Từ 1/7/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh thực hiện hóa đơn điện (trừ một số đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh không giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử)... bắt buộc phải áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Cán bộ Cục Thuế tỉnh Yên Bái tập huấn triển khai hệ thống hóa đơn điện tử.
Để việc triển khai thực hiện Nghị định được thuận lợi, ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 78 và quyết định triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, triển khai cho 6 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Bình Định. Giai đoạn 2 sẽ triển khai cho 57 tỉnh, thành phố còn lại.
Việc triển khai HĐĐT theo quy định của Nghị định số 123 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng HĐĐT và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội. Với xã hội, HĐĐT góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp.
Việc thực hiện đúng các quy định về hoá đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi. Bên cạnh đó, HĐĐT giúp đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Triển khai HĐĐT cũng là một trong các nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà nước khác. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ có thể dễ dàng tra cứu và đối chiếu được hóa đơn điện tử do người bán cung cấp. Lợi ích nhìn thấy rõ là khi sử dụng HĐĐT giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn), giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế. Đặc biệt, sử dụng HĐĐT tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ.
Cụ thể, sau khi nhận HĐĐT, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua.
Với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, việc thực hiện đúng các quy định về hoá đơn, chứng từ sẽ giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Từ đó, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi; giảm thủ tục hành chính và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về thuế…
Đối với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan, việc sử dụng HĐĐT giúp xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về người nộp đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin phục vụ điều hành, dự báo, hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ luật về thuế và quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Ông Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: "Việc dùng HĐĐT sẽ triệt tiêu được việc xuất hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế. Dữ liệu từ HĐĐT được kết nối tự động với phần mềm khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) nên doanh nghiệp không mất thời gian lập tờ khai thuế GTGT. HĐĐT có tính bảo mật cao vì sử dụng chữ ký số của người bán nên khả năng làm giả hóa đơn là khó. Vì vậy, việc sử dụng HĐĐT thay thế hóa đơn giấy (hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in) sẽ góp phần phát hiện sớm các gian lận phát sinh trong việc sử dụng hóa đơn”.
Để thực hiện tốt việc này, thời gian qua, Cục Thuế đã tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn về ứng dụng HĐĐT cho cán bộ, công chức toàn ngành. Ngành Thuế sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng HĐĐT cho người nộp thuế.
Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích khi sử dụng HĐĐT, nêu gương một số doanh nghiệp đã tiên phong thực hiện, tuyên truyền các hoạt động mà Cục Thuế đã đang và sẽ triển khai nhằm đẩy mạnh việc sử dụng HĐĐT.
Đồng thời, tiếp tục sử dụng hình thức hỗ trợ trực tiếp tại bộ phận "một cửa” của cơ quan thuế các cấp; thành lập Trung tâm Điều hành triển khai hóa đơn điện tử, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin và các cơ sở dữ liệu về HĐĐT để triển khai thành công việc quản lý, sử dụng hóa đơn theo phương thức mới.
1102 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ 1/7/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh thực hiện hóa đơn điện (trừ một số đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh không giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử)... bắt buộc phải áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.Để việc triển khai thực hiện Nghị định được thuận lợi, ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 78 và quyết định triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, triển khai cho 6 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Bình Định. Giai đoạn 2 sẽ triển khai cho 57 tỉnh, thành phố còn lại.
Việc triển khai HĐĐT theo quy định của Nghị định số 123 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng HĐĐT và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội. Với xã hội, HĐĐT góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp.
Việc thực hiện đúng các quy định về hoá đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi. Bên cạnh đó, HĐĐT giúp đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Triển khai HĐĐT cũng là một trong các nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà nước khác. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ có thể dễ dàng tra cứu và đối chiếu được hóa đơn điện tử do người bán cung cấp. Lợi ích nhìn thấy rõ là khi sử dụng HĐĐT giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn), giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế. Đặc biệt, sử dụng HĐĐT tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ.
Cụ thể, sau khi nhận HĐĐT, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua.
Với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, việc thực hiện đúng các quy định về hoá đơn, chứng từ sẽ giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Từ đó, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi; giảm thủ tục hành chính và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về thuế…
Đối với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan, việc sử dụng HĐĐT giúp xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về người nộp đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin phục vụ điều hành, dự báo, hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ luật về thuế và quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Ông Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: "Việc dùng HĐĐT sẽ triệt tiêu được việc xuất hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế. Dữ liệu từ HĐĐT được kết nối tự động với phần mềm khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) nên doanh nghiệp không mất thời gian lập tờ khai thuế GTGT. HĐĐT có tính bảo mật cao vì sử dụng chữ ký số của người bán nên khả năng làm giả hóa đơn là khó. Vì vậy, việc sử dụng HĐĐT thay thế hóa đơn giấy (hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in) sẽ góp phần phát hiện sớm các gian lận phát sinh trong việc sử dụng hóa đơn”.
Để thực hiện tốt việc này, thời gian qua, Cục Thuế đã tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn về ứng dụng HĐĐT cho cán bộ, công chức toàn ngành. Ngành Thuế sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn và hướng dẫn sử dụng HĐĐT cho người nộp thuế.
Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích khi sử dụng HĐĐT, nêu gương một số doanh nghiệp đã tiên phong thực hiện, tuyên truyền các hoạt động mà Cục Thuế đã đang và sẽ triển khai nhằm đẩy mạnh việc sử dụng HĐĐT.
Đồng thời, tiếp tục sử dụng hình thức hỗ trợ trực tiếp tại bộ phận "một cửa” của cơ quan thuế các cấp; thành lập Trung tâm Điều hành triển khai hóa đơn điện tử, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin và các cơ sở dữ liệu về HĐĐT để triển khai thành công việc quản lý, sử dụng hóa đơn theo phương thức mới.