Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ngoài trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực là cốt lõi, quan trọng.
Hiện nay, Yên Bái đã có 10,4 BS/10.000 dân cao hơn mức trung bình của cả nước.
Nhận thức được vấn đề này, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều cơ chế chính sách thu hút nhân lực y tế có trình độ cao về công tác tại tỉnh; đồng thời, chỉ đạo ngành y tế tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, y đức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên.
Yên Bái đặt ra mục tiêu: "Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của con người Yên Bái, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển”.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, ngành y tế có chính sách thu hút tuyển dụng 62 đối tượng là: Tiến sĩ y học, bác sĩ nội trú (chuyên khoa nội, ngoại, chấn thương, sản, nhi, tim mạch, miễn dịch dị ứng, giải phẫu bệnh); bác sĩ chuyên khoa II (hệ lâm sàng, cận lâm sàng), dược sĩ chuyên khoa II; bác sĩ đa khoa (hệ chính quy) diện tự thi đỗ hoặc tuyển thẳng tốt nghiệp loại giỏi trở lên.
Mức hỗ trợ từ 100 triệu đến 550 triệu đồng và được ưu tiên xét tuyển vào làm việc tại các cơ sở tuyến tỉnh, nếu đăng ký về làm việc tại 2 huyện khó khăn nhất là Trạm Tấu và Mù Cang Chải sẽ được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/tháng (thời gian hưởng không quá 5 năm)...
Thống kê của Sở Y tế Yên Bái cho thấy, dù 2 năm trải qua đại dịch COVID-19 với nhiều khó khăn, nhưng trong năm 2021, tỉnh đã cử 34 cán bộ đi đào tạo sau đại học, 98 cán bộ đi đào tạo đại học, cao đẳng và đào tạo nâng cao năng lực cho hơn 172 người.
Bên cạnh đó, ngành y tế phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương cử bác sĩ về luân phiên làm việc tại tỉnh, chỉ đạo các bệnh viện tuyến tỉnh cử bác sĩ, kỹ thuật viên luân phiên xuống giúp đỡ các trung tâm y tế tuyến huyện và chỉ đạo trung tâm y tế tuyến huyện cử bác sĩ luân phiên xuống các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Qua đó, tạo điều kiện cho đội ngũ y, bác sĩ tuyến tỉnh tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật điều trị từ các chuyên gia hàng đầu của Trung ương, tuyến huyện tiếp cận tuyến tỉnh và tuyến xã tiếp cận tuyến huyện.
Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng, Yên Bái đã quan tâm xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, thu hút đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao về công tác tại địa phương. Trong năm 2021, Yên Bái đã tuyển dụng được 29 cán bộ (trong đó có 22 bác sĩ, 7 dược sĩ) đào tạo theo địa chỉ và hệ cử tuyển, tuyển dụng 170 viên chức vào làm việc tạo các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nhờ đó đã góp phần bổ sung, khắc phục kịp thời tình trạng thiếu bác sĩ tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tuyến huyện, tuyến xã. Bên cạnh đó, một số đơn vị y tế còn thực hiện hỗ trợ kinh phí từ nguồn thu của đơn vị thông qua quy chế chi tiêu nội bộ để thu hút các bác sĩ, chuyên gia giỏi về công tác.
Đồng thời, chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát huy hiệu quả sử dụng và xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt nhất để cán bộ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài.
Đi đôi với nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành Y tế chú trọng nâng cao y đức, gắn công tác giáo dục chính trị tư tưởng với nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm của người bệnh đối với cán bộ, nhân viên y tế.
Chất lượng đội ngũ cán bộ ngành y ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã có những tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế có trình độ cao ở các lĩnh vực chuyên sâu. Toàn ngành y tế Yên Bái hiện có 2.946 cán bộ; trong đó bác sĩ: 876 người đạt tỷ lệ 10,4 BS/10.000 dân (công lập: 813; ngoài công lập: 63); Dược sĩ đại học và trên đại học: 113 người đạt tỷ lệ 1,34 DSĐH/10.000 dân; tổng số xã có bác sĩ làm việc là 152 xã (87,9%). 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động...
Nhờ quan tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực nên các bệnh viện, trung tâm y tế hàng năm đều triển khai nhiều kỹ thuật mới, các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, trong đó, có nhiều kỹ thuật vượt tuyến, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến.
Có thể thấy, với nhiều giải pháp đồng bộ, ngành y tế tỉnh đang hướng tới xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đạt chuẩn theo quy định đối với từng vị trí việc làm, đảm bảo chất lượng hoạt động nghề nghiệp, có kỹ năng trong công tác quản lý điều hành đơn vị và thực thi công vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.
(Theo SKĐS)
537 lượt xem
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ngoài trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực là cốt lõi, quan trọng.Nhận thức được vấn đề này, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều cơ chế chính sách thu hút nhân lực y tế có trình độ cao về công tác tại tỉnh; đồng thời, chỉ đạo ngành y tế tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, y đức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên.
Yên Bái đặt ra mục tiêu: "Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của con người Yên Bái, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển”.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, ngành y tế có chính sách thu hút tuyển dụng 62 đối tượng là: Tiến sĩ y học, bác sĩ nội trú (chuyên khoa nội, ngoại, chấn thương, sản, nhi, tim mạch, miễn dịch dị ứng, giải phẫu bệnh); bác sĩ chuyên khoa II (hệ lâm sàng, cận lâm sàng), dược sĩ chuyên khoa II; bác sĩ đa khoa (hệ chính quy) diện tự thi đỗ hoặc tuyển thẳng tốt nghiệp loại giỏi trở lên.
Mức hỗ trợ từ 100 triệu đến 550 triệu đồng và được ưu tiên xét tuyển vào làm việc tại các cơ sở tuyến tỉnh, nếu đăng ký về làm việc tại 2 huyện khó khăn nhất là Trạm Tấu và Mù Cang Chải sẽ được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/tháng (thời gian hưởng không quá 5 năm)...
Thống kê của Sở Y tế Yên Bái cho thấy, dù 2 năm trải qua đại dịch COVID-19 với nhiều khó khăn, nhưng trong năm 2021, tỉnh đã cử 34 cán bộ đi đào tạo sau đại học, 98 cán bộ đi đào tạo đại học, cao đẳng và đào tạo nâng cao năng lực cho hơn 172 người.
Bên cạnh đó, ngành y tế phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương cử bác sĩ về luân phiên làm việc tại tỉnh, chỉ đạo các bệnh viện tuyến tỉnh cử bác sĩ, kỹ thuật viên luân phiên xuống giúp đỡ các trung tâm y tế tuyến huyện và chỉ đạo trung tâm y tế tuyến huyện cử bác sĩ luân phiên xuống các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Qua đó, tạo điều kiện cho đội ngũ y, bác sĩ tuyến tỉnh tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật điều trị từ các chuyên gia hàng đầu của Trung ương, tuyến huyện tiếp cận tuyến tỉnh và tuyến xã tiếp cận tuyến huyện.
Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng, Yên Bái đã quan tâm xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, thu hút đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao về công tác tại địa phương. Trong năm 2021, Yên Bái đã tuyển dụng được 29 cán bộ (trong đó có 22 bác sĩ, 7 dược sĩ) đào tạo theo địa chỉ và hệ cử tuyển, tuyển dụng 170 viên chức vào làm việc tạo các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nhờ đó đã góp phần bổ sung, khắc phục kịp thời tình trạng thiếu bác sĩ tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tuyến huyện, tuyến xã. Bên cạnh đó, một số đơn vị y tế còn thực hiện hỗ trợ kinh phí từ nguồn thu của đơn vị thông qua quy chế chi tiêu nội bộ để thu hút các bác sĩ, chuyên gia giỏi về công tác.
Đồng thời, chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát huy hiệu quả sử dụng và xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt nhất để cán bộ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài.
Đi đôi với nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành Y tế chú trọng nâng cao y đức, gắn công tác giáo dục chính trị tư tưởng với nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm của người bệnh đối với cán bộ, nhân viên y tế.
Chất lượng đội ngũ cán bộ ngành y ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã có những tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế có trình độ cao ở các lĩnh vực chuyên sâu. Toàn ngành y tế Yên Bái hiện có 2.946 cán bộ; trong đó bác sĩ: 876 người đạt tỷ lệ 10,4 BS/10.000 dân (công lập: 813; ngoài công lập: 63); Dược sĩ đại học và trên đại học: 113 người đạt tỷ lệ 1,34 DSĐH/10.000 dân; tổng số xã có bác sĩ làm việc là 152 xã (87,9%). 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động...
Nhờ quan tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực nên các bệnh viện, trung tâm y tế hàng năm đều triển khai nhiều kỹ thuật mới, các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, trong đó, có nhiều kỹ thuật vượt tuyến, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến.
Có thể thấy, với nhiều giải pháp đồng bộ, ngành y tế tỉnh đang hướng tới xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đạt chuẩn theo quy định đối với từng vị trí việc làm, đảm bảo chất lượng hoạt động nghề nghiệp, có kỹ năng trong công tác quản lý điều hành đơn vị và thực thi công vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân.
(Theo SKĐS)