Năm 2021, toàn tỉnh Yên Bái đã tiến hành 61 cuộc thanh tra hành chính và 75 cuộc thanh tra chuyên ngành. Qua thanh tra, phát hiện 97/136 đơn vị có sai phạm với tổng số tiền trên 5,855 tỷ đồng; kiến nghị xử lý thu hồi trên 2,104 tỷ đồng.
Các hội nghị được tổ chức trực tuyến vừa tiết kiệm thời gian,chi phí vừa phòng, chống dịch COVID-19 (Ảnh minh họa).
Xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả, tiết kiệm dự toán ngân sách nhà nước và các văn bản chỉ đạo về tăng cường quản lý tài chính ngân sách, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và các văn bản về tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách địa phương năm 2021, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề về tài chính, ngân sách, xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, chế độ, định mức, tiêu chuẩn..., góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 2021, toàn tỉnh đã tiến hành 61 cuộc thanh tra hành chính và 75 cuộc thanh tra chuyên ngành. Qua thanh tra, phát hiện 97/136 đơn vị có sai phạm với tổng số tiền trên 5,855 tỷ đồng; kiến nghị xử lý thu hồi trên 2,104 tỷ đồng; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với 1 tổ chức và 2 cá nhân.
Những sai phạm chủ yếu được phát hiện qua thanh tra như: sai phạm trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai…
Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến việc quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí như: tổ chức các cuộc họp, hội nghị với tinh thần nghiêm túc, hiệu quả, đảm bảo thời gian, thành phần, chất lượng, lồng ghép các nội dung và giảm bớt những cuộc họp không cần thiết, dành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch.
Hằng năm, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh hàng năm được UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trước ngày 31/12, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động về kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, công khai và minh bạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, phù hợp với tình hình địa phương.
Qua đó, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên 10% theo dự toán Bộ Tài chính giao là 149,808 tỷ đồng; tiết kiệm 10% theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 của Chính phủ là 19,473 tỷ đồng; giảm chi sự nghiệp y tế phần ngân sách cấp do thực hiện lộ trình đưa tiền lương vào giá dịch vụ khám chữa bệnh 79,699 tỷ đồng; giảm chi sự nghiệp giáo dục 173,215 tỷ đồng; giảm chi các lĩnh vực khác 709,523 tỷ đồng.
Công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán năm 2020 đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ngân sách cấp huyện được triển khai thực hiện đúng tiến độ và thời gian quy định. Qua đó, kinh phí tiết kiệm chi so với dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2020 là 627,892 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện rà soát toàn bộ hiện trạng trang bị và sử dụng xe ô tô công tác trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh. Năm 2021, tổ chức bán đấu giá 12 xe ô tô với nguyên giá 6,197 tỷ đồng, thu nộp ngân sách nhà nước 531 triệu đồng; thực hiện thanh lý tài sản không sử dụng, thu hồi nộp ngân sách 134,9 triệu đồng; thẩm định giá mua sắm tài sản tiết kiệm chi cho ngân sách trên 606 triệu đồng.
Bên cạnh đó, THTK, CLP trong đầu tư xây dựng, các cơ quan chuyên môn đã tiến hành thẩm tra trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán đối với 69 dự án, công trình với tổng kinh phí chủ đầu tư đề nghị quyết toán 2.461,744 tỷ đồng, số chấp nhận quyết toán 2.460,593 tỷ đồng, số giảm trừ tiết kiệm chi ngân sách 1,151 tỷ đồng.
Trong công tác thẩm định dự toán các công trình, dự án đầu tư, đã thực hiện thẩm định 27 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác với giá trị thẩm định trên 2.506,8 tỷ đồng, giá trị sau thẩm định trên 2.502,2 tỷ đồng, giảm giá trị đầu tư 4,602 tỷ đồng; thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán của 121 công trình, giá trị thẩm định 1.469,424 tỷ đồng, giá trị sau thẩm định 1.433,965 tỷ đồng, giảm giá trị đầu tư 35,459 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân thanh toán vốn đầu tư trên địa bàn đạt cao so với mức bình quân chung của cả nước.
Các biện pháp THTK, CLP đã đạt được những kết quả nhất định. Việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã đi vào nề nếp, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế của địa phương.
1268 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2021, toàn tỉnh Yên Bái đã tiến hành 61 cuộc thanh tra hành chính và 75 cuộc thanh tra chuyên ngành. Qua thanh tra, phát hiện 97/136 đơn vị có sai phạm với tổng số tiền trên 5,855 tỷ đồng; kiến nghị xử lý thu hồi trên 2,104 tỷ đồng.Xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả, tiết kiệm dự toán ngân sách nhà nước và các văn bản chỉ đạo về tăng cường quản lý tài chính ngân sách, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và các văn bản về tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách địa phương năm 2021, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề về tài chính, ngân sách, xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, chế độ, định mức, tiêu chuẩn..., góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 2021, toàn tỉnh đã tiến hành 61 cuộc thanh tra hành chính và 75 cuộc thanh tra chuyên ngành. Qua thanh tra, phát hiện 97/136 đơn vị có sai phạm với tổng số tiền trên 5,855 tỷ đồng; kiến nghị xử lý thu hồi trên 2,104 tỷ đồng; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với 1 tổ chức và 2 cá nhân.
Những sai phạm chủ yếu được phát hiện qua thanh tra như: sai phạm trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai…
Qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến việc quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí như: tổ chức các cuộc họp, hội nghị với tinh thần nghiêm túc, hiệu quả, đảm bảo thời gian, thành phần, chất lượng, lồng ghép các nội dung và giảm bớt những cuộc họp không cần thiết, dành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống dịch.
Hằng năm, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh hàng năm được UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trước ngày 31/12, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động về kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo huy động các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, công khai và minh bạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, phù hợp với tình hình địa phương.
Qua đó, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên 10% theo dự toán Bộ Tài chính giao là 149,808 tỷ đồng; tiết kiệm 10% theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 của Chính phủ là 19,473 tỷ đồng; giảm chi sự nghiệp y tế phần ngân sách cấp do thực hiện lộ trình đưa tiền lương vào giá dịch vụ khám chữa bệnh 79,699 tỷ đồng; giảm chi sự nghiệp giáo dục 173,215 tỷ đồng; giảm chi các lĩnh vực khác 709,523 tỷ đồng.
Công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán năm 2020 đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ngân sách cấp huyện được triển khai thực hiện đúng tiến độ và thời gian quy định. Qua đó, kinh phí tiết kiệm chi so với dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2020 là 627,892 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện rà soát toàn bộ hiện trạng trang bị và sử dụng xe ô tô công tác trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh. Năm 2021, tổ chức bán đấu giá 12 xe ô tô với nguyên giá 6,197 tỷ đồng, thu nộp ngân sách nhà nước 531 triệu đồng; thực hiện thanh lý tài sản không sử dụng, thu hồi nộp ngân sách 134,9 triệu đồng; thẩm định giá mua sắm tài sản tiết kiệm chi cho ngân sách trên 606 triệu đồng.
Bên cạnh đó, THTK, CLP trong đầu tư xây dựng, các cơ quan chuyên môn đã tiến hành thẩm tra trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán đối với 69 dự án, công trình với tổng kinh phí chủ đầu tư đề nghị quyết toán 2.461,744 tỷ đồng, số chấp nhận quyết toán 2.460,593 tỷ đồng, số giảm trừ tiết kiệm chi ngân sách 1,151 tỷ đồng.
Trong công tác thẩm định dự toán các công trình, dự án đầu tư, đã thực hiện thẩm định 27 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác với giá trị thẩm định trên 2.506,8 tỷ đồng, giá trị sau thẩm định trên 2.502,2 tỷ đồng, giảm giá trị đầu tư 4,602 tỷ đồng; thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán của 121 công trình, giá trị thẩm định 1.469,424 tỷ đồng, giá trị sau thẩm định 1.433,965 tỷ đồng, giảm giá trị đầu tư 35,459 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân thanh toán vốn đầu tư trên địa bàn đạt cao so với mức bình quân chung của cả nước.
Các biện pháp THTK, CLP đã đạt được những kết quả nhất định. Việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã đi vào nề nếp, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế của địa phương.