CTTĐT - Sáng ngày 15/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể và tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh, thành phố, trụ sở các bộ, cơ quan Trung ương.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Cùng dự Hội nghị tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX, lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan.
Dự tại điểm cầu Yên Bái, có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Kinh tế tập thể tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, liên minh HTX tỉnh.
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, cùng với quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực kinh tế tập thể đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, trong đó có những thuận lợi và khó khăn, thách thức nhất định. Nổi bật nhất là sự thay đổi mô hình HTX kém hiệu quả sang mô hình HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Khu vực kinh tế tập thể với nhiều loại hình tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, trong đó nòng cốt là HTX là một trong những thành phần kinh tế quan trọng, đã khắc phục được một phần tình trạng yếu kém kéo dài, từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường, bước đầu khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước.
Luật HTX năm 2012 là khung pháp lý cơ bản cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của khu vực HTX. Các HTX bước đầu thể hiện chuyển biến về chất lượng, hiệu quả, chứng tỏ ngày càng rõ nét hơn vai trò quan trọng và có ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, cho thấy những tín hiệu mới trong công cuộc phát triển HTX.
Đến 31/12/2021, cả nước có trên 27.000 HTX
Đến 31/12/2021, cả nước có trên 27.000 HTX, gấp 2,5 lần so với năm 2001 và tăng khoảng 41% so với năm 2013; khu vực HTX thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động.
Doanh thu, lợi nhuận của HTX tăng dần qua các năm. Năm 2020, doanh thu bình quân đạt 4,3 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân đạt 314 triệu đồng/HTX, tương ứng tăng 61% và 88% so với năm 2013.
Những năm gần đây, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX tăng và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với thu nhập bình quân của lao động khu vực doanh nghiệp, từ mức 44,6 triệu đồng/người/năm, bằng 44,8% mức thu nhập của lao động trong khu vực doanh nghiệp năm 2017 đã tăng lên 52,8 triệu đồng/năm và đạt 47,3% tương ứng năm 2019.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) vẫn còn nhiều hạn chế như: mức tăng trưởng còn thấp, hiệu quả hoạt động của HTX còn chưa cao, số lượng thành viên, lao động thường xuyên trong khu vực KTTT ngày càng giảm, đóng góp khu vực KTTT là thấp nhất so với các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân, HTX thiếu sức cạnh tranh. Do hậu quả của đại dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay, thu nhập người lao động trong khu vực KTTT giảm mạnh, đời sống người lao động, thành viên gặp nhiều khó khăn. Mặc dù số lượng đăng ký, thành lập mới HTX tiếp tục tăng so với năm 2020 nhưng lợi nhuận và doanh thu HTX bị giảm mạnh khoảng 40%. Lao động bị cắt giảm, nghỉ việc không lương chiếm hơn 50% tổng số lao động, các HTX vận tải và du lịch giảm mạnh số lượng khách hàng, không có nguồn thu để trả lương, HTX nông nghiệp sản lượng tiêu thụ và giá bán giảm mạnh, tồn kho lớn, HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gặp khó khăn vật tư đầu vào do đứt gãy chuỗi cung ứng, HTX thương mại.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Tại Yên Bái, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; 10 năm thi hành luật hợp tác xã năm 2012, khu vực kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ HTX và thành viên từng bước giúp cho hoạt động của HTX có nhiều chuyển biến mạnh mẽ qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình HTX nổi bật, điển hình với cách làm mới, sản xuất gắn với chuỗi giá trị kinh doanh hiệu quả. Vai trò, vị trí của HTX trong nền kinh tế ngày càng được củng cố và khẳng định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh; góp phần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Tổng số HTX trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến hết năm 2021 là 590 HTX, tăng 85% so với thời điểm trước khi luật HTX ra đời năm 2012. Doanh thu bình quân của HTX ước đạt 2,1 tỷ đồng tăng 72% so với thời điểm trước khi luật HTX ra đời năm 2012, lãi bình quân 1 HTX khoảng 430 triệu đồng, thu nhập bình quân của thành viên, người lao động thường xuyên trong HTX là khoảng 60 triệu đồng/năm. Hiện nay, khu vực KTTT của tỉnh Yên Bái đã thu hút khoảng 60 nghìn thành viên tham gia. Các HTX tạo việc làm thường xuyên cho gần 9 nghìn lao động với thu nhập bình quân từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động của HTX đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Các ý kiến tại hội nghị đã chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm như: thống nhất về tư tưởng, lý luận là tiền đề quan trọng dẫn tới sự thống nhất trong hành động, tạo điều kiện tập trung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế tập thể; vai trò, ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tập thể; khung pháp lý minh bạch, thông thoáng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển đúng hướng; công tác tổ chức bộ máy, cán bộ là khâu then chốt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể đi vào thực tiễn...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh Chinhphu.vn
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cơ hội, dư địa, không gian, tiềm năng sản xuất, phát triển của kinh tế tập thể, HTX còn rất lớn, đặc biệt là HTX nông nghiệp, tuy nhiên cần xác định những khó khăn, thách thức là nhiều hơn trong thời gian tới. Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đó là: tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp diễn biến mới và thực tiễn Việt Nam. Tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là công nghệ cao, công nghệ số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Xây dựng mô hình quản trị kinh tế tập thể, HTX tiên tiến, kết hợp với mô hình truyền thống phù hợp với tình hình Việt Nam, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển.
Thủ tướng yêu cầu cần phát triển HTX trong nông nghiệp với tinh thần lấy nông dân làm trung tâm, nông thôn làm nền tảng, nông nghiệp làm động lực, tiếp tục thành lập và phát triển các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, chia cắt, tự phát, hướng đi là theo con đường chính ngạch, vào thị trường khó tính.
Về định hướng sửa đổi Luật HTX, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu xóa bỏ các rào cản, điểm nghẽn; tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ để khu vực này tương xứng với vị trí, vai trò nền tảng trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện các quy định xác định rõ về bản chất HTX; quy định về loại hình tổ chức kinh tế hợp tác và tổ chức đại diện với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, như tổ hợp tác, liên đoàn HTX. Cùng với đó, hoàn thiện các quy định về công tác quản lý nhà nước đối với khu vực KTTT, HTX; nghiên cứu hoàn thiện các quy định về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo thống nhất, tập trung nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho khu vực KTTT có hiệu quả, có vai trò dẫn dắt, tạo động lực.
1245 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng ngày 15/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể và tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh, thành phố, trụ sở các bộ, cơ quan Trung ương.Cùng dự Hội nghị tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX, lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan.
Dự tại điểm cầu Yên Bái, có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Kinh tế tập thể tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, liên minh HTX tỉnh.
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, cùng với quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực kinh tế tập thể đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, trong đó có những thuận lợi và khó khăn, thách thức nhất định. Nổi bật nhất là sự thay đổi mô hình HTX kém hiệu quả sang mô hình HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Khu vực kinh tế tập thể với nhiều loại hình tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, trong đó nòng cốt là HTX là một trong những thành phần kinh tế quan trọng, đã khắc phục được một phần tình trạng yếu kém kéo dài, từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường, bước đầu khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước.
Luật HTX năm 2012 là khung pháp lý cơ bản cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của khu vực HTX. Các HTX bước đầu thể hiện chuyển biến về chất lượng, hiệu quả, chứng tỏ ngày càng rõ nét hơn vai trò quan trọng và có ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, cho thấy những tín hiệu mới trong công cuộc phát triển HTX.
Đến 31/12/2021, cả nước có trên 27.000 HTX
Đến 31/12/2021, cả nước có trên 27.000 HTX, gấp 2,5 lần so với năm 2001 và tăng khoảng 41% so với năm 2013; khu vực HTX thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động.
Doanh thu, lợi nhuận của HTX tăng dần qua các năm. Năm 2020, doanh thu bình quân đạt 4,3 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân đạt 314 triệu đồng/HTX, tương ứng tăng 61% và 88% so với năm 2013.
Những năm gần đây, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX tăng và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với thu nhập bình quân của lao động khu vực doanh nghiệp, từ mức 44,6 triệu đồng/người/năm, bằng 44,8% mức thu nhập của lao động trong khu vực doanh nghiệp năm 2017 đã tăng lên 52,8 triệu đồng/năm và đạt 47,3% tương ứng năm 2019.
Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) vẫn còn nhiều hạn chế như: mức tăng trưởng còn thấp, hiệu quả hoạt động của HTX còn chưa cao, số lượng thành viên, lao động thường xuyên trong khu vực KTTT ngày càng giảm, đóng góp khu vực KTTT là thấp nhất so với các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân, HTX thiếu sức cạnh tranh. Do hậu quả của đại dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay, thu nhập người lao động trong khu vực KTTT giảm mạnh, đời sống người lao động, thành viên gặp nhiều khó khăn. Mặc dù số lượng đăng ký, thành lập mới HTX tiếp tục tăng so với năm 2020 nhưng lợi nhuận và doanh thu HTX bị giảm mạnh khoảng 40%. Lao động bị cắt giảm, nghỉ việc không lương chiếm hơn 50% tổng số lao động, các HTX vận tải và du lịch giảm mạnh số lượng khách hàng, không có nguồn thu để trả lương, HTX nông nghiệp sản lượng tiêu thụ và giá bán giảm mạnh, tồn kho lớn, HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gặp khó khăn vật tư đầu vào do đứt gãy chuỗi cung ứng, HTX thương mại.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Tại Yên Bái, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; 10 năm thi hành luật hợp tác xã năm 2012, khu vực kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ HTX và thành viên từng bước giúp cho hoạt động của HTX có nhiều chuyển biến mạnh mẽ qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình HTX nổi bật, điển hình với cách làm mới, sản xuất gắn với chuỗi giá trị kinh doanh hiệu quả. Vai trò, vị trí của HTX trong nền kinh tế ngày càng được củng cố và khẳng định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh; góp phần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Tổng số HTX trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến hết năm 2021 là 590 HTX, tăng 85% so với thời điểm trước khi luật HTX ra đời năm 2012. Doanh thu bình quân của HTX ước đạt 2,1 tỷ đồng tăng 72% so với thời điểm trước khi luật HTX ra đời năm 2012, lãi bình quân 1 HTX khoảng 430 triệu đồng, thu nhập bình quân của thành viên, người lao động thường xuyên trong HTX là khoảng 60 triệu đồng/năm. Hiện nay, khu vực KTTT của tỉnh Yên Bái đã thu hút khoảng 60 nghìn thành viên tham gia. Các HTX tạo việc làm thường xuyên cho gần 9 nghìn lao động với thu nhập bình quân từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Hoạt động của HTX đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Các ý kiến tại hội nghị đã chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm như: thống nhất về tư tưởng, lý luận là tiền đề quan trọng dẫn tới sự thống nhất trong hành động, tạo điều kiện tập trung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế tập thể; vai trò, ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tập thể; khung pháp lý minh bạch, thông thoáng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển đúng hướng; công tác tổ chức bộ máy, cán bộ là khâu then chốt để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể đi vào thực tiễn...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh Chinhphu.vn
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cơ hội, dư địa, không gian, tiềm năng sản xuất, phát triển của kinh tế tập thể, HTX còn rất lớn, đặc biệt là HTX nông nghiệp, tuy nhiên cần xác định những khó khăn, thách thức là nhiều hơn trong thời gian tới. Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đó là: tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp diễn biến mới và thực tiễn Việt Nam. Tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là công nghệ cao, công nghệ số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Xây dựng mô hình quản trị kinh tế tập thể, HTX tiên tiến, kết hợp với mô hình truyền thống phù hợp với tình hình Việt Nam, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển.
Thủ tướng yêu cầu cần phát triển HTX trong nông nghiệp với tinh thần lấy nông dân làm trung tâm, nông thôn làm nền tảng, nông nghiệp làm động lực, tiếp tục thành lập và phát triển các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, chia cắt, tự phát, hướng đi là theo con đường chính ngạch, vào thị trường khó tính.
Về định hướng sửa đổi Luật HTX, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu xóa bỏ các rào cản, điểm nghẽn; tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ để khu vực này tương xứng với vị trí, vai trò nền tảng trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện các quy định xác định rõ về bản chất HTX; quy định về loại hình tổ chức kinh tế hợp tác và tổ chức đại diện với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, như tổ hợp tác, liên đoàn HTX. Cùng với đó, hoàn thiện các quy định về công tác quản lý nhà nước đối với khu vực KTTT, HTX; nghiên cứu hoàn thiện các quy định về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo thống nhất, tập trung nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho khu vực KTTT có hiệu quả, có vai trò dẫn dắt, tạo động lực.