CTTĐT - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Yên Bình đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số một cách chặt chẽ, bài bản, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Huyện Yên Bình đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số
Thực hiện chuyển đổi số, Huyện ủy Yên Bình đã ban hành chương trình hành động, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện chuyển đổi số với trọng tâm là trong năm 2022 và lộ trình đến năm 2025; tính toán việc tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho công tác chuyển đổi số trên địa bàn. Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác chuyển đối số huyện Yên Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 do đồng chí Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm Trưởng Ban chỉ đạo. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện đã họp, triển khai nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ đến các thành viên để tổ chức triển khai thực hiện.
Với nhận thức chuyển đổi số là xu hướng, là yêu cầu khách quan của sự phát triển, tác động đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, huyện Yên Bình đã xây dựng lộ trình, kế hoạch chuyển đổi số theo hướng lựa chọn việc dễ làm trước, làm ngay và dứt điểm; việc khó làm thí điểm, vừa làm vừa điều chỉnh. Cách làm phải xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn. Tập trung mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp với phương châm hành động “Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả”. Huyện đã tổ chức nhiều buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị cung ứng dịch vụ như: VNPT Yên Bái, Viettel, các chuyên gia của Tập đoàn Microsoft tại Việt Nam... để nghe tham vấn và thống nhất các nội dung phối hợp thực hiện công tác chuyển đổi số tại huyện.
Huyện đã tổ chức làm việc với các chuyên gia của Tập đoàn Microsoft tại Việt Nam để triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Bộ phận phục vụ hành chính công huyện đã triển khai nhiều ứng dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giao dịch
Đến nay đã có 38 cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đăng ký thực hiện trên 50 công trình, phần việc để thực hiện công tác chuyển đổi số năm 2022; cán bộ, đảng viên hiểu hơn về công tác chuyển đổi số. Huyện đã duy trì và nâng cao chất lượng các phần mềm đang được sử dụng. Cùng với đó, ngay trong tháng 3/2022 một số ứng dụng mới huyện cũng được huyện tập trung triển khai thực hiện như: sổ tay đảng viên điện tử, tạo lập tài khoản Official Account Bộ phận phục vụ hành chính công huyện trên nền tảng ứng dụng zalo... Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã đã tích hợp việc nhận và trả kết quả hồ sơ qua tin nhắn điện thoại. Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình tại địa chỉ website: yenbinh.yenbai.gov.vn được tích hợp trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái thường xuyên cập nhập các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và của huyện. Để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn và công tác tuyên truyền, quảng bá, các đơn vị, đoàn thể của huyện đã lập các fanpage trên facebook và zalo để kịp thời tuyên truyền về các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện, 24/24 xã, thị trấn trong huyện đã có phòng họp trực tuyến, 100% tổ dân phố trên địa bàn đã có đường truyền Internet đảm bảo chất lượng.
Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Phó Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Yên Bình
Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Phó Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Yên Bình cho biết: “Thực hiện chuyển đổi số, huyện đã xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể trong năm 2022 và trong cả giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong quý II/2022, huyện sẽ tổ chức tập huấn về về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện xây dựng phần mềm dữ liệu dùng chung và chuyên ngành. Trong quý III sẽ hoàn thiện phòng họp không giấy, phần mềm quản lý và chấm điểm công chức, viên chức hàng tuần, hàng tháng; thực hiện thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia, dịch vụ công trực tuyến. Trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, huyện tập trung các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, đặc biệt huyện sẽ tổ chức thực hiện chuyển đổi số thống nhất, đồng bộ với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh theo các nhóm chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của dự thảo Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ”.
Với lộ trình thực hiện cụ thể, rõ ràng, trong thời gian tới, huyện Yên Bình sẽ tập trung tăng cường công tác tuyên tuyền để từng bước thay đổi nhận thức về chuyển đổi số; nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, đảng viên và người dân; thành lập các Tổ hỗ trợ công nghệ thông tin, lập các trang Fanpage, các nhóm zalo để truyền thông về công tác chuyển đổi số; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện chuyển đổi số trên một số nền tảng ứng dụng sẵn có trên mạng xã hội phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó, huyện sẽ tập trung triển khai công tác chuyển đổi số trên cả 03 trụ cột: cấp ủy - chính quyền số; kinh tế số và xã hội số. Trong đó về cấp ủy và chính quyền số sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai phòng họp không giấy, ứng dụng tổng hợp báo cáo thông minh, ứng dụng nhắc việc… Bám sát chương trình chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh của tỉnh để tiếp tục triển khai các hạng mục phù hợp; tập trung xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh tại thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà. Về kinh tế số, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực có lợi thế như nông nghiệp, dịch vụ, du lịch; nâng cao chất lượng hoạt động của các trang fanpage: Du lịch Yên Bình, Nông sản Yên Bình... để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm và hỗ trợ người dân, khách du lịch tìm kiếm thông tin cần thiết; triển khai các ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin để đánh giá, xếp loại các sản phẩm OCOP; khảo sát, lấy ý kiến người dân công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao… Về Xã hội số sẽ tập trung triển khai các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - thông tin; thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động phát thanh, tuyên truyền từ huyện xuống cơ sở; tổ chức triển khai rộng rãi ứng dụng chuyển đổi số trong toàn thể các cơ sở giáo dục trên địa bàn; triển khai thực hiện chuyển đổi số trong công tác khám, chữa bệnh tại đơn vị và công tác phòng chống dịch Covid-19...
Tin tưởng rằng, với sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị huyện Yên Bình, việc chuyển đổi số sẽ vừa là công cụ, vừa là động lực để huyện Yên Bình tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực. Đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để huyện đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lao động, mang lại hiệu quả trong thực hiện chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong thời gian tới.
1656 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nhất là trong bối cảnh vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Yên Bình đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số một cách chặt chẽ, bài bản, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.Thực hiện chuyển đổi số, Huyện ủy Yên Bình đã ban hành chương trình hành động, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện chuyển đổi số với trọng tâm là trong năm 2022 và lộ trình đến năm 2025; tính toán việc tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho công tác chuyển đổi số trên địa bàn. Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác chuyển đối số huyện Yên Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 do đồng chí Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm Trưởng Ban chỉ đạo. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện đã họp, triển khai nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ đến các thành viên để tổ chức triển khai thực hiện.
Với nhận thức chuyển đổi số là xu hướng, là yêu cầu khách quan của sự phát triển, tác động đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, huyện Yên Bình đã xây dựng lộ trình, kế hoạch chuyển đổi số theo hướng lựa chọn việc dễ làm trước, làm ngay và dứt điểm; việc khó làm thí điểm, vừa làm vừa điều chỉnh. Cách làm phải xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn. Tập trung mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp với phương châm hành động “Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả”. Huyện đã tổ chức nhiều buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị cung ứng dịch vụ như: VNPT Yên Bái, Viettel, các chuyên gia của Tập đoàn Microsoft tại Việt Nam... để nghe tham vấn và thống nhất các nội dung phối hợp thực hiện công tác chuyển đổi số tại huyện.
Huyện đã tổ chức làm việc với các chuyên gia của Tập đoàn Microsoft tại Việt Nam để triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Bộ phận phục vụ hành chính công huyện đã triển khai nhiều ứng dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giao dịch
Đến nay đã có 38 cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đăng ký thực hiện trên 50 công trình, phần việc để thực hiện công tác chuyển đổi số năm 2022; cán bộ, đảng viên hiểu hơn về công tác chuyển đổi số. Huyện đã duy trì và nâng cao chất lượng các phần mềm đang được sử dụng. Cùng với đó, ngay trong tháng 3/2022 một số ứng dụng mới huyện cũng được huyện tập trung triển khai thực hiện như: sổ tay đảng viên điện tử, tạo lập tài khoản Official Account Bộ phận phục vụ hành chính công huyện trên nền tảng ứng dụng zalo... Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã đã tích hợp việc nhận và trả kết quả hồ sơ qua tin nhắn điện thoại. Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình tại địa chỉ website: yenbinh.yenbai.gov.vn được tích hợp trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái thường xuyên cập nhập các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và của huyện. Để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn và công tác tuyên truyền, quảng bá, các đơn vị, đoàn thể của huyện đã lập các fanpage trên facebook và zalo để kịp thời tuyên truyền về các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện, 24/24 xã, thị trấn trong huyện đã có phòng họp trực tuyến, 100% tổ dân phố trên địa bàn đã có đường truyền Internet đảm bảo chất lượng.
Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Phó Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Yên Bình
Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Phó Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Yên Bình cho biết: “Thực hiện chuyển đổi số, huyện đã xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể trong năm 2022 và trong cả giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong quý II/2022, huyện sẽ tổ chức tập huấn về về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện xây dựng phần mềm dữ liệu dùng chung và chuyên ngành. Trong quý III sẽ hoàn thiện phòng họp không giấy, phần mềm quản lý và chấm điểm công chức, viên chức hàng tuần, hàng tháng; thực hiện thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia, dịch vụ công trực tuyến. Trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, huyện tập trung các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, đặc biệt huyện sẽ tổ chức thực hiện chuyển đổi số thống nhất, đồng bộ với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh theo các nhóm chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của dự thảo Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ”.
Với lộ trình thực hiện cụ thể, rõ ràng, trong thời gian tới, huyện Yên Bình sẽ tập trung tăng cường công tác tuyên tuyền để từng bước thay đổi nhận thức về chuyển đổi số; nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, đảng viên và người dân; thành lập các Tổ hỗ trợ công nghệ thông tin, lập các trang Fanpage, các nhóm zalo để truyền thông về công tác chuyển đổi số; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện chuyển đổi số trên một số nền tảng ứng dụng sẵn có trên mạng xã hội phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó, huyện sẽ tập trung triển khai công tác chuyển đổi số trên cả 03 trụ cột: cấp ủy - chính quyền số; kinh tế số và xã hội số. Trong đó về cấp ủy và chính quyền số sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai phòng họp không giấy, ứng dụng tổng hợp báo cáo thông minh, ứng dụng nhắc việc… Bám sát chương trình chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh của tỉnh để tiếp tục triển khai các hạng mục phù hợp; tập trung xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh tại thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà. Về kinh tế số, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực có lợi thế như nông nghiệp, dịch vụ, du lịch; nâng cao chất lượng hoạt động của các trang fanpage: Du lịch Yên Bình, Nông sản Yên Bình... để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm và hỗ trợ người dân, khách du lịch tìm kiếm thông tin cần thiết; triển khai các ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin để đánh giá, xếp loại các sản phẩm OCOP; khảo sát, lấy ý kiến người dân công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao… Về Xã hội số sẽ tập trung triển khai các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - thông tin; thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động phát thanh, tuyên truyền từ huyện xuống cơ sở; tổ chức triển khai rộng rãi ứng dụng chuyển đổi số trong toàn thể các cơ sở giáo dục trên địa bàn; triển khai thực hiện chuyển đổi số trong công tác khám, chữa bệnh tại đơn vị và công tác phòng chống dịch Covid-19...
Tin tưởng rằng, với sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị huyện Yên Bình, việc chuyển đổi số sẽ vừa là công cụ, vừa là động lực để huyện Yên Bình tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực. Đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để huyện đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lao động, mang lại hiệu quả trong thực hiện chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong thời gian tới.