CTTĐT - Xác định cây chè là một trong những cây trồng chủ lực có giá trị, cho sản phẩm thường xuyên ổn định, đảm bảo cuộc sống cho hàng vạn người dân, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu sẽ cơ cấu lại ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.
Cây chè là một trong những cây trồng chủ lực có giá trị, cho sản phẩm thường xuyên ổn định
Hiện nay, tỉnh Yên Bái có trên 7.400 ha chè, giảm 2.200 ha so với năm 2016. Trong đó, các huyện có diện tích giảm nhiều là: huyện Trấn Yên giảm 1.042 ha; huyện Yên Bình giảm 1.074 ha, huyện Mù Cang Chải giảm 171 ha, huyện Lục Yên giảm 160 ha và thành phố Yên Bái giảm 373 ha. Nguyên nhân chính do những diện tích chè già cỗi, không được đầu tư chăm sóc, do hiệu quả kinh tế thấp nên người dân đã chuyển đổi sang trồng các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và một phần diện tích giảm do thu hồi đất để làm các công trình giao thông, dân cư. Trong diện tích chè hiện có còn có một phần diện tích chè các hộ đã trồng các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả, quế.
Diện tích chè giảm khiến sản lượng chè cũng giảm. Năm 2021, sản lượng chè của toàn tỉnh giảm gần 12.000 tấn so với năm 2016. Cùng với đó, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ chè của tỉnh cũng chịu nhiều tác động với sản lượng tồn kho khoảng 1.000 tấn; chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vật tư, nhân công tăng cao trong khi giá sản phẩm đầu ra còn thấp, thị trường tiêu thụ chưa đảm bảo; hầu hết các đơn vị không chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất…
Xác định chè vẫn là cây trồng chủ lực có giá trị của tỉnh Yên Bái cho sản phẩm thường xuyên ổn định, đảm bảo cuộc sống cho hàng vạn người dân, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu sẽ cơ cấu lại ngành chè Yên Bái theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Sắp xếp các cơ sở chế biến, đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè. Trong năm 2022, tỉnh đặt ra mục tiêu sẽ ổn định diện tích chè khoảng 7.400 ha; năng suất đạt 98 - 100 tạ/ha; sản lượng đạt 68.000 tấn.
Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới tỉnh Yên Bái sẽ tập trung bảo vệ các diện tích chè hiện có, tổ chức thực hiện việc trồng mới, trồng thay thế diện tích chè già cỗi bằng các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung tại các địa phương cụ thể, liên kết, gắn với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến trên địa bàn. Hỗ trợ các đơn vị chế biến xây dựng vùng nguyên liệu. Hướng dẫn người trồng chè áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng chè búp tươi. Cùng với đó, tỉnh cũng tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng và phát huy cao nhất hiệu quả của chính sách. Rà soát đánh giá năng lực sản xuất của các đơn vị chế biến từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập của người làm chè.
1364 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định cây chè là một trong những cây trồng chủ lực có giá trị, cho sản phẩm thường xuyên ổn định, đảm bảo cuộc sống cho hàng vạn người dân, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu sẽ cơ cấu lại ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.Hiện nay, tỉnh Yên Bái có trên 7.400 ha chè, giảm 2.200 ha so với năm 2016. Trong đó, các huyện có diện tích giảm nhiều là: huyện Trấn Yên giảm 1.042 ha; huyện Yên Bình giảm 1.074 ha, huyện Mù Cang Chải giảm 171 ha, huyện Lục Yên giảm 160 ha và thành phố Yên Bái giảm 373 ha. Nguyên nhân chính do những diện tích chè già cỗi, không được đầu tư chăm sóc, do hiệu quả kinh tế thấp nên người dân đã chuyển đổi sang trồng các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và một phần diện tích giảm do thu hồi đất để làm các công trình giao thông, dân cư. Trong diện tích chè hiện có còn có một phần diện tích chè các hộ đã trồng các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả, quế.
Diện tích chè giảm khiến sản lượng chè cũng giảm. Năm 2021, sản lượng chè của toàn tỉnh giảm gần 12.000 tấn so với năm 2016. Cùng với đó, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ chè của tỉnh cũng chịu nhiều tác động với sản lượng tồn kho khoảng 1.000 tấn; chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vật tư, nhân công tăng cao trong khi giá sản phẩm đầu ra còn thấp, thị trường tiêu thụ chưa đảm bảo; hầu hết các đơn vị không chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất…
Xác định chè vẫn là cây trồng chủ lực có giá trị của tỉnh Yên Bái cho sản phẩm thường xuyên ổn định, đảm bảo cuộc sống cho hàng vạn người dân, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu sẽ cơ cấu lại ngành chè Yên Bái theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Sắp xếp các cơ sở chế biến, đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè. Trong năm 2022, tỉnh đặt ra mục tiêu sẽ ổn định diện tích chè khoảng 7.400 ha; năng suất đạt 98 - 100 tạ/ha; sản lượng đạt 68.000 tấn.
Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới tỉnh Yên Bái sẽ tập trung bảo vệ các diện tích chè hiện có, tổ chức thực hiện việc trồng mới, trồng thay thế diện tích chè già cỗi bằng các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung tại các địa phương cụ thể, liên kết, gắn với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến trên địa bàn. Hỗ trợ các đơn vị chế biến xây dựng vùng nguyên liệu. Hướng dẫn người trồng chè áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng chè búp tươi. Cùng với đó, tỉnh cũng tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng và phát huy cao nhất hiệu quả của chính sách. Rà soát đánh giá năng lực sản xuất của các đơn vị chế biến từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập của người làm chè.