CTTĐT - Với trên 91% dân số là đồng bào dân tộc Mông, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, Mù Cang Chải là một huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Để giúp người dân thoát nghèo và tạo mọi điều kiện cho người dân phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án cũng như chính sách dân tộc, người dân trực tiếp được hưởng lợi về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giúp cho bộ mặt nông thôn của các địa phương ngày một thêm khởi sắc.
Nhân dân tích cực tham gia bê tông hóa đường giao thông nông thôn.
Những ngày đầu thu tháng 10, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi lợn rừng của hộ gia đình anh Thào A Phổng ở bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt, trước mắt chúng tôi là cả đàn lợn rừng với đủ các lứa tuổi và nụ cười vui vẻ của gia chủ đang cho đàn lợn ăn. Gia đình anh Phổng trước đây cũng là một hộ nghèo, khó khăn của bản, nhưng vài năm về trước anh được tiếp cận với dự án giảm nghèo giai đoạn 2 và gia đình đã đăng ký, tham gia chăn nuôi hơn chục con lợn rừng, mới đầu do chưa có kinh nghiệm nên đàn lợn đã bị chết 3 con. Anh đã được cán bộ hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc đàn lợn làm sao cho phù hợp nên tăng đàn rất nhanh. Đến nay tổng đàn lợn của gia đình anh đã tăng lên gần 100 con. Với giá bán 150 nghìn trên 1 kg lợn hơi, năm 2018 gia đình anh đã thu lời được cả trăm triệu đồng. Từ đó gia đình anh Phổng đã trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều khách hàng gần xa và mặc dù cái tết năm 2019 chưa đến nhưng hiện nay khách hàng đã đặt mua lợn của gia đình anh khá nhiều. Anh Phổng tâm sự: “Trước đây khi chưa được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, chương trình dự án thì khá khó khăn, dù nghĩ được nhiều giải pháp để phát triển sản xuất nhưng không đủ vốn làm nên đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng sau khi được tiếp cận các dự án, các nguồn tín dụng ưu đãi cho vùng cao, gia đình tôi đã thay đổi được nhiều thứ như kinh tế ổn định, có của ăn, của để. Tạo được điều kiện tốt hơn cho con cái tham gia học tập. Không chỉ tôi mà nhiều hộ dân khác rất cảm ơn các chương trình dự án đã tạo dựng cho chúng tôi có đời sống ổn định như ngày hôm nay”.
Người dân áp chăn nuôi theo hướng hàng hóa
Nậm Khắt là một xã đặc biệt khó khăn của huyện, nhưng sau nhiều năm thực hiện các chương trình dự án như: 30a, Chương trình 135, 755, và các dự án đã giúp xã xoá được cái đói, cái nghèo cho người dân, đặc biệt là đã giúp cho bộ mặt nông thôn mới của xã dần dần thay đổi, hệ thống điện, đường, trường học, trạm y tế được đầu tư kiên cố hoá, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống. Cũng chính từ các nguồn đầu tư của dự án và các chương trình đã giúp cho xã làm tốt hơn công tác xây dựng nông thôn mới và xoá đói giảm nghèo của địa phương, tạo cho đời sống người dân ngày một thêm no đủ, tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2018 chỉ còn 502/1030 hộ, năm 2019 xã tiếp tục giảm được 105 hộ. Ông Thào A Páo - Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết thêm: "Trong những năm vừa qua xã Nậm Khắt là một trong những địa phương được hưởng trực tiếp các chính sách, chương trình dự án, đã thúc đẩy sự phát triển của người dân, nhất là trong công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó các nguồn vốn và chương trình dự án còn trực tiếp đầu tư cây con giống giúp người dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ theo hướng hàng hóa và chúng tôi đánh giá rất cao về hiệu quả của các chương trình".
Nhân dân đưa các mặt hàng nông sản ra thị trường
Cũng như Nậm Khắt, xã Púng Luông cũng rất khó khăn trong công tác phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là việc kiên cố hoá hệ thống kênh mương thuỷ lợi và đầu tư máy móc nông cụ cho người dân để giúp người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hoá. Sau khi các chương trình, tiểu dự án, nguồn vốn 30a, chương trình 135 được triển khai tại xã, đã giúp xã kiên cố hoá được 7 công trình kênh mương trọng yếu phục vụ tưới tiêu cho nhân dân tại các bản, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất lúa 2 vụ. Ngoài ra mỗi năm còn có từ 20 - 30 nhóm hộ được hỗ trợ nông cụ sản xuất như máy cày, bừa và một số nông cụ thiết thực khác giúp người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm bớt công lao động và nhanh hơn so với cách làm truyền thống nên tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2018 đã giảm xuống còn trên 48%. Ông Vàng Bua Tủa - Chủ tịch UBND xã Púng Luông cho biết thêm: "Xã Púng Luông là một xã đặc biệt khó khăn nhưng sau khi được các chương trình, dự án đầu tư vốn, máy nông cụ, đã giúp xã phát triển kinh tế vượt bậc so với trước kia. Đặc biệt là các chương trình dự án, còn xây dựng kiên cố hóa nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi, đảm bảo nước tưới tiêu cho người nông dân, giúp xã phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo và hàng năm tỷ lệ hộ nghèo đều giảm một cách đáng kể. Từ đó đời sống của người nông dân đã từng bước được thay đổi, nâng lên".
Mù Cang Chải là huyện có tỷ lệ hộ đói nghèo theo tiêu chí mới khá cao, nhưng sau nhiều năm thực hiện các chương trình dự án và các Chương trình mục tiêu Quốc gia, chính sách dân tộc, đã giúp huyện dần đưa đời sống của người dân lên cao, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 theo tiêu chí mới chỉ còn trên 51%, trong năm 2019 sẽ tiếp tục giảm trên 11%. Từ đó đời sống của người dân đã dần đổi thay và bộ mặt nông thôn của các xã ngày càng thêm khởi sắc. Đặc biệt là hiện nay 100% các xã đều có đường ô tô được kiên cố hoá và người dân đã thay đổi dần ý thức về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.
1038 lượt xem
CTV: A Lù
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với trên 91% dân số là đồng bào dân tộc Mông, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, Mù Cang Chải là một huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Để giúp người dân thoát nghèo và tạo mọi điều kiện cho người dân phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án cũng như chính sách dân tộc, người dân trực tiếp được hưởng lợi về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giúp cho bộ mặt nông thôn của các địa phương ngày một thêm khởi sắc.
Những ngày đầu thu tháng 10, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi lợn rừng của hộ gia đình anh Thào A Phổng ở bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt, trước mắt chúng tôi là cả đàn lợn rừng với đủ các lứa tuổi và nụ cười vui vẻ của gia chủ đang cho đàn lợn ăn. Gia đình anh Phổng trước đây cũng là một hộ nghèo, khó khăn của bản, nhưng vài năm về trước anh được tiếp cận với dự án giảm nghèo giai đoạn 2 và gia đình đã đăng ký, tham gia chăn nuôi hơn chục con lợn rừng, mới đầu do chưa có kinh nghiệm nên đàn lợn đã bị chết 3 con. Anh đã được cán bộ hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc đàn lợn làm sao cho phù hợp nên tăng đàn rất nhanh. Đến nay tổng đàn lợn của gia đình anh đã tăng lên gần 100 con. Với giá bán 150 nghìn trên 1 kg lợn hơi, năm 2018 gia đình anh đã thu lời được cả trăm triệu đồng. Từ đó gia đình anh Phổng đã trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều khách hàng gần xa và mặc dù cái tết năm 2019 chưa đến nhưng hiện nay khách hàng đã đặt mua lợn của gia đình anh khá nhiều. Anh Phổng tâm sự: “Trước đây khi chưa được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, chương trình dự án thì khá khó khăn, dù nghĩ được nhiều giải pháp để phát triển sản xuất nhưng không đủ vốn làm nên đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng sau khi được tiếp cận các dự án, các nguồn tín dụng ưu đãi cho vùng cao, gia đình tôi đã thay đổi được nhiều thứ như kinh tế ổn định, có của ăn, của để. Tạo được điều kiện tốt hơn cho con cái tham gia học tập. Không chỉ tôi mà nhiều hộ dân khác rất cảm ơn các chương trình dự án đã tạo dựng cho chúng tôi có đời sống ổn định như ngày hôm nay”.
Người dân áp chăn nuôi theo hướng hàng hóa
Nậm Khắt là một xã đặc biệt khó khăn của huyện, nhưng sau nhiều năm thực hiện các chương trình dự án như: 30a, Chương trình 135, 755, và các dự án đã giúp xã xoá được cái đói, cái nghèo cho người dân, đặc biệt là đã giúp cho bộ mặt nông thôn mới của xã dần dần thay đổi, hệ thống điện, đường, trường học, trạm y tế được đầu tư kiên cố hoá, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống. Cũng chính từ các nguồn đầu tư của dự án và các chương trình đã giúp cho xã làm tốt hơn công tác xây dựng nông thôn mới và xoá đói giảm nghèo của địa phương, tạo cho đời sống người dân ngày một thêm no đủ, tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2018 chỉ còn 502/1030 hộ, năm 2019 xã tiếp tục giảm được 105 hộ. Ông Thào A Páo - Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết thêm: "Trong những năm vừa qua xã Nậm Khắt là một trong những địa phương được hưởng trực tiếp các chính sách, chương trình dự án, đã thúc đẩy sự phát triển của người dân, nhất là trong công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó các nguồn vốn và chương trình dự án còn trực tiếp đầu tư cây con giống giúp người dân biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ theo hướng hàng hóa và chúng tôi đánh giá rất cao về hiệu quả của các chương trình".
Nhân dân đưa các mặt hàng nông sản ra thị trường
Cũng như Nậm Khắt, xã Púng Luông cũng rất khó khăn trong công tác phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là việc kiên cố hoá hệ thống kênh mương thuỷ lợi và đầu tư máy móc nông cụ cho người dân để giúp người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hoá. Sau khi các chương trình, tiểu dự án, nguồn vốn 30a, chương trình 135 được triển khai tại xã, đã giúp xã kiên cố hoá được 7 công trình kênh mương trọng yếu phục vụ tưới tiêu cho nhân dân tại các bản, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất lúa 2 vụ. Ngoài ra mỗi năm còn có từ 20 - 30 nhóm hộ được hỗ trợ nông cụ sản xuất như máy cày, bừa và một số nông cụ thiết thực khác giúp người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm bớt công lao động và nhanh hơn so với cách làm truyền thống nên tỷ lệ hộ nghèo của xã năm 2018 đã giảm xuống còn trên 48%. Ông Vàng Bua Tủa - Chủ tịch UBND xã Púng Luông cho biết thêm: "Xã Púng Luông là một xã đặc biệt khó khăn nhưng sau khi được các chương trình, dự án đầu tư vốn, máy nông cụ, đã giúp xã phát triển kinh tế vượt bậc so với trước kia. Đặc biệt là các chương trình dự án, còn xây dựng kiên cố hóa nhiều hệ thống kênh mương thủy lợi, đảm bảo nước tưới tiêu cho người nông dân, giúp xã phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo và hàng năm tỷ lệ hộ nghèo đều giảm một cách đáng kể. Từ đó đời sống của người nông dân đã từng bước được thay đổi, nâng lên".
Mù Cang Chải là huyện có tỷ lệ hộ đói nghèo theo tiêu chí mới khá cao, nhưng sau nhiều năm thực hiện các chương trình dự án và các Chương trình mục tiêu Quốc gia, chính sách dân tộc, đã giúp huyện dần đưa đời sống của người dân lên cao, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 theo tiêu chí mới chỉ còn trên 51%, trong năm 2019 sẽ tiếp tục giảm trên 11%. Từ đó đời sống của người dân đã dần đổi thay và bộ mặt nông thôn của các xã ngày càng thêm khởi sắc. Đặc biệt là hiện nay 100% các xã đều có đường ô tô được kiên cố hoá và người dân đã thay đổi dần ý thức về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.