Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) yêu cầu BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
BCĐ 389 quốc gia xây dựng Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022
Thông báo số 278/TB-VPCP cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ từng bước mở cửa nền kinh tế, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm sẽ diễn biến phức tạp, đặc biệt là những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới chuyển biến căn bản hơn, Phó Thủ tướng yêu cầu BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương quán triệt thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Thủ tướng Chính phủ và BCĐ 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, sĩ quan thuộc các lực lượng chức năng, xây dựng nội bộ trong sạch, vững mạnh. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả công tác.
Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của BCĐ 389 quốc gia, nhất là Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; bảo đảm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và mặt hàng là vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 8/10/2021 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021.
Hoàn thiện những chính sách còn bất cập
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện chính sách, quy định của pháp luật còn bất cập, sơ hở, không để các đối tượng lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trong đó, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng BCĐ 389 quốc gia về việc xây dựng văn bản quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ở cấp thông tư.
BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương quán triệt, chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường phối hợp kết nối, chia sẻ thông tin phù hợp với tình hình mới; công bố, công khai rộng rãi số điện thoại, e-mail đường dây nóng của BCĐ 389 quốc gia và BCĐ 389 các cấp, bảo đảm thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng nhân dân theo đúng Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo của BCĐ 389 quốc gia.
Đồng thời, làm tốt công tác nghiệp vụ, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu khi Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, nhất là các lô hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa, hàng có nguy cơ thẩm lậu, quay vòng vào nội địa.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch chuyên đề liên quan đến nhóm mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc cổ truyền giả... Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý các mặt hàng thiết yếu và việc quảng cáo, ghi nhãn thiếu minh bạch, gây hiểu nhầm, không đúng với bản chất hàng hóa để trục lợi, lừa dối người tiêu dùng.
Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng phản ánh kịp thời, chính xác tình hình và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả; lên án các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá hàng hóa bất hợp lý.
Văn phòng Thường trực chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng xây dựng các kế hoạch chuyên đề chống buôn lậu qua đường hàng không, buôn lậu mặt hàng tiêu dùng, tạp hóa qua biên giới…, đặc biệt là Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
1146 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) yêu cầu BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.Thông báo số 278/TB-VPCP cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ từng bước mở cửa nền kinh tế, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm sẽ diễn biến phức tạp, đặc biệt là những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới chuyển biến căn bản hơn, Phó Thủ tướng yêu cầu BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương quán triệt thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Thủ tướng Chính phủ và BCĐ 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, sĩ quan thuộc các lực lượng chức năng, xây dựng nội bộ trong sạch, vững mạnh. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả công tác.
Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của BCĐ 389 quốc gia, nhất là Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; bảo đảm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và mặt hàng là vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 8/10/2021 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021 trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021.
Hoàn thiện những chính sách còn bất cập
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện chính sách, quy định của pháp luật còn bất cập, sơ hở, không để các đối tượng lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trong đó, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng BCĐ 389 quốc gia về việc xây dựng văn bản quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ở cấp thông tư.
BCĐ 389 các bộ, ngành, địa phương quán triệt, chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường phối hợp kết nối, chia sẻ thông tin phù hợp với tình hình mới; công bố, công khai rộng rãi số điện thoại, e-mail đường dây nóng của BCĐ 389 quốc gia và BCĐ 389 các cấp, bảo đảm thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng nhân dân theo đúng Quy chế tiếp nhận, xử lý tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo của BCĐ 389 quốc gia.
Đồng thời, làm tốt công tác nghiệp vụ, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu khi Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, nhất là các lô hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa, hàng có nguy cơ thẩm lậu, quay vòng vào nội địa.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch chuyên đề liên quan đến nhóm mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc cổ truyền giả... Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý các mặt hàng thiết yếu và việc quảng cáo, ghi nhãn thiếu minh bạch, gây hiểu nhầm, không đúng với bản chất hàng hóa để trục lợi, lừa dối người tiêu dùng.
Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng phản ánh kịp thời, chính xác tình hình và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả; lên án các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá hàng hóa bất hợp lý.
Văn phòng Thường trực chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng xây dựng các kế hoạch chuyên đề chống buôn lậu qua đường hàng không, buôn lậu mặt hàng tiêu dùng, tạp hóa qua biên giới…, đặc biệt là Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Các bài khác
- Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân (23/10/2021)
- Danh mục địa điểm được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022 (09/10/2021)
- Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, chống tiêu cực (06/10/2021)
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp (04/10/2021)
- Tập trung phòng, chống dịch, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển KTXH (02/10/2021)
- Tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý tài nguyên đất đai, nước, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái (29/09/2021)
- Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử (25/09/2021)
- Kiện toàn Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (15/09/2021)
- Không cắt điện, làm mất điện trong dịp Quốc khánh 2/9 (31/08/2021)
- Giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng đến 30/6/2022 (30/08/2021)
Xem thêm »