CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái mới ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
Các đơn vị, doanh nghiệp tư vấn giới thiệu việc làm cho các em học sinh và đoàn viên thanh niên tại Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp (ảnh tư liệu – minh họa).
Mục tiêu của Kế hoạch là phát triển đồng bộ, ổn định mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.
Kế hoạch đề ra các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 đó là: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 30%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 45%, trong đó 20% các ngành, nghề trọng điểm, chất lượng cao; tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 70%; tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 20%; tỷ lệ người học là nữ đạt trên 30%; xây dựng được 1 trường cao đẳng chất lượng cao (Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái); tỷ lệ người học tốt nghiệp, có việc làm phù hợp với ngành, nghề đào tạo đạt khoảng 80%, đối với các ngành, nghề trọng điểm, chất lượng cao đạt khoảng 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt 45%; tỷ lệ lao động qua đào tạo theo lĩnh vực: nông, lâm, thủy sản đạt 59%, công nghiệp - xây dựng đạt 96%, thương mại - dịch vụ đạt 98%; có ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn, khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại; phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia...
Kế hoạch cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đó là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới phương thức đào tạo; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, nhà giáo và người dạy tại nơi làm việc; gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động; nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, hướng nghiệp, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp; truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp.
UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022-2025.
Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp của huyện, thị xã, thành phố đến năm 2025 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để tổ chức thực hiện; bố trí kinh phí, nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác quản lý nhà nứớc về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân, người lao động trên địa bàn về chế độ, chính sách liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 của cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về giáo dục nghề nghiệp của cơ sở. Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp thông qua nhiều kênh thông tin, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu theo kế hoạch hàng năm. Phối hợp với các địa phương, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS, THPT, tăng cường tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số và đổi mới phương thức đào tạo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ hoạt động dạy và học; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; thúc đẩy nghiên cứu khoa học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho học sinh, sinh viên; tăng cường hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường hình thức đào tạo theo hợp đồng hoặc phối hợp, đặt hàng giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động đào tạo.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Hội giảng, Hội thi và các hoạt động: Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Hội thi thiết bị đào tạo nghề tự làm; Kỳ thi tay nghề học sinh, sinh viên; hoạt động khởi nghiệp để tạo thành chuỗi hoạt động, lan tỏa giá trị của kỹ năng nghề nói riêng và giáo dục nghề nghiệp nói chung.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường cung cấp thông tin thị trường lao động; tích cực cung ứng lao động, tư vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp; thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận thông tin tuyển dụng lao động của doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm phù hợp với tay nghề được đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động đã qua đào tạo.
1248 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái mới ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.Mục tiêu của Kế hoạch là phát triển đồng bộ, ổn định mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.
Kế hoạch đề ra các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 đó là: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 30%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 45%, trong đó 20% các ngành, nghề trọng điểm, chất lượng cao; tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ thông tin đạt 70%; tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 20%; tỷ lệ người học là nữ đạt trên 30%; xây dựng được 1 trường cao đẳng chất lượng cao (Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái); tỷ lệ người học tốt nghiệp, có việc làm phù hợp với ngành, nghề đào tạo đạt khoảng 80%, đối với các ngành, nghề trọng điểm, chất lượng cao đạt khoảng 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động qua đào tạo đạt 45%; tỷ lệ lao động qua đào tạo theo lĩnh vực: nông, lâm, thủy sản đạt 59%, công nghiệp - xây dựng đạt 96%, thương mại - dịch vụ đạt 98%; có ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn, khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại; phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia...
Kế hoạch cũng đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đó là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới phương thức đào tạo; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, nhà giáo và người dạy tại nơi làm việc; gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động; nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, hướng nghiệp, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp; truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp.
UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2022-2025.
Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp của huyện, thị xã, thành phố đến năm 2025 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để tổ chức thực hiện; bố trí kinh phí, nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác quản lý nhà nứớc về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đến nhân dân, người lao động trên địa bàn về chế độ, chính sách liên quan đến công tác giáo dục nghề nghiệp.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 của cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về giáo dục nghề nghiệp của cơ sở. Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp thông qua nhiều kênh thông tin, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu theo kế hoạch hàng năm. Phối hợp với các địa phương, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS, THPT, tăng cường tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số và đổi mới phương thức đào tạo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ hoạt động dạy và học; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; thúc đẩy nghiên cứu khoa học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho học sinh, sinh viên; tăng cường hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường hình thức đào tạo theo hợp đồng hoặc phối hợp, đặt hàng giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động đào tạo.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Hội giảng, Hội thi và các hoạt động: Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Hội thi thiết bị đào tạo nghề tự làm; Kỳ thi tay nghề học sinh, sinh viên; hoạt động khởi nghiệp để tạo thành chuỗi hoạt động, lan tỏa giá trị của kỹ năng nghề nói riêng và giáo dục nghề nghiệp nói chung.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường cung cấp thông tin thị trường lao động; tích cực cung ứng lao động, tư vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp; thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận thông tin tuyển dụng lao động của doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm phù hợp với tay nghề được đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động đã qua đào tạo.