CTTĐT - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung, lồng ghép sử dụng các nguồn vốn thuộc Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, chương trình nông thôn mới, chương trình 134, 135, 30a... để xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho người dân nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.
Theo kế hoạch giai đoạn 2020-2025 dự kiến 95% dân số khu vực nông thôn của tỉnh Yên Bái có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Đến nay, tỉnh Yên Bái có 352 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Trong số đó, có 70 công trình hoạt đang động bền vững, 127 công trình đang hoạt động ở mức độ trung bình, 111 công trình đang hoạt động ở mức độ thấp, 39 công trình đã ngừng hoạt động. Tổng giá trị xây dựng mới là 455,98 tỷ đồng, giá trị còn lại là 146,29 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Yên Bái có gần 600.000 dân, bằng 91% người dân ở nông thôn, được sử dụng nước hợp vệ sinh. Nhờ có những công trình nước hợp vệ sinh mà toàn tỉnh có 100% trường học và 95% trạm y tế khu vực nông thôn có công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, có 72% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Các công trình nước hợp vệ sinh đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với sức khỏe người dân, tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững với nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần thay đổi thái độ, hành vi và tập quán sinh sống của người dân nông thôn vùng cao.
Tuy nhiên, để người dân nông thôn trên địa bàn được sử dụng nguốn nước hợp vệ sinh bền vững, tỉnh Yên Bái đã liên tục bổ sung nguồn lực đầu tư, tạo cơ chế, biện pháp quản lý, vận hành các công trình nước sạch. Đồng thời, gắn Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để đảm bảo quá trình sử dụng lâu dài, an toàn các công trình cấp nước.
Cùng với việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước sinh hoạt, tỉnh Yên Bái chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường năng lực vận động xã hội, đồng thời phát huy vai trò của cá nhân, tổ chức đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư ở thôn, bản nhằm thay đổi nhận thức và tập quán sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Lê Trọng Khang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải cho biết, trước đây, hầu hết các hộ dân nông thồn vùng cao sử dụng nước sinh hoạt từ nước suối, nước khe, nước hồ, giờ đây chuyển sang sử dụng nguồn nước sạch, nước giếng khoan, nước giếng đào. Ý thức bảo vệ nguồn nước được nâng lên rõ rệt, không còn tình trạng người dân thải các chất thải trực tiếp vào nguồn nước. Bên cạnh đó, người dân còn hỗ trợ các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn rừng đầu nguồn nhằm bảo vệ nguồn sinh thủy và giám sát chất thải trong khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp.
Yên Bái được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu của cả nước về thực hiện tốt và hiệu quả Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, quá trình sử dụng nước hợp vệ sinh đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống người dân nông thôn vùng cao, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm giảm mạnh, việc phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng đạt hiệu quả cao.
Năm 2021, tỉnh Yên Bái xây dựng thêm 7 công trình cấp nước ăn tập trung, cùng hơn 1000 công trình nhỏ lẻ như giếng đào, giếng khoan nhằm đạt mục tiêu cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho 11.185 hộ gia đình. Với mục tiêu đến hết năm 2025 đưa dân số nông thôn toàn tỉnh Yên Bái được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 796.534 người, đạt tỷ lệ 98%.
Để đảm bảo nguồn lực thực hiện mục tiêu này, đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh đang tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách tỉnh, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Đặc biệt, tận dụng có hiệu quả Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới để từng bước thay thế dần các công trình cấp nước truyền thống bằng các công trình có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia. Cùng với đó là việc điều tra đánh giá hiện trạng để có phương án sử dụng hợp lý, lâu dài và tiết kiệm nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
747 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung, lồng ghép sử dụng các nguồn vốn thuộc Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, chương trình nông thôn mới, chương trình 134, 135, 30a... để xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho người dân nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.Đến nay, tỉnh Yên Bái có 352 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Trong số đó, có 70 công trình hoạt đang động bền vững, 127 công trình đang hoạt động ở mức độ trung bình, 111 công trình đang hoạt động ở mức độ thấp, 39 công trình đã ngừng hoạt động. Tổng giá trị xây dựng mới là 455,98 tỷ đồng, giá trị còn lại là 146,29 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Yên Bái có gần 600.000 dân, bằng 91% người dân ở nông thôn, được sử dụng nước hợp vệ sinh. Nhờ có những công trình nước hợp vệ sinh mà toàn tỉnh có 100% trường học và 95% trạm y tế khu vực nông thôn có công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, có 72% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Các công trình nước hợp vệ sinh đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với sức khỏe người dân, tăng cường tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững với nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần thay đổi thái độ, hành vi và tập quán sinh sống của người dân nông thôn vùng cao.
Tuy nhiên, để người dân nông thôn trên địa bàn được sử dụng nguốn nước hợp vệ sinh bền vững, tỉnh Yên Bái đã liên tục bổ sung nguồn lực đầu tư, tạo cơ chế, biện pháp quản lý, vận hành các công trình nước sạch. Đồng thời, gắn Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để đảm bảo quá trình sử dụng lâu dài, an toàn các công trình cấp nước.
Cùng với việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước sinh hoạt, tỉnh Yên Bái chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường năng lực vận động xã hội, đồng thời phát huy vai trò của cá nhân, tổ chức đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư ở thôn, bản nhằm thay đổi nhận thức và tập quán sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Lê Trọng Khang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải cho biết, trước đây, hầu hết các hộ dân nông thồn vùng cao sử dụng nước sinh hoạt từ nước suối, nước khe, nước hồ, giờ đây chuyển sang sử dụng nguồn nước sạch, nước giếng khoan, nước giếng đào. Ý thức bảo vệ nguồn nước được nâng lên rõ rệt, không còn tình trạng người dân thải các chất thải trực tiếp vào nguồn nước. Bên cạnh đó, người dân còn hỗ trợ các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn rừng đầu nguồn nhằm bảo vệ nguồn sinh thủy và giám sát chất thải trong khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp.
Yên Bái được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu của cả nước về thực hiện tốt và hiệu quả Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, quá trình sử dụng nước hợp vệ sinh đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống người dân nông thôn vùng cao, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm giảm mạnh, việc phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng đạt hiệu quả cao.
Năm 2021, tỉnh Yên Bái xây dựng thêm 7 công trình cấp nước ăn tập trung, cùng hơn 1000 công trình nhỏ lẻ như giếng đào, giếng khoan nhằm đạt mục tiêu cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho 11.185 hộ gia đình. Với mục tiêu đến hết năm 2025 đưa dân số nông thôn toàn tỉnh Yên Bái được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 796.534 người, đạt tỷ lệ 98%.
Để đảm bảo nguồn lực thực hiện mục tiêu này, đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh đang tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách tỉnh, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Đặc biệt, tận dụng có hiệu quả Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới để từng bước thay thế dần các công trình cấp nước truyền thống bằng các công trình có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia. Cùng với đó là việc điều tra đánh giá hiện trạng để có phương án sử dụng hợp lý, lâu dài và tiết kiệm nguồn nước trên địa bàn tỉnh.