CTTĐT - Chuyển đổi số trong khu vực Kinh tế tập thể là số hóa quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc, sử dụng thương mại điện tử để tăng hiệu quả kinh doanh, sử dụng các công nghệ thanh toán điện tử nhanh, gọn, chính xác... Đây chính là cơ hội cho khu vực Kinh tế tập thể chuyển mình, phát triển nhanh và bền vững.
Ảnh minh họa
Lợi ích của chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức, cộng đồng về cách thức sống, làm việc, sản xuất, kinh doanh dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số (CĐS) trong khu vực Kinh tế tập thể (KTTT) là số hóa quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc, sử dụng thương mại điện tử để tăng hiệu quả kinh doanh, sử dụng các công nghệ thanh toán điện tử nhanh, gọn, chính xác... từ đó giúp các tổ chức Kinh tế tập thể ngày càng gia tăng năng lực cạnh tranh. Như vậy, chuyển đổi số là giải pháp, là cơ hội cho khu vực Kinh tế tập thể nói riêng, cho các địa phương và đất nước Việt Nam chuyển mình, cất cánh thành một quốc gia hùng cường.
Thực trạng thực hiện chuyển đổi số ở khu Kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái.
Thời gian qua, các tổ chức KTTT tỉnh Yên Bái đã tích cực áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của đơn vị cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Nhiều HTX đã chia sẻ quá trình sản xuất, chế biến và cung cấp thông tin về nông sản qua facebook, zalo, tik tok... và đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử, kinh doanh trên nền tảng số... Một số hợp tác xã xây dựng, đăng ký tên miền cho website riêng để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Tiêu biểu như HTX dược liệu Thanh Sơn (huyện Văn Yên) chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm như: cà gai leo khô, cao Cà gai leo đạt chuẩn OCOP 3 sao.... Điều này không những giúp khách hàng cập nhật thông tin về HTX nhanh hơn mà còn dễ dàng so sánh giá cả các sản phẩm cùng loại của đơn vị khác.
HTX dược liệu Thanh Sơn (huyện Văn Yên) đã có Website:http://htxthanhson.com để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm
Song song với hoạt động đưa sản phẩm của HTX lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), các tổ chức KTTT trên địa bàn tỉnh còn nỗ lực áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lý, vào sản xuất, kinh doanh. Một số HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ tưới tự động, công nghệ nhà lưới, nhà kính, nhà màng có hệ thống điều khiển bán tự động, dán tem truy xuất nguồn gốc... các HTX tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, HTX vận tải đã sử dụng các phần mềm quản lý như kế toán, phần mềm kê khai thuế, thư điện tử, lưu trữ dữ liệu, chữ ký số, camera giám sát hành trình..., một số HTX, doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi đã áp dụng công nghệ số từ khâu trồng, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm... Tỉnh Yên Bái cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đưa 118/132 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao lên sàn thương mại điện tử Yên Bái và các sàn thương mại điện tử trong nước như: Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Sendo, Lazada… Một số doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử quốc tế như Alibaba.com. Đây là tín hiệu vui, thể hiện sự bắt nhịp thị trường của các HTX trong thời đại công nghệ số.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Liên minh HTX Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại 174 HTX ở 24 tỉnh thành phố và 34 Liên minh HTX tỉnh, thành phố ghi nhận, 76,8% số HTX tham gia khảo sát đã áp dụng số hóa để trao đổi thông tin và ra quyết định tập thể; 47,4% HTX thay đổi phương thức kinh doanh như, chuyển đổi hình thức bán hàng truyền thống sang online kết hợp giao hàng tận nơi; 37,4% HTX sử dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tuyên truyền tư vấn chuyện môn, chính sách…Có thể thấy, số lượng HTX tham gia tiến trình chuyển đổi số còn hạn chế.
Đây cũng là tình trạng chung đối với khu vực KTTT tỉnh Yên Bái. Tỷ lệ HTX sử dụng thành thạo thông tin, kết nối nhóm, đưa sản phẩm lên sàn TMĐT chiếm tỷ lệ chưa cao. Một số HTX, Tổ hợp tác chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện CĐS. Năng lực, trình độ về số hóa, công nghệ thông tin của cán bộ quản lý HTX còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ trẻ, có kỹ năng sử dụng công nghệ chiếm tỷ lệ rất ít. Hạ tầng công nghệ thông tin của HTX lạc hậu, thậm chí nhiều HTX chưa có máy tính, thiết bị kết nối internet. Số lượng HTX ứng dụng các phần mềm kế toán, phần mềm kê khai thuế, quản lý sản xuất, hóa đơn điện tử, chữ ký số, bán hàng còn ít...
Thay đổi để bứt phá
Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động số: 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 định hướng đến 2030 đã coi chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là xu thế tất yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tỉnh Yên Bái trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo đó, đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước hoàn thành chuyển đổi số với những mục tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh.
Trong xu hướng hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ 4.0, các tổ chức Kinh tế tập thể không thể đứng ngoài cuộc trong CĐS. Với 8 lĩnh vực tỉnh Yên Bái ưu tiên chuyển đổi số như: Y tế, giáo dục - đạo tạo, kế hoạch - tài chính - ngân hàng, tài nguyên - môi trường, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và thương mại, văn hóa - du lịch, giao thông vận tải và logictic với các nhiệm vụ, giải pháp được đề cập trong Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động của UBND tỉnh cũng là những định hướng quan trọng cho hoạt động chuyển đổi số của khu vực Kinh tế tập thể tỉnh. Trong thời gian tới, thực hiện phương châm "Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả” khu vực Kinh tế tập thể tỉnh xác định một số nhiệm vụ quan trọng cho hoạt động chuyển đổi số, đó là:
Trước hết, để thực hiện chuyển đổi số thành công, điều tiên quyết phải thay đổi nhận thức của các tổ chức và thành viên khu vực Kinh tế hợp tác về chuyển đổi số thông qua công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của CĐS trong phát triển KTTT, hợp tác xã.
Tiếp theo, tăng cường sự lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền, sự tích cực tham gia của các đoàn thể chính trị xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp của tỉnh và các tầng lớp nhân dân trong hoạt động chuyển đổi số.
Cùng với đó, với vai trò định hướng, dẫn dắt, tư vấn, hỗ trợ, thời gian tới Liên minh HTX tỉnh cần tăng cường phối hợp với các cấp, ngành tổ chức tập huấn về CĐS cho thành viên HTX, lồng ghép với các chương trình tập huấn, bồi dưỡng khác. Đồng thời, rà soát, kiểm tra thực trạng hoạt động của các HTX, từ đó lựa chọn những HTX hoạt động hiệu quả, nắm bắt nhanh về công nghệ thông tin và đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết để xây dựng mô hình điểm HTX ứng dụng công nghệ số gắn với sản phẩm chủ lực để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng. Mặt khác, huy động nguồn lực để hỗ trợ HTX thực hiện CĐS như trang thiết bị, máy móc hiện đại và tăng cường phối hợp với các sở, ngành chức năng đưa sản phẩm của các HTX, doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử lớn như sendo, lazada, shopee, Voso, Postmart, Alibaba.com. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển Kinh tế tập thể, HTX theo hướng hiện đại, bền vững.
Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Yên Bái
2101 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chuyển đổi số trong khu vực Kinh tế tập thể là số hóa quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc, sử dụng thương mại điện tử để tăng hiệu quả kinh doanh, sử dụng các công nghệ thanh toán điện tử nhanh, gọn, chính xác... Đây chính là cơ hội cho khu vực Kinh tế tập thể chuyển mình, phát triển nhanh và bền vững.Lợi ích của chuyển đổi số
Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức, cộng đồng về cách thức sống, làm việc, sản xuất, kinh doanh dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số (CĐS) trong khu vực Kinh tế tập thể (KTTT) là số hóa quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc, sử dụng thương mại điện tử để tăng hiệu quả kinh doanh, sử dụng các công nghệ thanh toán điện tử nhanh, gọn, chính xác... từ đó giúp các tổ chức Kinh tế tập thể ngày càng gia tăng năng lực cạnh tranh. Như vậy, chuyển đổi số là giải pháp, là cơ hội cho khu vực Kinh tế tập thể nói riêng, cho các địa phương và đất nước Việt Nam chuyển mình, cất cánh thành một quốc gia hùng cường.
Thực trạng thực hiện chuyển đổi số ở khu Kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái.
Thời gian qua, các tổ chức KTTT tỉnh Yên Bái đã tích cực áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của đơn vị cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Nhiều HTX đã chia sẻ quá trình sản xuất, chế biến và cung cấp thông tin về nông sản qua facebook, zalo, tik tok... và đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử, kinh doanh trên nền tảng số... Một số hợp tác xã xây dựng, đăng ký tên miền cho website riêng để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Tiêu biểu như HTX dược liệu Thanh Sơn (huyện Văn Yên) chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm như: cà gai leo khô, cao Cà gai leo đạt chuẩn OCOP 3 sao.... Điều này không những giúp khách hàng cập nhật thông tin về HTX nhanh hơn mà còn dễ dàng so sánh giá cả các sản phẩm cùng loại của đơn vị khác.
HTX dược liệu Thanh Sơn (huyện Văn Yên) đã có Website:http://htxthanhson.com để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm
Song song với hoạt động đưa sản phẩm của HTX lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), các tổ chức KTTT trên địa bàn tỉnh còn nỗ lực áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lý, vào sản xuất, kinh doanh. Một số HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ tưới tự động, công nghệ nhà lưới, nhà kính, nhà màng có hệ thống điều khiển bán tự động, dán tem truy xuất nguồn gốc... các HTX tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, HTX vận tải đã sử dụng các phần mềm quản lý như kế toán, phần mềm kê khai thuế, thư điện tử, lưu trữ dữ liệu, chữ ký số, camera giám sát hành trình..., một số HTX, doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi đã áp dụng công nghệ số từ khâu trồng, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm... Tỉnh Yên Bái cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đưa 118/132 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao lên sàn thương mại điện tử Yên Bái và các sàn thương mại điện tử trong nước như: Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Sendo, Lazada… Một số doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử quốc tế như Alibaba.com. Đây là tín hiệu vui, thể hiện sự bắt nhịp thị trường của các HTX trong thời đại công nghệ số.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Liên minh HTX Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại 174 HTX ở 24 tỉnh thành phố và 34 Liên minh HTX tỉnh, thành phố ghi nhận, 76,8% số HTX tham gia khảo sát đã áp dụng số hóa để trao đổi thông tin và ra quyết định tập thể; 47,4% HTX thay đổi phương thức kinh doanh như, chuyển đổi hình thức bán hàng truyền thống sang online kết hợp giao hàng tận nơi; 37,4% HTX sử dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tuyên truyền tư vấn chuyện môn, chính sách…Có thể thấy, số lượng HTX tham gia tiến trình chuyển đổi số còn hạn chế.
Đây cũng là tình trạng chung đối với khu vực KTTT tỉnh Yên Bái. Tỷ lệ HTX sử dụng thành thạo thông tin, kết nối nhóm, đưa sản phẩm lên sàn TMĐT chiếm tỷ lệ chưa cao. Một số HTX, Tổ hợp tác chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện CĐS. Năng lực, trình độ về số hóa, công nghệ thông tin của cán bộ quản lý HTX còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ trẻ, có kỹ năng sử dụng công nghệ chiếm tỷ lệ rất ít. Hạ tầng công nghệ thông tin của HTX lạc hậu, thậm chí nhiều HTX chưa có máy tính, thiết bị kết nối internet. Số lượng HTX ứng dụng các phần mềm kế toán, phần mềm kê khai thuế, quản lý sản xuất, hóa đơn điện tử, chữ ký số, bán hàng còn ít...
Thay đổi để bứt phá
Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động số: 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh Yên Bái về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 định hướng đến 2030 đã coi chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là xu thế tất yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tỉnh Yên Bái trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo đó, đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước hoàn thành chuyển đổi số với những mục tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh.
Trong xu hướng hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ 4.0, các tổ chức Kinh tế tập thể không thể đứng ngoài cuộc trong CĐS. Với 8 lĩnh vực tỉnh Yên Bái ưu tiên chuyển đổi số như: Y tế, giáo dục - đạo tạo, kế hoạch - tài chính - ngân hàng, tài nguyên - môi trường, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và thương mại, văn hóa - du lịch, giao thông vận tải và logictic với các nhiệm vụ, giải pháp được đề cập trong Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động của UBND tỉnh cũng là những định hướng quan trọng cho hoạt động chuyển đổi số của khu vực Kinh tế tập thể tỉnh. Trong thời gian tới, thực hiện phương châm "Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả” khu vực Kinh tế tập thể tỉnh xác định một số nhiệm vụ quan trọng cho hoạt động chuyển đổi số, đó là:
Trước hết, để thực hiện chuyển đổi số thành công, điều tiên quyết phải thay đổi nhận thức của các tổ chức và thành viên khu vực Kinh tế hợp tác về chuyển đổi số thông qua công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của CĐS trong phát triển KTTT, hợp tác xã.
Tiếp theo, tăng cường sự lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền, sự tích cực tham gia của các đoàn thể chính trị xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp của tỉnh và các tầng lớp nhân dân trong hoạt động chuyển đổi số.
Cùng với đó, với vai trò định hướng, dẫn dắt, tư vấn, hỗ trợ, thời gian tới Liên minh HTX tỉnh cần tăng cường phối hợp với các cấp, ngành tổ chức tập huấn về CĐS cho thành viên HTX, lồng ghép với các chương trình tập huấn, bồi dưỡng khác. Đồng thời, rà soát, kiểm tra thực trạng hoạt động của các HTX, từ đó lựa chọn những HTX hoạt động hiệu quả, nắm bắt nhanh về công nghệ thông tin và đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết để xây dựng mô hình điểm HTX ứng dụng công nghệ số gắn với sản phẩm chủ lực để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng. Mặt khác, huy động nguồn lực để hỗ trợ HTX thực hiện CĐS như trang thiết bị, máy móc hiện đại và tăng cường phối hợp với các sở, ngành chức năng đưa sản phẩm của các HTX, doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử lớn như sendo, lazada, shopee, Voso, Postmart, Alibaba.com. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển Kinh tế tập thể, HTX theo hướng hiện đại, bền vững.
Đỗ Nhân Đạo - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Yên Bái