Nghị quyết Đại hội XIII xác định quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Ảnh minh họa
Môi trường là một vấn đề có tính thách thức toàn cầu. Văn kiện Đại hội XIII dự báo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường… tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với các thách thức truyền thống và phi truyền thống khác sẽ còn tác động mạnh đến sự phát triển của nước ta trong những năm tới(1). Những thập niên qua, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động mạnh mẽ, gây ra nhiều ảnh hưởng, thiệt hại đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Liên hợp quốc đã có nhiều chương trình toàn cầu về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nước ta nằm ở vị trí chịu tác động nghiêm trọng của các yếu tố biến đổi môi trường, biến đổi khí hậu. Vấn đề ô nhiễm môi trường vốn đã chịu sức ép từ lịch sử chiến tranh, lại phải đối mặt với các vấn đề nảy sinh từ quy mô dân số gần 100 triệu dân, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thách thức phi truyền thống đến từ biến đổi khí hậu, dịch COVID-19 khiến vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên khẩn thiết và gay gắt hơn.
Ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với những biểu hiện cụ thể về ô nhiễm nước, bao gồm nước mặt, nước ngầm và nước biển; ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; suy giảm về độ che phủ và rừng đầu nguồn dẫn đến khả năng bảo tồn và duy trì tài nguyên nước ngầm suy giảm và gia tăng hạn hán, đặt ra nhiều thách thức trong phòng hộ phòng, tránh thiên tai. Các hệ sinh thái bị suy giảm như hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, sinh thái biển… dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái. Ô nhiễm môi trường dẫn đến các vấn đề về cạn kiệt nguồn tài nguyên, gia tăng an ninh lương thực, an ninh sinh thái, an ninh môi trường xuyên biên giới, tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường...
Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu
Nhiều năm qua, bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ban hành xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Kể từ khi đổi mới, một hệ thống các quan điểm về bảo vệ môi trường của Đảng ta đã thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt. Các nhiệm kỳ đại hội thường xuyên tổng kết, bổ sung, hoàn thiện các quan điểm cho phù hợp với từng bối cảnh phát triển đất nước và thời đại đồng thời ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về bảo vệ môi trường. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991) đã đề ra phương hướng: “Tuân thủ nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái cho thế hệ hiện tại và mai sau”.
Ngày 25/6/1998, Chỉ thị số 36/1998/CT-TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được ban hành. Chỉ thị đã nêu lên những quan điểm cơ bản có tính xuyên suốt về sau: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị khóa IX ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”, “bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững”.
Nhận thấy, ngoài vấn đề bảo vệ môi trường, nước ta còn phải đối mặt với những thách thức đến từ biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên - là ba vấn đề có sự gắn bó hữu cơ và tác động qua lại với nhau, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết đồng thời ba vấn đề cấp bách này. Ngày 3/6/2013, Nghị quyết 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” được ban hành. Nghị quyết 24 đã xác định rõ: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, Bộ Chính trị chỉ đạo sơ kết và ban hành Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, tiếp tục khẳng định “lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu”, “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”.
Trên cơ sở tổng kết 35 năm công cuộc đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025), Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đều được thể hiện trong những mục riêng với nhiều nội dung mới; đặc biệt nhấn mạnh việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ bền vững môi trường, chủ động giám sát, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường...
Đại hội XIII đánh giá, những năm qua, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được coi trọng, bước đầu đạt kết quả tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật về những vấn đề này đã tiếp tục được hoàn thiện và tập trung triển khai thực hiện hiệu quả(2). Tuy vậy, trước thực tiễn nhiều thách thức cũng còn nhiều bất cập. Ý thức, nhận thức về vai trò, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, cộng đồng và doanh nghiệp, người đân chưa được phát huy đầy đủ. Vẫn để xảy ra một số sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Quản lý nhà nước trên một số mặt còn lỏng lẻo. Chất lượng môi trường một số nơi tiếp tục xuống cấp, thích ứng với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng…(3)
Nghị quyết Đại hội XIII quán triệt tầm nhìn và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”(4).
Các chỉ tiêu về môi trường của đất nước trong chiến lược 10 năm 2021-2030, đến năm 2030, cơ bản đạt các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; Giảm 9% lượng khí phát thải nhà kính; 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường; Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia(5); tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được tiêu hủy, xử lý đạt 98%, trong đó riêng tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý chất thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt đạt trên 65%(6).
Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ Đại hội XIII, chỉ tiêu về môi trường đến năm 2025 được Nghị quyết xác định là: 1) Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95-100%, của dân cư nông thôn là 93-95%; 2) Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; 3) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường là 92%; 4) Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường quan trọng được xử lý đạt 100%; 5) Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.(7) Trong quá trình thực hiện, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu và chỉ tiêu cao nhất, đồng thời, chuẩn bị các phương án để chủ động thích ứng với những biến động của tình hình.
Những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, cấp thiết được đề ra nhằm giải quyết những thách thức thực tiễn như: giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ bền vững môi trường; bảo vệ, phát triển bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh học; tập trung khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, nhất là những cơ sở ô nhiễm mô trường nghiêm trọng. Có biện pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường không khí, hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, nhất là những cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xây dựng chiến lược an ninh nguồn nước quốc gia, bảo đảm nghiêm ngặt an ninh nguồn nước, nhất là nước sạch cho sinh hoạt; kiểm soát tốt tác động môi trường của các dự án khai thác tài nguyên...; phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đáp ứng yêu cầu phát triển, cùng với đổi mới công nghệ xử lý chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, sản xuất năng lượng từ chất thải, phát triển kinh tế tuần hoàn; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái phù hợp với điều kiện từng vùng, tăng khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Nâng cao nhận thức, ý thức, hành động về bảo vệ môi trường
Mặc dù, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm, chủ trương, giải pháp trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhận thức và triển khai thực hiện vẫn còn những bất cập. Một số khái niệm, vấn đề mới như tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... được nêu trong Văn kiện Đại hội XIII còn chưa được nhận thức đầy đủ và rộng rãi. Một số cấp ủy, chính quyền vẫn chưa đánh giá đúng tầm mức tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong phát triển nhanh, bền vững đất nước. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu tuy đã được sớm quan tâm định hướng, chỉ đạo triển khai nhưng nhận thức của hệ thống chính trị cũng như cộng đồng cũng chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu chủ động trong triển khai hành động.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động xã hội có những giai đoạn tạm chững lại, nhưng khi kiểm soát được tình hình, bước vào trạng thái bình thường mới, nền kinh tế bị tổn thương cần phải nhanh chóng phục hồi. Những thách thức tiếp tục đặt ra bài toán về giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Nghị quyết Đại hội XIII xác định quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững. Để Nghị quyết Đại hội XIII đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cần lưu ý một số vấn đề sau như sau:
Đảng ta nhiều lần khẳng định, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân. Do vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của môi trường sinh thái, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường theo chủ trương của Đảng. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần có chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể để khắc phục khó khăn, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong bối cảnh mới. Coi trọng đổi mới công nghệ theo quan điểm của Đảng, phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đồng thời, về mặt quản lý nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống; khắc phục những bất cập, chồng chéo trong hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Để nâng cao nhận thức, ý thức, biến thành hành động hiệu quả, cần đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, huy động sự tham gia của toàn dân vào công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành hướng dẫn tuyên truyền bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững đất nước. Thông qua tuyên truyền phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như các tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Theo Tuyengiao.vn
663 lượt xem
Nghị quyết Đại hội XIII xác định quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững.Môi trường là một vấn đề có tính thách thức toàn cầu. Văn kiện Đại hội XIII dự báo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường… tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với các thách thức truyền thống và phi truyền thống khác sẽ còn tác động mạnh đến sự phát triển của nước ta trong những năm tới(1). Những thập niên qua, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động mạnh mẽ, gây ra nhiều ảnh hưởng, thiệt hại đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Liên hợp quốc đã có nhiều chương trình toàn cầu về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nước ta nằm ở vị trí chịu tác động nghiêm trọng của các yếu tố biến đổi môi trường, biến đổi khí hậu. Vấn đề ô nhiễm môi trường vốn đã chịu sức ép từ lịch sử chiến tranh, lại phải đối mặt với các vấn đề nảy sinh từ quy mô dân số gần 100 triệu dân, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thách thức phi truyền thống đến từ biến đổi khí hậu, dịch COVID-19 khiến vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên khẩn thiết và gay gắt hơn.
Ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với những biểu hiện cụ thể về ô nhiễm nước, bao gồm nước mặt, nước ngầm và nước biển; ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; suy giảm về độ che phủ và rừng đầu nguồn dẫn đến khả năng bảo tồn và duy trì tài nguyên nước ngầm suy giảm và gia tăng hạn hán, đặt ra nhiều thách thức trong phòng hộ phòng, tránh thiên tai. Các hệ sinh thái bị suy giảm như hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, sinh thái biển… dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái. Ô nhiễm môi trường dẫn đến các vấn đề về cạn kiệt nguồn tài nguyên, gia tăng an ninh lương thực, an ninh sinh thái, an ninh môi trường xuyên biên giới, tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường...
Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu
Nhiều năm qua, bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ban hành xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Kể từ khi đổi mới, một hệ thống các quan điểm về bảo vệ môi trường của Đảng ta đã thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt. Các nhiệm kỳ đại hội thường xuyên tổng kết, bổ sung, hoàn thiện các quan điểm cho phù hợp với từng bối cảnh phát triển đất nước và thời đại đồng thời ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về bảo vệ môi trường. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1991) đã đề ra phương hướng: “Tuân thủ nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái cho thế hệ hiện tại và mai sau”.
Ngày 25/6/1998, Chỉ thị số 36/1998/CT-TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được ban hành. Chỉ thị đã nêu lên những quan điểm cơ bản có tính xuyên suốt về sau: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị khóa IX ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”, “bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững”.
Nhận thấy, ngoài vấn đề bảo vệ môi trường, nước ta còn phải đối mặt với những thách thức đến từ biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên - là ba vấn đề có sự gắn bó hữu cơ và tác động qua lại với nhau, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết đồng thời ba vấn đề cấp bách này. Ngày 3/6/2013, Nghị quyết 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” được ban hành. Nghị quyết 24 đã xác định rõ: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước”. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, Bộ Chính trị chỉ đạo sơ kết và ban hành Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, tiếp tục khẳng định “lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu”, “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”.
Trên cơ sở tổng kết 35 năm công cuộc đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011-2020) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025), Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính chiến lược về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đều được thể hiện trong những mục riêng với nhiều nội dung mới; đặc biệt nhấn mạnh việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ bền vững môi trường, chủ động giám sát, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường...
Đại hội XIII đánh giá, những năm qua, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được coi trọng, bước đầu đạt kết quả tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật về những vấn đề này đã tiếp tục được hoàn thiện và tập trung triển khai thực hiện hiệu quả(2). Tuy vậy, trước thực tiễn nhiều thách thức cũng còn nhiều bất cập. Ý thức, nhận thức về vai trò, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, cộng đồng và doanh nghiệp, người đân chưa được phát huy đầy đủ. Vẫn để xảy ra một số sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Quản lý nhà nước trên một số mặt còn lỏng lẻo. Chất lượng môi trường một số nơi tiếp tục xuống cấp, thích ứng với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng…(3)
Nghị quyết Đại hội XIII quán triệt tầm nhìn và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”(4).
Các chỉ tiêu về môi trường của đất nước trong chiến lược 10 năm 2021-2030, đến năm 2030, cơ bản đạt các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; Giảm 9% lượng khí phát thải nhà kính; 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường; Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia(5); tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được tiêu hủy, xử lý đạt 98%, trong đó riêng tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý chất thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt đạt trên 65%(6).
Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ Đại hội XIII, chỉ tiêu về môi trường đến năm 2025 được Nghị quyết xác định là: 1) Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95-100%, của dân cư nông thôn là 93-95%; 2) Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; 3) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường là 92%; 4) Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường quan trọng được xử lý đạt 100%; 5) Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.(7) Trong quá trình thực hiện, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu và chỉ tiêu cao nhất, đồng thời, chuẩn bị các phương án để chủ động thích ứng với những biến động của tình hình.
Những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, cấp thiết được đề ra nhằm giải quyết những thách thức thực tiễn như: giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ bền vững môi trường; bảo vệ, phát triển bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh học; tập trung khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, nhất là những cơ sở ô nhiễm mô trường nghiêm trọng. Có biện pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường không khí, hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, nhất là những cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xây dựng chiến lược an ninh nguồn nước quốc gia, bảo đảm nghiêm ngặt an ninh nguồn nước, nhất là nước sạch cho sinh hoạt; kiểm soát tốt tác động môi trường của các dự án khai thác tài nguyên...; phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đáp ứng yêu cầu phát triển, cùng với đổi mới công nghệ xử lý chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, sản xuất năng lượng từ chất thải, phát triển kinh tế tuần hoàn; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái phù hợp với điều kiện từng vùng, tăng khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Nâng cao nhận thức, ý thức, hành động về bảo vệ môi trường
Mặc dù, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quan điểm, chủ trương, giải pháp trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhận thức và triển khai thực hiện vẫn còn những bất cập. Một số khái niệm, vấn đề mới như tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... được nêu trong Văn kiện Đại hội XIII còn chưa được nhận thức đầy đủ và rộng rãi. Một số cấp ủy, chính quyền vẫn chưa đánh giá đúng tầm mức tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong phát triển nhanh, bền vững đất nước. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu tuy đã được sớm quan tâm định hướng, chỉ đạo triển khai nhưng nhận thức của hệ thống chính trị cũng như cộng đồng cũng chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu chủ động trong triển khai hành động.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động xã hội có những giai đoạn tạm chững lại, nhưng khi kiểm soát được tình hình, bước vào trạng thái bình thường mới, nền kinh tế bị tổn thương cần phải nhanh chóng phục hồi. Những thách thức tiếp tục đặt ra bài toán về giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Nghị quyết Đại hội XIII xác định quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững. Để Nghị quyết Đại hội XIII đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cần lưu ý một số vấn đề sau như sau:
Đảng ta nhiều lần khẳng định, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân. Do vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của môi trường sinh thái, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường theo chủ trương của Đảng. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần có chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể để khắc phục khó khăn, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong bối cảnh mới. Coi trọng đổi mới công nghệ theo quan điểm của Đảng, phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đồng thời, về mặt quản lý nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống; khắc phục những bất cập, chồng chéo trong hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Để nâng cao nhận thức, ý thức, biến thành hành động hiệu quả, cần đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, huy động sự tham gia của toàn dân vào công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành hướng dẫn tuyên truyền bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững đất nước. Thông qua tuyên truyền phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như các tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Theo Tuyengiao.vn
Các bài khác
- Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Lục Yên (22/4/1947 - 22/4/2022): Đảng bộ huyện Lục Yên: 75 năm - Một chặng đường vẻ vang (22/04/2022)
- Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (22/4/1947 - 22/4/2022): Chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nâng cao chất tượng, hiệu quả công tác (22/04/2022)
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo đại hội công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XX, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (21/04/2022)
- Đảng ủy Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh học tập, quán triệt chuyên đề năm 2022 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (20/04/2022)
- Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (22/4/1947 - 22/4/2022): Vượt lên thách thức, từng bước trưởng thành (20/04/2022)
- Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (22/4/1947 - 22/4/2022): Những chặng đường lịch sử đáng tự hào (18/04/2022)
- Điểm hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần qua (từ 11-17/4/2022) (18/04/2022)
- Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự Gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Trấn Yên (17/04/2022)
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị (15/04/2022)
- Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2022: Ra sức thi đua sôi nổi, hăng hái lập nhiều thành tích, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh năm 2022 (15/04/2022)
Xem thêm »