Thủ tướng Chính phủ chỉ thị quyết liệt phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi; tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển; giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội; tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-26/11/2021.
Giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị quyết liệt phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2021 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất,...); kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh theo quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.
Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển cần nỗ lực cao, đổi mới sáng tạo, quyết tâm lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, xử lý dứt điểm, không để kéo dài các nhiệm vụ được giao. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, cần lựa chọn, xác định các dự án ưu tiên để tập trung đầu tư, tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển. Đẩy mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa hợp tác công - tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế biển nói chung và kết cấu hạ tầng biển và ven biển nói riêng. Rà soát chính sách hiện hành trên cơ sở yêu cầu thực tiễn để tìm ra, chỉ rõ các chính sách, quy định đang kìm hãm các nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế biển để kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nhanh việc chuyển đổi số các ngành kinh tế biển.
Giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1990/QĐ-TTg ngày 26/11/2021 về việc giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo đó, giảm 10% so với lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất.
Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách nêu trên áp dụng đối với các khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Sau ngày 31/12/2021, lãi suất cho vay của các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 quy định mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo Nghị định trên, từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, mức thu LPTB bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về LPTB; các nghị quyết hiện hành của HĐND, hoặc quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu LPTB tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Từ ngày 1/6/2022 trở đi, mức thu LPTB tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về LPTB; các nghị quyết hiện hành của HĐND, hoặc quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu LPTB tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Nghị định 103/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.
Lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại bộ, ngành, địa phương
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1962/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
Theo đó, thành lập 6 Tổ công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ trưởng làm Tổ trưởng kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đến ngày 31/10/2021 dưới 60% kế hoạch được giao.
Chiến lược quốc gia cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là bảo đảm người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; bảo đảm vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2030 có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày. 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân.
Phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1968/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Chính phủ, tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên cơ sở hình thành, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước, góp phần tái cơ cấu ngành công thương.
Đề án phấn đấu đến năm 2025 xây dựng, hình thành Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số với 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 200.000 doanh nghiệp được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số và 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin.
Khắc phục triệt để tồn tại trong vận hành thu phí điện tử không dừng
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khắc phục triệt để các tồn tại nảy sinh trong quá trình vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng, bảo đảm thuận tiện nhất cho phương tiện giao thông./.
9421 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị quyết liệt phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi; tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển; giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội; tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-26/11/2021.Thủ tướng Chính phủ chỉ thị quyết liệt phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2021 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất,...); kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh theo quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.
Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển cần nỗ lực cao, đổi mới sáng tạo, quyết tâm lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, xử lý dứt điểm, không để kéo dài các nhiệm vụ được giao. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, cần lựa chọn, xác định các dự án ưu tiên để tập trung đầu tư, tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển. Đẩy mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa hợp tác công - tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế biển nói chung và kết cấu hạ tầng biển và ven biển nói riêng. Rà soát chính sách hiện hành trên cơ sở yêu cầu thực tiễn để tìm ra, chỉ rõ các chính sách, quy định đang kìm hãm các nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế biển để kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nhanh việc chuyển đổi số các ngành kinh tế biển.
Giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1990/QĐ-TTg ngày 26/11/2021 về việc giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo đó, giảm 10% so với lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất.
Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách nêu trên áp dụng đối với các khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Sau ngày 31/12/2021, lãi suất cho vay của các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 quy định mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo Nghị định trên, từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, mức thu LPTB bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về LPTB; các nghị quyết hiện hành của HĐND, hoặc quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu LPTB tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Từ ngày 1/6/2022 trở đi, mức thu LPTB tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về LPTB; các nghị quyết hiện hành của HĐND, hoặc quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu LPTB tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Nghị định 103/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.
Lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công tại bộ, ngành, địa phương
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1962/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
Theo đó, thành lập 6 Tổ công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ trưởng làm Tổ trưởng kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đến ngày 31/10/2021 dưới 60% kế hoạch được giao.
Chiến lược quốc gia cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là bảo đảm người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; bảo đảm vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2030 có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày. 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân.
Phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1968/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Chính phủ, tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên cơ sở hình thành, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước, góp phần tái cơ cấu ngành công thương.
Đề án phấn đấu đến năm 2025 xây dựng, hình thành Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số với 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 200.000 doanh nghiệp được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số và 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin.
Khắc phục triệt để tồn tại trong vận hành thu phí điện tử không dừng
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khắc phục triệt để các tồn tại nảy sinh trong quá trình vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng, bảo đảm thuận tiện nhất cho phương tiện giao thông./.