CTTĐT - Yên Bái là tỉnh sớm đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, là xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Để đạt được chỉ số hạnh phúc cao, tỉnh tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển đồng bộ, toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội; hướng mạnh vào mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, sự hài lòng và hạnh phúc cho nhân dân. Trong quá trình này, khâu “then chốt” là xây dựng văn hóa, đạo đức đội ngũ cán bộ, đảng viên trở thành điểm nhấn, tạo sự hài lòng của người dân, từ đó biến thành sức mạnh nội sinh để xây dựng Yên Bái phát triển nhanh, bền vững...
Đoàn bác sỹ của Hội thầy thuốc trẻ tỉnh khám chữa bệnh cho người dân ở xã Dế Xu Phình (huyện Mù Cang Chải).
Vùng chuyên canh cây bưởi đặc sản Đại Minh nằm bên dòng sông Chảy xanh ngút tầm mắt. Đây là thành quả của nhiều thế hệ cán bộ xã phấn đấu vì chất lượng sống của nhân dân. Xã Đại Minh có xuất phát điểm tương đối thấp, 10 năm về trước cơ sở hạ tầng thiếu thốn, quy hoạch manh mún, sản xuất dễ bị tổn thương bởi thiên tai. Người dân trong xã bỏ đi làm ăn xa, nhiều mô hình kinh tế không có nhân lực để thực hiện. Trong bối cảnh đó, Đảng ủy xã có chủ trương cử cán bộ xã tận dụng những ngày cuối tuần để đến từng xóm vận động nhân dân. Hoạt động này được phát triển thành mô hình “Ngày thứ bảy cùng dân” trong toàn tỉnh. Kinh nghiệm lãnh đạo cho thấy người cán bộ trước hết phải tâm huyết, “lo cái lo của dân”
Đồng chí Tạ Quang Công, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết: “Đến nay, xã Đại Minh đã được công nhận là xã nông thôn mới nâng cao, cuộc sống người dân cải thiện nhanh. Thực tế phát triển kinh tế ở xã đã dần kéo lao động đi làm ăn xa trở về gắn bó với quê hương. Hai năm qua, nơi đâu cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng người dân xã không bị tác động tiêu cực nhiều. Lý do là xã tạo đủ việc làm, người dân được cung cấp con giống, cây giống, hướng dẫn phương pháp nuôi, trồng. Xã đứng ra cùng các đơn vị ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình ngay nhà. Các mô hình kinh tế mới ở xã đã phát huy hiệu quả tạo thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, là xã nông thôn mới nâng cao nên các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, đời sống văn hóa tinh thần phong phú.
Ở Yên Bái có nhiều vùng đất cũng được người dân gọi là “miền quê hạnh phúc” như: thôn Cầu Mơ, xã Đại Minh, huyện Yên Bình - nơi có nhiều mô hình vườn, nhà “xanh-sạch-đẹp”; bản Lý, xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ với mô hình trồng lúa Séng Cù; thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn có chi bộ 37 đảng viên... Các “miền quê hạnh phúc” đều ghi dấu ấn của đội ngũ cán bộ, đảng viên tâm huyết, năng động, trách nhiệm chăm lo, góp phần đạt mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân.
Đồng chí Nguyễn Dũng Giang - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết: “Việc đầu tiên chúng tôi xác định xây dựng được những miền quê hạnh phúc trong đó trọng điểm là thôn, tổ dân phố theo tiêu chí sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn và văn minh, để làm được điều này cần phát huy vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên, những đồng chí phải tâm huyết, nhiệt tình năng nổ nhất là trong công tác vận động người dân trong việc thực hiện chính sách của đảng và nhà nước”.
Thời gian tới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược về nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân, các cấp ủy trong toàn Đảng bộ tỉnh Yên Bái đang tiếp tục chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó hướng mạnh vào nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là cấp ủy cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở; coi trọng nội dung, phương thức và chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhất là việc tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đổi mới nội dung sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng gắn liền bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bảo đảm ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới...
953 lượt xem
CTV: Đức Khải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bái là tỉnh sớm đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, là xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Để đạt được chỉ số hạnh phúc cao, tỉnh tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển đồng bộ, toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội; hướng mạnh vào mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, sự hài lòng và hạnh phúc cho nhân dân. Trong quá trình này, khâu “then chốt” là xây dựng văn hóa, đạo đức đội ngũ cán bộ, đảng viên trở thành điểm nhấn, tạo sự hài lòng của người dân, từ đó biến thành sức mạnh nội sinh để xây dựng Yên Bái phát triển nhanh, bền vững...Vùng chuyên canh cây bưởi đặc sản Đại Minh nằm bên dòng sông Chảy xanh ngút tầm mắt. Đây là thành quả của nhiều thế hệ cán bộ xã phấn đấu vì chất lượng sống của nhân dân. Xã Đại Minh có xuất phát điểm tương đối thấp, 10 năm về trước cơ sở hạ tầng thiếu thốn, quy hoạch manh mún, sản xuất dễ bị tổn thương bởi thiên tai. Người dân trong xã bỏ đi làm ăn xa, nhiều mô hình kinh tế không có nhân lực để thực hiện. Trong bối cảnh đó, Đảng ủy xã có chủ trương cử cán bộ xã tận dụng những ngày cuối tuần để đến từng xóm vận động nhân dân. Hoạt động này được phát triển thành mô hình “Ngày thứ bảy cùng dân” trong toàn tỉnh. Kinh nghiệm lãnh đạo cho thấy người cán bộ trước hết phải tâm huyết, “lo cái lo của dân”
Đồng chí Tạ Quang Công, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết: “Đến nay, xã Đại Minh đã được công nhận là xã nông thôn mới nâng cao, cuộc sống người dân cải thiện nhanh. Thực tế phát triển kinh tế ở xã đã dần kéo lao động đi làm ăn xa trở về gắn bó với quê hương. Hai năm qua, nơi đâu cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng người dân xã không bị tác động tiêu cực nhiều. Lý do là xã tạo đủ việc làm, người dân được cung cấp con giống, cây giống, hướng dẫn phương pháp nuôi, trồng. Xã đứng ra cùng các đơn vị ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình ngay nhà. Các mô hình kinh tế mới ở xã đã phát huy hiệu quả tạo thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, là xã nông thôn mới nâng cao nên các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, đời sống văn hóa tinh thần phong phú.
Ở Yên Bái có nhiều vùng đất cũng được người dân gọi là “miền quê hạnh phúc” như: thôn Cầu Mơ, xã Đại Minh, huyện Yên Bình - nơi có nhiều mô hình vườn, nhà “xanh-sạch-đẹp”; bản Lý, xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ với mô hình trồng lúa Séng Cù; thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn có chi bộ 37 đảng viên... Các “miền quê hạnh phúc” đều ghi dấu ấn của đội ngũ cán bộ, đảng viên tâm huyết, năng động, trách nhiệm chăm lo, góp phần đạt mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân.
Đồng chí Nguyễn Dũng Giang - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết: “Việc đầu tiên chúng tôi xác định xây dựng được những miền quê hạnh phúc trong đó trọng điểm là thôn, tổ dân phố theo tiêu chí sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn và văn minh, để làm được điều này cần phát huy vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên, những đồng chí phải tâm huyết, nhiệt tình năng nổ nhất là trong công tác vận động người dân trong việc thực hiện chính sách của đảng và nhà nước”.
Thời gian tới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược về nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân, các cấp ủy trong toàn Đảng bộ tỉnh Yên Bái đang tiếp tục chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó hướng mạnh vào nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là cấp ủy cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở; coi trọng nội dung, phương thức và chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhất là việc tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đổi mới nội dung sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng gắn liền bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bảo đảm ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới...