CTTĐT - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 -2025 xác định: Trong phát triển kinh tế, tiếp tục tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch lại vùng sản xuất, đưa máy móc, khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng nhằm nâng cao năng suất, giá trị và sản lượng. Việc triển khai các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã có tác động to lớn tới đời sống nhân dân, hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đây là bước chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, đưa nền nông nghiệp ở Văn Chấn có những bước tiến vượt bậc, từng bước nâng cao đời sống, thu nhập của người dân trên địa bàn.
Nhân dân xã Nghĩa Sơn tham gia Đề án trồng cây măng sặt
Đối với gia đình bà Nguyễn Thị Ngân, thôn Trung Tâm, xã Nậm Búng, năm nay là năm thứ 30 gia đình bà gắn bó với cây chè kể từ khi lên mảnh đất thượng huyện của huyện Văn Chấn lập nghiệp. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn chè Shan giâm cành xanh mướt những ngày đầu tháng 3, bà Ngân cho biết đây là hơn 1ha chè của gia đình đã chuyển đổi từ chè trung du, năng suất và chất lượng thấp sang trồng giống chè Shan giâm cành từ năm 2016. Sau khi được tham gia Đề án phát triển chè Shan tuyết vùng cao được triển khai tại địa phương. Ngày đầu tham gia, không chỉ được hỗ trợ về cây giống, gia đình bà còn được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc làm rạch chè đến bón phân, tạo tán. Sau 3 năm chăm sóc, gia đình bà Ngân đã được thu những lứa chè đầu tiên. Đến nay, bình quân mỗi năm, sản lượng bình quân đạt 14tấn/ha.
Bà Nguyễn Thị Ngân phấn khởi chia sẻ: “Mặc dù gần 2 năm trở lại đây chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dẫn tới việc thu mua chè búp tươi của các cơ sở chế biến có cầm chừng, song giá cả vẫn ổn định từ 5.000- 6.000 đồng/1kg, mang lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng cho gia đình mỗi năm.”
Toàn huyện Văn Chấn hiện đang duy trì, chăm sóc hơn 1.700 ha chè Shan tuyết, trong đó hơn 1.100 ha diện tích chè được nhân dân trồng, chăm sóc hơn 20 năm nay, còn lại là các diện tích chè được nhân dân mở rộng theo Đề án phát triển chè Shan vùng cao, giai đoạn 2016- 2020 và chuyển tiếp trong giai đoạn 2021 - 2025. Tập trung ở các xã Suối Giàng, Gia Hội, Nậm Búng, Sùng Đô và xã Nậm Mười. Với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Gap, huyện đã khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ, tích cực chăm sóc, thu hái bằng tay, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định cho các cơ sở sản xuất. Ông Lò Văn Tấn - Chủ tịch UBND xã Gia Hội cho biết: “Chúng tôi đang tiếp tục rà soát, quy hoạch, vận động nhân dân đăng ký các diện tích trồng, phấn đấu mỗi năm trồng mới, trồng cải tạo từ 40ha trở lên.”
Với mục tiêu “tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều đề án như: Đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung quy mô hộ gia đình theo hướng bán chăn thả; phát triển vùng sản xuất nếp tan Tú Lệ; hay đa dạng hóa các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: trồng dâu nuôi tằm tại các xã Chấn Thịnh, Sơn Lương, Sơn Thịnh, Thị trấn nông trường Liên Sơn; Đề án phát triển vùng quế tập trung và chè Shan Tuyết vùng cao; phát triển cây ăn quả có múi ở các xã vùng ngoài; Đề án trồng cây na dai tại xã Suối Bu...
Trong 2 năm trở lại đây, huyện Văn Chấn đã triển khai các đề án mới, đưa giống cây mới vào thâm canh trên đất đồi của địa phương như: Đề án trồng cây Macca xen chè, đề án trồng cây măng sặt tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Để triển khai đa dạng hóa các Đề án phát triển nông nghiệp có hiệu quả, huyện Văn Chấn đã tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm tại các huyện bạn, tỉnh bạn. “Xây dựng cơ chế hỗ trợ kịp thời từ khâu cây giống đến tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tìm đầu ra bao tiêu sản phẩm cho người dân. Các Đề án phát triển nông nghiệp triển khai trên địa bàn xã, nhất là Đề án trồng dâu nuôi tằm đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất, Đề án phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn trong vài năm trở lại đây đã có tác động tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra. Cụ thể hóa Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy Yên Bái và các chương trình, kế hoạch của huyện Văn Chấn về phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn. Huyện cũng đã hình thành, triển khai 4 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hình thành phương thức, quan hệ mới trong sản xuất như: dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cam Văn Chấn, chè búp tươi, cây dược liệu, sản phẩm gỗ. Ông Phạm Nguyên Bình - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện nhận định: “Việc triển khai các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đổi mới tổ chức sản xuất, lấy hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp, áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của huyện Văn Chấn trên thị trường đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững.”
Từ những hiệu quả kinh tế bước đầu của việc triển khai các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đối với đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện Văn Chấn trong thời gian qua, có thể khẳng định rằng, việc triển khai đa dạng các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng đưa các loại cây giống có năng suất, chất lượng, phù hợp với quy hoạch và phát triển của địa phương đang là hướng đi đứng đắn của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thúc đẩy phát triển kinh tế ở Văn Chấn, vừa thâm canh tăng năng suất, giá trị sản lượng, đồng thời cũng là những tiền đề quan trọng để huyện Văn Chấn phát huy lợi thế về phát triển nông nghiệp của địa phương.
1113 lượt xem
CTV: Quang Sơn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 -2025 xác định: Trong phát triển kinh tế, tiếp tục tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch lại vùng sản xuất, đưa máy móc, khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng nhằm nâng cao năng suất, giá trị và sản lượng. Việc triển khai các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã có tác động to lớn tới đời sống nhân dân, hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Đây là bước chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, đưa nền nông nghiệp ở Văn Chấn có những bước tiến vượt bậc, từng bước nâng cao đời sống, thu nhập của người dân trên địa bàn.Đối với gia đình bà Nguyễn Thị Ngân, thôn Trung Tâm, xã Nậm Búng, năm nay là năm thứ 30 gia đình bà gắn bó với cây chè kể từ khi lên mảnh đất thượng huyện của huyện Văn Chấn lập nghiệp. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn chè Shan giâm cành xanh mướt những ngày đầu tháng 3, bà Ngân cho biết đây là hơn 1ha chè của gia đình đã chuyển đổi từ chè trung du, năng suất và chất lượng thấp sang trồng giống chè Shan giâm cành từ năm 2016. Sau khi được tham gia Đề án phát triển chè Shan tuyết vùng cao được triển khai tại địa phương. Ngày đầu tham gia, không chỉ được hỗ trợ về cây giống, gia đình bà còn được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc làm rạch chè đến bón phân, tạo tán. Sau 3 năm chăm sóc, gia đình bà Ngân đã được thu những lứa chè đầu tiên. Đến nay, bình quân mỗi năm, sản lượng bình quân đạt 14tấn/ha.
Bà Nguyễn Thị Ngân phấn khởi chia sẻ: “Mặc dù gần 2 năm trở lại đây chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dẫn tới việc thu mua chè búp tươi của các cơ sở chế biến có cầm chừng, song giá cả vẫn ổn định từ 5.000- 6.000 đồng/1kg, mang lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng cho gia đình mỗi năm.”
Toàn huyện Văn Chấn hiện đang duy trì, chăm sóc hơn 1.700 ha chè Shan tuyết, trong đó hơn 1.100 ha diện tích chè được nhân dân trồng, chăm sóc hơn 20 năm nay, còn lại là các diện tích chè được nhân dân mở rộng theo Đề án phát triển chè Shan vùng cao, giai đoạn 2016- 2020 và chuyển tiếp trong giai đoạn 2021 - 2025. Tập trung ở các xã Suối Giàng, Gia Hội, Nậm Búng, Sùng Đô và xã Nậm Mười. Với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Gap, huyện đã khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ, tích cực chăm sóc, thu hái bằng tay, tạo nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định cho các cơ sở sản xuất. Ông Lò Văn Tấn - Chủ tịch UBND xã Gia Hội cho biết: “Chúng tôi đang tiếp tục rà soát, quy hoạch, vận động nhân dân đăng ký các diện tích trồng, phấn đấu mỗi năm trồng mới, trồng cải tạo từ 40ha trở lên.”
Với mục tiêu “tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều đề án như: Đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung quy mô hộ gia đình theo hướng bán chăn thả; phát triển vùng sản xuất nếp tan Tú Lệ; hay đa dạng hóa các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: trồng dâu nuôi tằm tại các xã Chấn Thịnh, Sơn Lương, Sơn Thịnh, Thị trấn nông trường Liên Sơn; Đề án phát triển vùng quế tập trung và chè Shan Tuyết vùng cao; phát triển cây ăn quả có múi ở các xã vùng ngoài; Đề án trồng cây na dai tại xã Suối Bu...
Trong 2 năm trở lại đây, huyện Văn Chấn đã triển khai các đề án mới, đưa giống cây mới vào thâm canh trên đất đồi của địa phương như: Đề án trồng cây Macca xen chè, đề án trồng cây măng sặt tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Để triển khai đa dạng hóa các Đề án phát triển nông nghiệp có hiệu quả, huyện Văn Chấn đã tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm tại các huyện bạn, tỉnh bạn. “Xây dựng cơ chế hỗ trợ kịp thời từ khâu cây giống đến tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tìm đầu ra bao tiêu sản phẩm cho người dân. Các Đề án phát triển nông nghiệp triển khai trên địa bàn xã, nhất là Đề án trồng dâu nuôi tằm đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất, Đề án phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn trong vài năm trở lại đây đã có tác động tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra. Cụ thể hóa Chương trình hành động số 18 của Tỉnh ủy Yên Bái và các chương trình, kế hoạch của huyện Văn Chấn về phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn. Huyện cũng đã hình thành, triển khai 4 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hình thành phương thức, quan hệ mới trong sản xuất như: dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cam Văn Chấn, chè búp tươi, cây dược liệu, sản phẩm gỗ. Ông Phạm Nguyên Bình - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện nhận định: “Việc triển khai các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đổi mới tổ chức sản xuất, lấy hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp, áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực của huyện Văn Chấn trên thị trường đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững.”
Từ những hiệu quả kinh tế bước đầu của việc triển khai các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đối với đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện Văn Chấn trong thời gian qua, có thể khẳng định rằng, việc triển khai đa dạng các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng đưa các loại cây giống có năng suất, chất lượng, phù hợp với quy hoạch và phát triển của địa phương đang là hướng đi đứng đắn của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thúc đẩy phát triển kinh tế ở Văn Chấn, vừa thâm canh tăng năng suất, giá trị sản lượng, đồng thời cũng là những tiền đề quan trọng để huyện Văn Chấn phát huy lợi thế về phát triển nông nghiệp của địa phương.