CTTĐT - Ngay sau khi phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, huyện Trấn Yên đã và đang tập trung huy động nhân lực, vật lực thực hiện trồng rừng sau khai thác. Theo kế hoạch, năm nay toàn huyện trồng 2.750 ha rừng các loại, trong đó cơ cấu rừng tập trung vào những cây như: Quế, tre Bát Độ, rừng gỗ lớn góp phần nâng cao giá trị kinh tế rừng và phục vụ công nghiệp chế biến.
Trấn Yên huy động nhân lực để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng vụ Xuân
Trước kia do không có kinh nghiệm trồng rừng, nên 10 ha đất rừng sản xuất của gia đình anh Trần Quốc Hoàng, thôn Lương Tàm, xã Lương Thịnh chủ yếu để cây dại mọc, hoặc chỉ là những cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế thấp. Anh Hoàng tâm sự: “Những năm gần đây, thực hiện sự vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã Lương Thịnh, tôi đã chuyển đổi 1/2 diện tích đất rừng sang trồng tre Bát Độ và quế, diện tích còn là cây Keo lai theo chương trình cây gỗ lớn, nhờ đó thu nhập bình quân đạt gần 200 triệu đồng/năm. Từ kinh tế rừng đã giúp gia đình có cuộc sống khá giả hơn”.
Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn và nhân dân các dân tộc trong xã đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng cây quế, nên đến nay vùng quế của Kiên Thành đạt gần 3.000 ha, đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng với cây quế, Kiên Thành cũng có diện tích tre Bát Độ lớn nhất huyện, với trên 1.000 ha, góp phần đưa tổng thu nhập từ rừng của Kiên Thành hàng năm đạt trên 270 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Để thực hiện kế hoạch trồng thay thế 260 ha rừng các loại, người dân Kiên Thành tập trung thực hiện tốt cơ cấu rừng trồng, trong đó trồng quế tập trung là 105 ha và 35 ha tre Bát Độ. Đến thời điểm này, nhân dân trong xã đã trồng được 45 ha quế tập trung và 70 ha quế phân tán quy đổi”.
Trong nhiều năm qua, huyện Trấn Yên vẫn xác định kinh tế rừng là thành phần quan trọng trong nội ngành nông nghiệp, chính vì vậy cơ cấu trồng rừng của huyện có sự chuyển dịch tích cực, đến nay Trấn Yên đã hình thành được các vùng trồng rừng tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, như: vùng tre Bát Độ trên 3.570 ha, gần 20.000 ha quế và hơn 17.000 ha cây nguyên liệu giấy ở tất cả các địa phương trong huyện. Trong công tác trồng rừng đã tạo được nhiều chuỗi liên kết, từ cây quế, tre Bát Độ và đã có nhiều sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, đồng thời thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng phát triển.
Năm 2022, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng thay thế 2.750 ha rừng các loại, trong đó có 1.800 ha rừng tập trung, gồm: trồng mới 125 ha tre Bát Độ, trồng thay thế 1.075 ha quế tập trung, xây dựng vùng quế an toàn theo hướng hữu cơ là 8.000 ha tại 12 địa phương, trong đó có 2.200 ha đạt tiêu chuẩn Quốc tế; cấp chứng chỉ rừng FSC là 4.000 ha tại 8 địa phương. Ông Đỗ Văn Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên cho biết: “Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Kế hoạch chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương quy hoạch đất rừng để trồng tre Bát Độ; rà soát, kiểm tra chất lượng giống ở 395 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, vận động người dân khai thác những diện tích đến tuổi thu hoạch để chuẩn bị quỹ đất trồng thay thế rừng”.
Ngay sau khi phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại thôn 4, xã Hòa Cuông ngày mùng 7/2 (tức mùng 7 Tết), huyện Trấn Yên đã và đang tập trung huy động nhân lực, vật lực thực hiện trồng rừng sau khai thác. Đến nay, các địa phương huyện Trấn Yên đã trồng thay thế được 1.576 ha rừng các loại, đạt 57,3% kế hoạch năm, trong đó có 922 ha rừng tập trung, 654 ha rừng phân tán quy đổi, với cơ cấu giống: quế chiếm gần 72% diện tích đã trồng. Được biết, hiện nay, các địa phương huyện Trấn Yên đang đẩy nhanh tiến độ trồng mới và trồng thay thế 125 ha tre của năm 2022, Trấn Yên phấn đấu đến hết tháng 4 sẽ hoàn thành việc trồng tre Bát Độ và vụ xuân hoàn thành 70% trở lên kế hoạch trồng rừng năm 2022.
Với sự chỉ đạo tích cực của các ban, ngành của huyện và sự chủ động bà con nhân dân, huyện Trấn Yên phấn đấu hoàn thành công tác trồng rừng theo đúng kế hoạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ rừng của huyện.
1077 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngay sau khi phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, huyện Trấn Yên đã và đang tập trung huy động nhân lực, vật lực thực hiện trồng rừng sau khai thác. Theo kế hoạch, năm nay toàn huyện trồng 2.750 ha rừng các loại, trong đó cơ cấu rừng tập trung vào những cây như: Quế, tre Bát Độ, rừng gỗ lớn góp phần nâng cao giá trị kinh tế rừng và phục vụ công nghiệp chế biến.Trước kia do không có kinh nghiệm trồng rừng, nên 10 ha đất rừng sản xuất của gia đình anh Trần Quốc Hoàng, thôn Lương Tàm, xã Lương Thịnh chủ yếu để cây dại mọc, hoặc chỉ là những cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế thấp. Anh Hoàng tâm sự: “Những năm gần đây, thực hiện sự vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã Lương Thịnh, tôi đã chuyển đổi 1/2 diện tích đất rừng sang trồng tre Bát Độ và quế, diện tích còn là cây Keo lai theo chương trình cây gỗ lớn, nhờ đó thu nhập bình quân đạt gần 200 triệu đồng/năm. Từ kinh tế rừng đã giúp gia đình có cuộc sống khá giả hơn”.
Là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn và nhân dân các dân tộc trong xã đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng cây quế, nên đến nay vùng quế của Kiên Thành đạt gần 3.000 ha, đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng với cây quế, Kiên Thành cũng có diện tích tre Bát Độ lớn nhất huyện, với trên 1.000 ha, góp phần đưa tổng thu nhập từ rừng của Kiên Thành hàng năm đạt trên 270 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Để thực hiện kế hoạch trồng thay thế 260 ha rừng các loại, người dân Kiên Thành tập trung thực hiện tốt cơ cấu rừng trồng, trong đó trồng quế tập trung là 105 ha và 35 ha tre Bát Độ. Đến thời điểm này, nhân dân trong xã đã trồng được 45 ha quế tập trung và 70 ha quế phân tán quy đổi”.
Trong nhiều năm qua, huyện Trấn Yên vẫn xác định kinh tế rừng là thành phần quan trọng trong nội ngành nông nghiệp, chính vì vậy cơ cấu trồng rừng của huyện có sự chuyển dịch tích cực, đến nay Trấn Yên đã hình thành được các vùng trồng rừng tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, như: vùng tre Bát Độ trên 3.570 ha, gần 20.000 ha quế và hơn 17.000 ha cây nguyên liệu giấy ở tất cả các địa phương trong huyện. Trong công tác trồng rừng đã tạo được nhiều chuỗi liên kết, từ cây quế, tre Bát Độ và đã có nhiều sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, đồng thời thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng phát triển.
Năm 2022, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng thay thế 2.750 ha rừng các loại, trong đó có 1.800 ha rừng tập trung, gồm: trồng mới 125 ha tre Bát Độ, trồng thay thế 1.075 ha quế tập trung, xây dựng vùng quế an toàn theo hướng hữu cơ là 8.000 ha tại 12 địa phương, trong đó có 2.200 ha đạt tiêu chuẩn Quốc tế; cấp chứng chỉ rừng FSC là 4.000 ha tại 8 địa phương. Ông Đỗ Văn Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên cho biết: “Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Kế hoạch chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương quy hoạch đất rừng để trồng tre Bát Độ; rà soát, kiểm tra chất lượng giống ở 395 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, vận động người dân khai thác những diện tích đến tuổi thu hoạch để chuẩn bị quỹ đất trồng thay thế rừng”.
Ngay sau khi phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại thôn 4, xã Hòa Cuông ngày mùng 7/2 (tức mùng 7 Tết), huyện Trấn Yên đã và đang tập trung huy động nhân lực, vật lực thực hiện trồng rừng sau khai thác. Đến nay, các địa phương huyện Trấn Yên đã trồng thay thế được 1.576 ha rừng các loại, đạt 57,3% kế hoạch năm, trong đó có 922 ha rừng tập trung, 654 ha rừng phân tán quy đổi, với cơ cấu giống: quế chiếm gần 72% diện tích đã trồng. Được biết, hiện nay, các địa phương huyện Trấn Yên đang đẩy nhanh tiến độ trồng mới và trồng thay thế 125 ha tre của năm 2022, Trấn Yên phấn đấu đến hết tháng 4 sẽ hoàn thành việc trồng tre Bát Độ và vụ xuân hoàn thành 70% trở lên kế hoạch trồng rừng năm 2022.
Với sự chỉ đạo tích cực của các ban, ngành của huyện và sự chủ động bà con nhân dân, huyện Trấn Yên phấn đấu hoàn thành công tác trồng rừng theo đúng kế hoạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ rừng của huyện.