CTTĐT - Sáng 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng năm 2022, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình và giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022; việc triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2022 đã đạt được những kết quả tích cực. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi theo chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng GDP đạt khá, trong quý I tăng 5,03%; CPI bình quân tăng 1,92% so với cùng kỳ. Thu ngân sách đạt 32,6% dự toán. Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục mở rộng. Sản xuất công nghiệp khởi sắc, giá trị tăng thêm toàn ngành tăng 7,07% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ. Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 176,35 tỷ USD (tăng 14,4%); xuất siêu 809 triệu USD. Văn hóa tiếp tục được quan tâm phát triển; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được bảo đảm, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Công tác phòng chống dịch Covid-19, tiêm vắc xin, điều trị bệnh nhân tiếp tục được triển khai quyết liệt; đẩy mạnh tiêm mũi 3 và chuẩn bị sẵn sàng việc tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được các bộ, ngành và địa phương khẩn trương, tích cực triển khai.
Về tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, đến ngày 30/3, tổng số vốn các bộ, cơ quan và địa phương đã có quyết định giao chi tiết là 466.123.313 tỷ đồng, đạt 90% số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao. Đến nay còn 13/51 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu là do một số bộ, cơ quan và địa phương đang hoàn thiện thủ tục đầu tư cho các dự án vừa được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Đối với tỉnh Yên Bái, trong 3 tháng năm 2022, với phương hành động “Chủ động, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, tăng tốc, hiệu quả”, tỉnh đã nỗ lực thực hiện quyết liệt, hiệu quả ba đột phá chiến lược. Triển khai thực hiện đầu tư công theo hướng trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, bền vững. Văn hoá, xã hội được quan tâm chăm lo. An sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng an ninh được giữ vững.
Tại Hội nghị, Bộ Giao thông Vận tải cũng báo cáo về việc triển khai 5 công trình giao thông quan trọng quốc gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 43 của Quốc hội. Các đại biểu tham dự hội nghị đã tập trung thảo luận phân tích rõ những việc đã và chưa làm được trong quý I; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, những khó khăn, thách thức chính đối với Việt Nam hiện nay; đồng thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ, những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới để đạt mục tiêu đề ra.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phục hồi và phát triển KTXH, triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình có người bị nạn do thiên tai, chia sẻ với những khó khăn mà các tỉnh miền Trung phải đối mặt do thiên tai bất thường vừa gây ra.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, làm rõ về những kết quả đã đạt được, những khó khăn và những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước thời gian qua. Dự báo trong quý II, nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng, nỗ lực, quyết tâm hơn nữa, lựa chọn trọng tâm, trọng điểm trong chỉ đạo điều hành, xử lý việc nào dứt điểm việc ấy. Tập trung thực hiện 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: tập trung phòng chống dịch Covid-19, thực hiện tốt các chỉ đạo của Quốc hội, của Chính phủ; tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành kinh tế; coi trọng công tác phát triển giáo dục - đào tạo, chú trọng an sinh xã hội, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tập trung rà soát hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường công tác thông tin truyền thông, đấu tranh, phản bác các thông tin xấu độc; tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với các công trình giao thông trọng điểm; đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo đúng quy trình, quy định.
1174 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng năm 2022, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình và giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022; việc triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia.Dự Hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2022 đã đạt được những kết quả tích cực. Nền kinh tế tiếp tục phục hồi theo chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng GDP đạt khá, trong quý I tăng 5,03%; CPI bình quân tăng 1,92% so với cùng kỳ. Thu ngân sách đạt 32,6% dự toán. Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục mở rộng. Sản xuất công nghiệp khởi sắc, giá trị tăng thêm toàn ngành tăng 7,07% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ. Tổng kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 176,35 tỷ USD (tăng 14,4%); xuất siêu 809 triệu USD. Văn hóa tiếp tục được quan tâm phát triển; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được bảo đảm, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc. Công tác phòng chống dịch Covid-19, tiêm vắc xin, điều trị bệnh nhân tiếp tục được triển khai quyết liệt; đẩy mạnh tiêm mũi 3 và chuẩn bị sẵn sàng việc tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được các bộ, ngành và địa phương khẩn trương, tích cực triển khai.
Về tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, đến ngày 30/3, tổng số vốn các bộ, cơ quan và địa phương đã có quyết định giao chi tiết là 466.123.313 tỷ đồng, đạt 90% số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao. Đến nay còn 13/51 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu là do một số bộ, cơ quan và địa phương đang hoàn thiện thủ tục đầu tư cho các dự án vừa được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Đối với tỉnh Yên Bái, trong 3 tháng năm 2022, với phương hành động “Chủ động, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, tăng tốc, hiệu quả”, tỉnh đã nỗ lực thực hiện quyết liệt, hiệu quả ba đột phá chiến lược. Triển khai thực hiện đầu tư công theo hướng trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, bền vững. Văn hoá, xã hội được quan tâm chăm lo. An sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng an ninh được giữ vững.
Tại Hội nghị, Bộ Giao thông Vận tải cũng báo cáo về việc triển khai 5 công trình giao thông quan trọng quốc gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 43 của Quốc hội. Các đại biểu tham dự hội nghị đã tập trung thảo luận phân tích rõ những việc đã và chưa làm được trong quý I; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, những khó khăn, thách thức chính đối với Việt Nam hiện nay; đồng thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ, những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới để đạt mục tiêu đề ra.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phục hồi và phát triển KTXH, triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình có người bị nạn do thiên tai, chia sẻ với những khó khăn mà các tỉnh miền Trung phải đối mặt do thiên tai bất thường vừa gây ra.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, làm rõ về những kết quả đã đạt được, những khó khăn và những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước thời gian qua. Dự báo trong quý II, nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần cố gắng, nỗ lực, quyết tâm hơn nữa, lựa chọn trọng tâm, trọng điểm trong chỉ đạo điều hành, xử lý việc nào dứt điểm việc ấy. Tập trung thực hiện 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: tập trung phòng chống dịch Covid-19, thực hiện tốt các chỉ đạo của Quốc hội, của Chính phủ; tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành kinh tế; coi trọng công tác phát triển giáo dục - đào tạo, chú trọng an sinh xã hội, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tập trung rà soát hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường công tác thông tin truyền thông, đấu tranh, phản bác các thông tin xấu độc; tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với các công trình giao thông trọng điểm; đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo đúng quy trình, quy định.