CTTĐT - Chiều 17/3, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tỉnh Yên Bái về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022, triển khai một số nhiệm vụ để thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021-2025.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, thành viên BCĐ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tỉnh, Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên minh HXT tỉnh, Đoàn TNCS HCM tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 88/150 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 58,7% (trong đó, năm 2021 công nhận 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới); 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới là huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ. 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Sau một thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi rõ rệt, đời sống của nhân dân đã được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Người dân đã nhận thức được lợi ích và tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, trình độ, chất lượng, giá trị, hiệu quả cao hơn; Việc sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, dần hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Chương trình OCOP được tập trung triển khai đồng bộ; các ngành, địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng nông thôn mới; triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất xây dựng các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế hộ. Chủ động huy động, bố trí lồng ghép các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi; chủ động triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà không cần có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước…
Năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 11 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, đưa số xã đạt chuẩn lên 99/150 xã, đạt 66%; 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Cùng với đó là cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn tại 62 xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới và duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí tại 88 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng còn nhiều khó khăn: việc đầu tư cơ sở hạ tầng, việc huy động nguồn lực còn rất hạn chế tại nhiều xã nghèo, xã khó khăn; chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; các chuỗi giá trị sản xuất thiếu bền vững…
Tại Hội nghị, lãnh đạo các ngành thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo UBND các địa phương đã thảo luận làm rõ các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022; những vướng mắc khó khăn trong xây dựng nông thôn mới như việc hoàn thành các tiêu chí khó: hộ nghèo, thu nhập, đào tạo nghề, bảo vệ môi trường cũng như các giải pháp để giải quyết những khó khăn vướng mắc đó.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (ảnh trên) đề nghị các sở, ngành trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chỉ tiêu, tiêu chí do UBND tỉnh quy định đồng thời ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí theo đúng quy định và chỉ đạo của trung ương.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu ban hành Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 phù hợp với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ XIX; chủ trì xây dựng Kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2022.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động thành lập các tổ công tác rà soát, đánh giá các tiêu chí của các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới của giai đoạn trước, đối chiếu với tiêu chí của 2021-2025 làm cơ sở xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới của các địa phương giai đoạn 2021-2025….
1369 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 17/3, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tỉnh Yên Bái về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022, triển khai một số nhiệm vụ để thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021-2025. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, thành viên BCĐ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tỉnh, Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên minh HXT tỉnh, Đoàn TNCS HCM tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 88/150 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 58,7% (trong đó, năm 2021 công nhận 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới); 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới là huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ. 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Sau một thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi rõ rệt, đời sống của nhân dân đã được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Người dân đã nhận thức được lợi ích và tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, trình độ, chất lượng, giá trị, hiệu quả cao hơn; Việc sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, dần hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Chương trình OCOP được tập trung triển khai đồng bộ; các ngành, địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng nông thôn mới; triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất xây dựng các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế hộ. Chủ động huy động, bố trí lồng ghép các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi; chủ động triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà không cần có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước…
Năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 11 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, đưa số xã đạt chuẩn lên 99/150 xã, đạt 66%; 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Cùng với đó là cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn tại 62 xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới và duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí tại 88 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng còn nhiều khó khăn: việc đầu tư cơ sở hạ tầng, việc huy động nguồn lực còn rất hạn chế tại nhiều xã nghèo, xã khó khăn; chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; các chuỗi giá trị sản xuất thiếu bền vững…
Tại Hội nghị, lãnh đạo các ngành thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo UBND các địa phương đã thảo luận làm rõ các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022; những vướng mắc khó khăn trong xây dựng nông thôn mới như việc hoàn thành các tiêu chí khó: hộ nghèo, thu nhập, đào tạo nghề, bảo vệ môi trường cũng như các giải pháp để giải quyết những khó khăn vướng mắc đó.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (ảnh trên) đề nghị các sở, ngành trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chỉ tiêu, tiêu chí do UBND tỉnh quy định đồng thời ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí theo đúng quy định và chỉ đạo của trung ương.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu ban hành Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 phù hợp với mục tiêu của Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần thứ XIX; chủ trì xây dựng Kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2022.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động thành lập các tổ công tác rà soát, đánh giá các tiêu chí của các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới của giai đoạn trước, đối chiếu với tiêu chí của 2021-2025 làm cơ sở xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới của các địa phương giai đoạn 2021-2025….