CTTĐT - Theo báo cáo của ngành Thuế, hết quý I/2022, tổng thu ngân sách đạt 955,3 tỷ đồng, bằng 20,8% dự toán HĐND tỉnh, bằng 18,7% kịch bản thu ngân sách năm 2022, hoàn thành kịch bản quý I đã được phê duyệt.
Hỗ trợ người nộp thuế tại bộ phận “một cửa” Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu.(Ảnh: Nguồn Website Cục Thuế tỉnh Yên Bái))
Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67,1 tỷ đồng; thu cân đối (trừ thuê đất trả tiền một lần) đạt 495,4 tỷ đồng; thuê đất trả tiền một lần đạt 26 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất đạt 352,8 tỷ đồng; thu xổ số đạt 13,9 tỷ đồng.
Khối tỉnh thu đạt 301 tỷ đồng, bằng 15% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 101% so với cùng kỳ; khối huyện đạt 653,4 tỷ đồng bằng 25% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 136% so với cùng kỳ.
Để đạt được kết quả trên ngay từ đầu năm ngành Thuế đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành đánh giá, phân tích dự toán thu ngân sách nhà nước đã được giao, lập kế hoạch và bám sát kế hoạch thu nhằm hoàn thành nhiệm vụ từng tháng; công tác quản lý kê khai và kế toán thuế tiếp tục được quan tâm; công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thực hiện theo đúng quy trình, triển khai rà soát và đánh giá các khoản nợ để lập kế hoạch triển khai công tác thu hồi nợ theo đúng quy định; tập trung vào việc đánh giá, phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế chuẩn bị tốt các bước triển khai thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế vào các tháng tiếp theo; công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo quy định.
Theo lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Yên Bái, dự báo thu ngân sách trong quý II năm 2022 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 gây ảnh hưởng trực tiếp lên các lĩnh vực như dịch vụ, du lịch, sản xuất kinh doanh (chế biến khoáng sản, may mặc, chế biến nông lâm sản, xuất nhập khẩu...). Các nhóm ngành sản xuất và đầu tư cũng chịu tác động gián tiếp...
Kịch bản thu ngân sách nhà nước năm 2022 đặt ra trong quý II dự kiến thu đạt 1.120 tỷ đồng. Trong đó, nhiệm vụ thu ngân sách tháng 4 ước đạt 350 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên thì những nhiệm vụ và giải pháp đặt ra bao gồm triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình công tác, sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính, UBND tỉnh, Tổng cục Thuế; các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2022. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Tiếp tục triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; thực hiện rà soát đánh giá cụ thể ảnh hưởng của các chính sách tác động đến thu ngân sách như miễn, giảm thuế, gia hạn thế… chi tiết đến từng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đối với ngành nghề ít bị ảnh hưởng thì tập trung động viên, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp phục hồi, ổn định phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu và số lượng người nộp thuế trên địa bàn. Tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu và dự báo thu hàng tháng sát đúng với thực tế phát sinh. Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đảm bảo có hiệu quả…
984 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo báo cáo của ngành Thuế, hết quý I/2022, tổng thu ngân sách đạt 955,3 tỷ đồng, bằng 20,8% dự toán HĐND tỉnh, bằng 18,7% kịch bản thu ngân sách năm 2022, hoàn thành kịch bản quý I đã được phê duyệt.Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67,1 tỷ đồng; thu cân đối (trừ thuê đất trả tiền một lần) đạt 495,4 tỷ đồng; thuê đất trả tiền một lần đạt 26 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất đạt 352,8 tỷ đồng; thu xổ số đạt 13,9 tỷ đồng.
Khối tỉnh thu đạt 301 tỷ đồng, bằng 15% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 101% so với cùng kỳ; khối huyện đạt 653,4 tỷ đồng bằng 25% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 136% so với cùng kỳ.
Để đạt được kết quả trên ngay từ đầu năm ngành Thuế đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành đánh giá, phân tích dự toán thu ngân sách nhà nước đã được giao, lập kế hoạch và bám sát kế hoạch thu nhằm hoàn thành nhiệm vụ từng tháng; công tác quản lý kê khai và kế toán thuế tiếp tục được quan tâm; công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thực hiện theo đúng quy trình, triển khai rà soát và đánh giá các khoản nợ để lập kế hoạch triển khai công tác thu hồi nợ theo đúng quy định; tập trung vào việc đánh giá, phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế chuẩn bị tốt các bước triển khai thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế vào các tháng tiếp theo; công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo quy định.
Theo lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Yên Bái, dự báo thu ngân sách trong quý II năm 2022 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 gây ảnh hưởng trực tiếp lên các lĩnh vực như dịch vụ, du lịch, sản xuất kinh doanh (chế biến khoáng sản, may mặc, chế biến nông lâm sản, xuất nhập khẩu...). Các nhóm ngành sản xuất và đầu tư cũng chịu tác động gián tiếp...
Kịch bản thu ngân sách nhà nước năm 2022 đặt ra trong quý II dự kiến thu đạt 1.120 tỷ đồng. Trong đó, nhiệm vụ thu ngân sách tháng 4 ước đạt 350 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên thì những nhiệm vụ và giải pháp đặt ra bao gồm triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình công tác, sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính, UBND tỉnh, Tổng cục Thuế; các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2022. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Tiếp tục triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; thực hiện rà soát đánh giá cụ thể ảnh hưởng của các chính sách tác động đến thu ngân sách như miễn, giảm thuế, gia hạn thế… chi tiết đến từng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đối với ngành nghề ít bị ảnh hưởng thì tập trung động viên, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp phục hồi, ổn định phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu và số lượng người nộp thuế trên địa bàn. Tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu và dự báo thu hàng tháng sát đúng với thực tế phát sinh. Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đảm bảo có hiệu quả…