Ngày 12/5, đoàn công tác số 16 của Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai, thực hiện Nghị quyết số 22 – NQ/TU đối với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Cùng đi có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc.
Tại Hội nghị, Giám đốc Sở GD&ĐT đã báo cáo tóm tắt kết quả 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 22 của Tỉnh ủy.
Theo đó, Sở đã quan tâm chỉ đạo quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết trong toàn ngành; chủ động ban hành sớm các văn bản cụ thể hóa, tổ chức thực hiện. Từng bước đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học với nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả.
Chất lượng giáo dục phổ thông ngày càng được nâng lên. Ở bậc học giáo dục mầm non: 100% nhóm lớp mầm non được học 2 buổi/ ngày. Cấp tiểu học, 98% học sinh được đánh giá đạt các phẩm chất và năng lực. Cấp THCS, 44,5% học sinh đạt khá giỏi (tăng so với cùng kỳ). Cấp THPT, 62,8% học sinh đạt khá, giỏi. Tỷ lệ học sinh phổ thông hoàn thành khó học đạt 96%. Năm học 2021 – 2022, toàn tỉnh có 29 học sinh đạt học sinh giỏi cấp quốc gia, xếp thứ 6/15 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc, xếp thứ 29/63 tỉnh thành (tăng 8 bậc so với năm học trước).
Ngành đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đồng bộ, đúng lộ trình, được đánh giá cao. Đã có 25% học sinh tốt nghiệp THCS và 44,5% học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp (vượt lần lượt là 1% và 0,5% chỉ tiêu giao). Mạng lưới, quy mô trường lớp các ngành học, bậc học tiếp tục được sắp xếp bảo đảm hợp lý, hoạt động hiệu quả.
Quan tâm phát triển đội ngũ, nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học, ngành đã tham mưu thực hiện thu hút tuyển dụng đối với giáo viên giỏi và điều chuyển công tác cho giáo viên từ vùng đặc biệt khó khăn.
Chuyển đổi số trong giáo dục được quan tâm đẩy mạnh; thích ứng linh hoạt các hình thức dạy và học trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 bảo đảm chất lượng dạy và học. Công tác xã hội hóa và hội nhập, hợp tác quốc tế trong giáo dục được đẩy mạnh.
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
Ngành xác định, trong thời gian tới tiếp tục tăng cường các giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu đến năm 2025 theo Nghị quyết 22. Đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học cho học sinh; đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, giáo dục dân tộc; coi trọng giáo dục truyền thống, xây dựng trường học hạnh phúc; xây dựng đội ngũ nhà giáo, phấn đấu đến năm 2025 các chỉ số về phát triển giáo dục của tỉnh đạt cao hơn mức trung bình của cả nước.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận tìm giải pháp cho những khó khăn trước mắt như thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên tin học, ngoại ngữ; phát triển giáo dục ngoài công lập; xây dựng cơ sở vật chất...
Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tuấn đã ghi nhận, đánh giá cao những kết qua của ngành giáo dục sau một năm triển khai Nghị quyết số 22. Đồng chí cũng chỉ ra một số hạn chế cần rút kinh nghiệm như một số chỉ tiêu nhiệm vụ không đạt; một số cơ sở giáo dục còn thiếu trang thiết bị dạy; đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đồng đều; một số cơ chế, chính sách cụ thể hóa Nghị quyết còn bất cập, chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các lĩnh vực; huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục còn hạn chế...
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả tiếp tục quán triệt triển khai Nghị quyết 22, đồng chí cũng chỉ ra một số nhiệm vụ ngành cần thực hiện trong thời gian tới: tiếp tục quán triệt triển khai Nghị quyết; quan tâm chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục dân tộc, giáo dục mũi nhọn, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở những nơi có điều kiện; đảm bảokhoảng 26% học sinh tốt nghiệp THCS, khoảng 44,5% học sinh tốt nghiệp THPT vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Lồng ghép bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với nông thôn mới; phấn đấu 136 trường học xây dựng thành công mô hình "Trường học hạnh phúc"; chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham mưu sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các nội dung chính sách về GD&ĐT. Đồng chí đề nghị, trước mắt cần chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 và kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022; tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018...
991 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Ngày 12/5, đoàn công tác số 16 của Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác triển khai, thực hiện Nghị quyết số 22 – NQ/TU đối với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Cùng đi có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.Tại Hội nghị, Giám đốc Sở GD&ĐT đã báo cáo tóm tắt kết quả 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 22 của Tỉnh ủy.
Theo đó, Sở đã quan tâm chỉ đạo quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết trong toàn ngành; chủ động ban hành sớm các văn bản cụ thể hóa, tổ chức thực hiện. Từng bước đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học với nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả.
Chất lượng giáo dục phổ thông ngày càng được nâng lên. Ở bậc học giáo dục mầm non: 100% nhóm lớp mầm non được học 2 buổi/ ngày. Cấp tiểu học, 98% học sinh được đánh giá đạt các phẩm chất và năng lực. Cấp THCS, 44,5% học sinh đạt khá giỏi (tăng so với cùng kỳ). Cấp THPT, 62,8% học sinh đạt khá, giỏi. Tỷ lệ học sinh phổ thông hoàn thành khó học đạt 96%. Năm học 2021 – 2022, toàn tỉnh có 29 học sinh đạt học sinh giỏi cấp quốc gia, xếp thứ 6/15 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc, xếp thứ 29/63 tỉnh thành (tăng 8 bậc so với năm học trước).
Ngành đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đồng bộ, đúng lộ trình, được đánh giá cao. Đã có 25% học sinh tốt nghiệp THCS và 44,5% học sinh tốt nghiệp THPT vào học giáo dục nghề nghiệp (vượt lần lượt là 1% và 0,5% chỉ tiêu giao). Mạng lưới, quy mô trường lớp các ngành học, bậc học tiếp tục được sắp xếp bảo đảm hợp lý, hoạt động hiệu quả.
Quan tâm phát triển đội ngũ, nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học, ngành đã tham mưu thực hiện thu hút tuyển dụng đối với giáo viên giỏi và điều chuyển công tác cho giáo viên từ vùng đặc biệt khó khăn.
Chuyển đổi số trong giáo dục được quan tâm đẩy mạnh; thích ứng linh hoạt các hình thức dạy và học trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 bảo đảm chất lượng dạy và học. Công tác xã hội hóa và hội nhập, hợp tác quốc tế trong giáo dục được đẩy mạnh.
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
Ngành xác định, trong thời gian tới tiếp tục tăng cường các giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu đến năm 2025 theo Nghị quyết 22. Đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học cho học sinh; đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, giáo dục dân tộc; coi trọng giáo dục truyền thống, xây dựng trường học hạnh phúc; xây dựng đội ngũ nhà giáo, phấn đấu đến năm 2025 các chỉ số về phát triển giáo dục của tỉnh đạt cao hơn mức trung bình của cả nước.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận tìm giải pháp cho những khó khăn trước mắt như thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên tin học, ngoại ngữ; phát triển giáo dục ngoài công lập; xây dựng cơ sở vật chất...
Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Minh Tuấn đã ghi nhận, đánh giá cao những kết qua của ngành giáo dục sau một năm triển khai Nghị quyết số 22. Đồng chí cũng chỉ ra một số hạn chế cần rút kinh nghiệm như một số chỉ tiêu nhiệm vụ không đạt; một số cơ sở giáo dục còn thiếu trang thiết bị dạy; đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đồng đều; một số cơ chế, chính sách cụ thể hóa Nghị quyết còn bất cập, chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các lĩnh vực; huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục còn hạn chế...
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả tiếp tục quán triệt triển khai Nghị quyết 22, đồng chí cũng chỉ ra một số nhiệm vụ ngành cần thực hiện trong thời gian tới: tiếp tục quán triệt triển khai Nghị quyết; quan tâm chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục dân tộc, giáo dục mũi nhọn, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở những nơi có điều kiện; đảm bảokhoảng 26% học sinh tốt nghiệp THCS, khoảng 44,5% học sinh tốt nghiệp THPT vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Lồng ghép bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với nông thôn mới; phấn đấu 136 trường học xây dựng thành công mô hình "Trường học hạnh phúc"; chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham mưu sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các nội dung chính sách về GD&ĐT. Đồng chí đề nghị, trước mắt cần chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 và kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022; tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018...