CTTĐT - Năm 2021, vượt qua những khó khăn, thử thách khiến giá thành sản phẩm chè tụt dốc, sản xuất, kinh doanh (SXKD) chè ở Văn Chấn vẫn đứng vững với nhiều tín hiệu khả quan.
Nông dân thị trấn Nông trường Liên Sơn thu hoạch chè.
Diện tích chè ổn định trên 4.600 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 47.000 tấn. Sản xuất chè dần đi vào ổn định, các sản phẩm chè Shan vùng cao vẫn giữ được giá trị ổn định. Riêng sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng đã tạo được chuỗi liên kết giá trị và được huyện đánh giá đạt các tiêu chuẩn OCOP 4 sao.
Huyện đã có những cơ chế, chính sách kịp thời về vùng nguyên liệu cũng như khuyến khích sản xuất. Trong số hơn 4.600 ha chè, đến nay, có gần 3.000 ha được trồng mới và trồng cải tạo bằng các giống chè lai LDP1, LDP2 cho năng suất, chất lượng cao.
Mặt khác, huyện cũng thực hiện tốt công tác khuyến công, khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè sau chế biến.
Thực tế cho thấy, những năm qua, giá thành sản phẩm chè búp tươi không mấy ổn định, trong khi cây chè chịu tác động rất lớn bởi lợi thế so sánh với các cây trồng khác. Tuy nhiên, nhờ việc quy hoạch hợp lý và triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, động viên nhân dân trồng cải tạo các diện tích chè già cỗi nên Văn Chấn đã giữ được các vùng trọng điểm chè.
Tiêu biểu như thị trấn Sơn Thịnh, thị trấn Nông trường Liên Sơn, tỷ lệ chè được cải tạo đạt 90 - 95%. Giống tốt đã nâng cao khả năng chống chịu với thời tiết, tăng năng suất, chất lượng và tạo điều kiện để nhân dân ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
Song song với việc cải tạo diện tích chè vùng thấp, các diện tích chè Shan tuyết vùng cao cũng được huyện quan tâm, động viên, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích. Kể từ năm 2016 đến nay, có trên 300 ha chè Shan tuyết được trồng mới, nâng tổng diện tích chè Shan vùng cao lên trên 1.500 ha.
Để nâng cao thu nhập, khuyến khích nhân dân tập trung thâm canh chăm sóc, bảo vệ các diện tích chè Shan, huyện cũng đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, xúc tiến quảng bá xây dựng thương hiệu chè.
Cùng với sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu chứng nhận, các sản phẩm chè Shan Giàng Pằng, chè Shan Nậm Búng cũng đang được các nhà đầu tư rất quan tâm. Nhờ đó, các sản phẩm chè Shan luôn đạt giá trị khá cao, trung bình đạt 12.000 đồng/kg chè búp tươi.
Năm 2021, tuy chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh Covid-19 và biến động của thị trường nhưng giá trị sản xuất chè vẫn đạt trên 500 tỷ đồng, chiếm 50% tổng giá trị công nghiệp toàn huyện.
Kết quả đạt được trong SXKD chè ở Văn Chấn là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nhìn tổng thể SXKD chè ở Văn Chấn vẫn có những khó khăn nhất định. Hiện, toàn huyện có 73 đơn vị, doanh nghiệp SXKD chè; trong đó, 2/3 số cơ sở lại tập trung tại các xã vùng ngoài. Ngược lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, diện tích chè ở khu vực vùng ngoài giảm đáng kể, chỉ còn chưa đầy 1/3 diện tích và sản lượng.
Việc mất cân bằng về nguyên liệu gây không ít khó khăn cho sản xuất của các đơn vị. Mặt khác, cũng tạo ra những vấn đề phát sinh trong quản lý vùng nguyên liệu và quản lý chất lượng sản phẩm chè búp tươi.
Có thể thấy, trong điều kiện sản xuất hiện nay, vấn đề áp dụng kỹ thuật thâm canh, đưa cơ giới hóa và những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tác động vào ngành chè làm thay đổi căn bản quan niệm về sản phẩm chè. Hiện, các vấn đề về phẩm cấp không còn đặt nặng như trước nữa mà quan trọng nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm. Hệ thống máy móc hiện đại đã tạo ra hàng chục loại sản phẩm chè, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm chè được dùng làm thực phẩm và xuất khẩu là chủ yếu. Các tiêu chuẩn về dư lượng hóa chất, vi sinh vật được kiểm định hết sức khắt khe. Vì vậy, làm sao để kiểm soát được nguồn nguyên liệu sạch, tạo ra sản phẩm chè sạch đòi hỏi không chỉ ý thức của người làm chè mà có sự liên kết trong quản lý và ứng dụng công nghệ sạch vào chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cũng như quá trình sản xuất.
Một yếu tố khác đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa người làm chè, chính quyền và doanh nghiệp là vấn đề điều tiết nguyên liệu. Với việc áp dụng cơ giới hóa vào thu hoạch, hầu hết các cơ sở chế biến đều rơi vào cảnh "no dồn, đói góp” mỗi khi vào chính vụ chè.
Giải quyết bài toán này, vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp lớn ở Văn Chấn đã triển khai điều tiết vùng nguyên liệu bằng cách chỉ định thời gian thu hoạch cho từng hộ, từng khu vực theo công suất thiết kế. Tuy nhiên, việc điều tiết này chỉ áp dụng trong vùng nguyên liệu đơn vị quản lý, trong khi số lượng này hiện là rất nhỏ và cũng khó làm triệt để.
Tuy đối mặt với khó khăn nhưng huyện Văn Chấn xác định cây chè vẫn là một trong những cây trồng chủ lực. Để SXKD chè hiệu quả hơn, huyện quyết tâm giữ vững ổn định vùng nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến.
Huyện đang tiếp tục rà soát quy hoạch các diện tích chè và các cơ sở chế biến chè. Đặc biệt, quan tâm nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu giữ ổn định diện tích chè vùng thấp tiếp tục cải tạo, trồng mới các diện tích chè Shan chất lượng cao tại các xã vùng cao.
Năm nay, huyện chủ trương quy hoạch 2.000 ha chè chất lượng cao sản xuất theo hướng VietGAP. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đang phối hợp với các xã, thị trấn, các doanh nghiệp chế biến, SXKD chè hướng dẫn người dân quy trình trồng và chăm sóc chè thu hái, từng bước nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm chè của Văn Chấn trên thị trường.
Mặt khác, huyện cũng tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm chè chất lượng. Tăng cường các mối liên kết, tạo chuỗi liên kết giá trị cho các sản phẩm chè để ổn định thị trường, tạo sự yên tâm cho người làm chè và các đơn vị SXKD chè.
1204 lượt xem
CTV: Trần Van
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2021, vượt qua những khó khăn, thử thách khiến giá thành sản phẩm chè tụt dốc, sản xuất, kinh doanh (SXKD) chè ở Văn Chấn vẫn đứng vững với nhiều tín hiệu khả quan.Diện tích chè ổn định trên 4.600 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 47.000 tấn. Sản xuất chè dần đi vào ổn định, các sản phẩm chè Shan vùng cao vẫn giữ được giá trị ổn định. Riêng sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng đã tạo được chuỗi liên kết giá trị và được huyện đánh giá đạt các tiêu chuẩn OCOP 4 sao.
Huyện đã có những cơ chế, chính sách kịp thời về vùng nguyên liệu cũng như khuyến khích sản xuất. Trong số hơn 4.600 ha chè, đến nay, có gần 3.000 ha được trồng mới và trồng cải tạo bằng các giống chè lai LDP1, LDP2 cho năng suất, chất lượng cao.
Mặt khác, huyện cũng thực hiện tốt công tác khuyến công, khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè sau chế biến.
Thực tế cho thấy, những năm qua, giá thành sản phẩm chè búp tươi không mấy ổn định, trong khi cây chè chịu tác động rất lớn bởi lợi thế so sánh với các cây trồng khác. Tuy nhiên, nhờ việc quy hoạch hợp lý và triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, động viên nhân dân trồng cải tạo các diện tích chè già cỗi nên Văn Chấn đã giữ được các vùng trọng điểm chè.
Tiêu biểu như thị trấn Sơn Thịnh, thị trấn Nông trường Liên Sơn, tỷ lệ chè được cải tạo đạt 90 - 95%. Giống tốt đã nâng cao khả năng chống chịu với thời tiết, tăng năng suất, chất lượng và tạo điều kiện để nhân dân ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
Song song với việc cải tạo diện tích chè vùng thấp, các diện tích chè Shan tuyết vùng cao cũng được huyện quan tâm, động viên, hỗ trợ nhân dân mở rộng diện tích. Kể từ năm 2016 đến nay, có trên 300 ha chè Shan tuyết được trồng mới, nâng tổng diện tích chè Shan vùng cao lên trên 1.500 ha.
Để nâng cao thu nhập, khuyến khích nhân dân tập trung thâm canh chăm sóc, bảo vệ các diện tích chè Shan, huyện cũng đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, xúc tiến quảng bá xây dựng thương hiệu chè.
Cùng với sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu chứng nhận, các sản phẩm chè Shan Giàng Pằng, chè Shan Nậm Búng cũng đang được các nhà đầu tư rất quan tâm. Nhờ đó, các sản phẩm chè Shan luôn đạt giá trị khá cao, trung bình đạt 12.000 đồng/kg chè búp tươi.
Năm 2021, tuy chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh Covid-19 và biến động của thị trường nhưng giá trị sản xuất chè vẫn đạt trên 500 tỷ đồng, chiếm 50% tổng giá trị công nghiệp toàn huyện.
Kết quả đạt được trong SXKD chè ở Văn Chấn là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nhìn tổng thể SXKD chè ở Văn Chấn vẫn có những khó khăn nhất định. Hiện, toàn huyện có 73 đơn vị, doanh nghiệp SXKD chè; trong đó, 2/3 số cơ sở lại tập trung tại các xã vùng ngoài. Ngược lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, diện tích chè ở khu vực vùng ngoài giảm đáng kể, chỉ còn chưa đầy 1/3 diện tích và sản lượng.
Việc mất cân bằng về nguyên liệu gây không ít khó khăn cho sản xuất của các đơn vị. Mặt khác, cũng tạo ra những vấn đề phát sinh trong quản lý vùng nguyên liệu và quản lý chất lượng sản phẩm chè búp tươi.
Có thể thấy, trong điều kiện sản xuất hiện nay, vấn đề áp dụng kỹ thuật thâm canh, đưa cơ giới hóa và những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tác động vào ngành chè làm thay đổi căn bản quan niệm về sản phẩm chè. Hiện, các vấn đề về phẩm cấp không còn đặt nặng như trước nữa mà quan trọng nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm. Hệ thống máy móc hiện đại đã tạo ra hàng chục loại sản phẩm chè, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm chè được dùng làm thực phẩm và xuất khẩu là chủ yếu. Các tiêu chuẩn về dư lượng hóa chất, vi sinh vật được kiểm định hết sức khắt khe. Vì vậy, làm sao để kiểm soát được nguồn nguyên liệu sạch, tạo ra sản phẩm chè sạch đòi hỏi không chỉ ý thức của người làm chè mà có sự liên kết trong quản lý và ứng dụng công nghệ sạch vào chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cũng như quá trình sản xuất.
Một yếu tố khác đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa người làm chè, chính quyền và doanh nghiệp là vấn đề điều tiết nguyên liệu. Với việc áp dụng cơ giới hóa vào thu hoạch, hầu hết các cơ sở chế biến đều rơi vào cảnh "no dồn, đói góp” mỗi khi vào chính vụ chè.
Giải quyết bài toán này, vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp lớn ở Văn Chấn đã triển khai điều tiết vùng nguyên liệu bằng cách chỉ định thời gian thu hoạch cho từng hộ, từng khu vực theo công suất thiết kế. Tuy nhiên, việc điều tiết này chỉ áp dụng trong vùng nguyên liệu đơn vị quản lý, trong khi số lượng này hiện là rất nhỏ và cũng khó làm triệt để.
Tuy đối mặt với khó khăn nhưng huyện Văn Chấn xác định cây chè vẫn là một trong những cây trồng chủ lực. Để SXKD chè hiệu quả hơn, huyện quyết tâm giữ vững ổn định vùng nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến.
Huyện đang tiếp tục rà soát quy hoạch các diện tích chè và các cơ sở chế biến chè. Đặc biệt, quan tâm nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu giữ ổn định diện tích chè vùng thấp tiếp tục cải tạo, trồng mới các diện tích chè Shan chất lượng cao tại các xã vùng cao.
Năm nay, huyện chủ trương quy hoạch 2.000 ha chè chất lượng cao sản xuất theo hướng VietGAP. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đang phối hợp với các xã, thị trấn, các doanh nghiệp chế biến, SXKD chè hướng dẫn người dân quy trình trồng và chăm sóc chè thu hái, từng bước nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm chè của Văn Chấn trên thị trường.
Mặt khác, huyện cũng tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm chè chất lượng. Tăng cường các mối liên kết, tạo chuỗi liên kết giá trị cho các sản phẩm chè để ổn định thị trường, tạo sự yên tâm cho người làm chè và các đơn vị SXKD chè.