CTTĐT - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cấp ủy, chính quyền xã Nậm Khắt triển khai rộng khắp và đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Mô hình chăn nuôi lợn rừng kết hợp phát triển cây ăn quả của hộ gia đình anh Thào A Phổng
Trước đây người dân ở xã Nậm Khắt còn giữ tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất manh mún, chăn thả gia súc, gia cầm tự do, sản xuất mang tính tự phát, việc chuyển đổi phương thức canh tác và cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn chậm. Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân, Đảng bộ xã đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyền truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các cây, con giống có năng suất cao vào gieo trồng. Tiêu biểu như mô hình trồng hồng giòn không hạt; chăn nuôi lợn rừng và giống lợn đen địa phương của hộ gia đình Thào A Phổng và gia đình ông Thào A Của ở bản Hua Khắt xã Nậm Khắt; mô hình chăn nuôi gà đen của hội viên Sùng A Giàng ở bản Pú Cang, mô hình chế biến chè Shan tuyết của gia đình ông Giàng Chứ Cớ bản Pú Cang và nhiều mô hình phát triển kinh tế đồi rừng khác…đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Nhờ đó, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 16 triệu đồng/người/năm; bình quân lương thực đạt trên 600 kg/người/năm.
Hiện toàn xã có 3 mô hình “Dân vận khéo” được triển khai trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Với phương châm hướng về cơ sở, những cán bộ làm công tác dân vận của xã đã thường xuyên bám sát cơ sở, gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như những đề xuất, kiến nghị của nhân dân. Từ đó tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua do các cấp phát động. Đồng chí Chang Thế Sửu - Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khắt cho biết: Nậm khắt cũng giống như các xã khác trong huyện, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây việc triển khai và áp dụng các mô hình “Dân vận khéo” vào thực hiện trong các hộ gia đình đã giúp họ nâng cao trình độ nhận thức, đời sống của người dân đã dần thay đổi. Các hoạt động văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng tại các khu dân cư được quan tâm, chú trọng và giữ vững. Tỷ lệ con em đến lớp, đến trường thường xuyên, chuyên cần đạt tỷ lệ cao so với những năm về trước. Nhân dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các loại giống cây trồng và vật nuôi có năng xuất cao vào thay thế các giống kém chất lượng. Do đó, đời sống, tinh thần, vật chất của người dân đã ngày càng cải thiện.
Nét nổi bật trong phong trào “Dân vận khéo” của xã Nậm Khắt đó là phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Các phong trào thi đua của các ban, ngành, đoàn thể xã trong việc thành lập các tổ hợp tác chăn nuôi, phát triển kinh tế, các tổ tự quản vệ sinh môi trường, thắp sáng đường quê… Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phong trào đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Trong 10 năm qua, nhân dân trong xã đã đóng góp vật liệu trị giá trên 2 tỷ 820 triệu đồng, hiến 15.000 m2 đất và hàng nghìn ngày công lao động để cùng với sự đầu tư của Nhà nước làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2019 đến nay, nhân dân đã hiến trên 2.000m2 đất làm đường liên thôn bản với gần 1.000 ngày công tham gia. Theo báo cáo của UBND xã, hết tháng 9 năm 2019, xã Nậm Khắt đã đạt 11/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Mô hình trồng cây hồng giòn không hạt của ông Thào A Của
Đến bản bản Hua Khắt hôm nay, đi trên những con đường bê tông sạch đẹp, chúng tôi cảm nhận được mảnh đất này đang thay đổi từng ngày. Có được kết quả đó là nhờ công tác “Dân vận khéo” trong việc tuyên truyền vận động người dân cùng chung sức, đồng lòng trong xây dựng nông thôn mới. Anh Thào A Phổng - Bí thư Chi bộ bản Hua Khắt cho biết: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, những năm qua, nhân dân trong bản đã hiến trên 5.000m2 đất, hàng nghìn ngày công lao động để thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Đặc biệt, giờ đây người dân trong bản không còn ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công lao động để mở đường nội đồng, thuận lợi cho việc sản xuất và đi lại.
Bên cạnh đó, mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh cũng được triển khai rộng khắp. Thông qua đó, nhân dân đã phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực đấu tranh phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang… Hàng năm có 6/8 bản đạt danh hiệu bản văn hóa; 674 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; tình trạng mua bán trái phép các chất ma túy đã hạn chế, thay vào đó người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; biết chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ để tăng thu nhập cho gia đình…. Điển hình như mô hình “Khu dân cư phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy” ở bản Sua Lông “Khu dân cư vệ sinh thôn bản sạch đẹp gắn với phát triển du lịch” ở bản Hua Khắt và khu dân cư bản Nậm Khắt không có thanh niên nghiện ma túy…
Có thể thấy, Phong trào thi đua “dân vận khéo” ở xã Nậm Khắt đã khơi dậy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân, tạo ra phong trào thi đua sôi nôi trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.
1461 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cấp ủy, chính quyền xã Nậm Khắt triển khai rộng khắp và đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Trước đây người dân ở xã Nậm Khắt còn giữ tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất manh mún, chăn thả gia súc, gia cầm tự do, sản xuất mang tính tự phát, việc chuyển đổi phương thức canh tác và cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn chậm. Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân, Đảng bộ xã đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyền truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các cây, con giống có năng suất cao vào gieo trồng. Tiêu biểu như mô hình trồng hồng giòn không hạt; chăn nuôi lợn rừng và giống lợn đen địa phương của hộ gia đình Thào A Phổng và gia đình ông Thào A Của ở bản Hua Khắt xã Nậm Khắt; mô hình chăn nuôi gà đen của hội viên Sùng A Giàng ở bản Pú Cang, mô hình chế biến chè Shan tuyết của gia đình ông Giàng Chứ Cớ bản Pú Cang và nhiều mô hình phát triển kinh tế đồi rừng khác…đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Nhờ đó, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 16 triệu đồng/người/năm; bình quân lương thực đạt trên 600 kg/người/năm.
Hiện toàn xã có 3 mô hình “Dân vận khéo” được triển khai trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Với phương châm hướng về cơ sở, những cán bộ làm công tác dân vận của xã đã thường xuyên bám sát cơ sở, gần dân, sát dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như những đề xuất, kiến nghị của nhân dân. Từ đó tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua do các cấp phát động. Đồng chí Chang Thế Sửu - Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khắt cho biết: Nậm khắt cũng giống như các xã khác trong huyện, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây việc triển khai và áp dụng các mô hình “Dân vận khéo” vào thực hiện trong các hộ gia đình đã giúp họ nâng cao trình độ nhận thức, đời sống của người dân đã dần thay đổi. Các hoạt động văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng tại các khu dân cư được quan tâm, chú trọng và giữ vững. Tỷ lệ con em đến lớp, đến trường thường xuyên, chuyên cần đạt tỷ lệ cao so với những năm về trước. Nhân dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các loại giống cây trồng và vật nuôi có năng xuất cao vào thay thế các giống kém chất lượng. Do đó, đời sống, tinh thần, vật chất của người dân đã ngày càng cải thiện.
Nét nổi bật trong phong trào “Dân vận khéo” của xã Nậm Khắt đó là phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Các phong trào thi đua của các ban, ngành, đoàn thể xã trong việc thành lập các tổ hợp tác chăn nuôi, phát triển kinh tế, các tổ tự quản vệ sinh môi trường, thắp sáng đường quê… Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phong trào đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Trong 10 năm qua, nhân dân trong xã đã đóng góp vật liệu trị giá trên 2 tỷ 820 triệu đồng, hiến 15.000 m2 đất và hàng nghìn ngày công lao động để cùng với sự đầu tư của Nhà nước làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2019 đến nay, nhân dân đã hiến trên 2.000m2 đất làm đường liên thôn bản với gần 1.000 ngày công tham gia. Theo báo cáo của UBND xã, hết tháng 9 năm 2019, xã Nậm Khắt đã đạt 11/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Mô hình trồng cây hồng giòn không hạt của ông Thào A Của
Đến bản bản Hua Khắt hôm nay, đi trên những con đường bê tông sạch đẹp, chúng tôi cảm nhận được mảnh đất này đang thay đổi từng ngày. Có được kết quả đó là nhờ công tác “Dân vận khéo” trong việc tuyên truyền vận động người dân cùng chung sức, đồng lòng trong xây dựng nông thôn mới. Anh Thào A Phổng - Bí thư Chi bộ bản Hua Khắt cho biết: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, những năm qua, nhân dân trong bản đã hiến trên 5.000m2 đất, hàng nghìn ngày công lao động để thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Đặc biệt, giờ đây người dân trong bản không còn ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước tự nguyện đóng góp tiền của, ngày công lao động để mở đường nội đồng, thuận lợi cho việc sản xuất và đi lại.
Bên cạnh đó, mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh cũng được triển khai rộng khắp. Thông qua đó, nhân dân đã phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực đấu tranh phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang… Hàng năm có 6/8 bản đạt danh hiệu bản văn hóa; 674 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; tình trạng mua bán trái phép các chất ma túy đã hạn chế, thay vào đó người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; biết chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ để tăng thu nhập cho gia đình…. Điển hình như mô hình “Khu dân cư phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy” ở bản Sua Lông “Khu dân cư vệ sinh thôn bản sạch đẹp gắn với phát triển du lịch” ở bản Hua Khắt và khu dân cư bản Nậm Khắt không có thanh niên nghiện ma túy…
Có thể thấy, Phong trào thi đua “dân vận khéo” ở xã Nậm Khắt đã khơi dậy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân, tạo ra phong trào thi đua sôi nôi trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.