỉnh ngoài. Từng bước nâng cao tỷ lệ hàng hóa do tỉnh sản xuất trong các siêu thị, trung tâm thương mại.
Tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại truyền thống và hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.
Cùng với đó, nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực dịch vụ; phát triển hệ thống y tế theo hướng hiện đại, dự phòng tích cực và chủ động; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ y tế có chất lượng cao, hình thành trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng theo hướng đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian, chi phí, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; thu hút đầu tư hiệu quả phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics, vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh. Phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics; đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực dịch vụ khác như: nông lâm nghiệp, môi trường, tư pháp, hành chính, hỗ trợ kinh doanh, vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao, bất động sản,... để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế có thế mạnh của tỉnh.