CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 113/KH-UBND về việc tổ chức tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Nhiều mô hình nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo kế hoạch, công tác tổng kết được thực hiện ở 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp huyện; tùy theo tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ tổ chức hội nghị trực tiếp hoặc trực tuyến. Đối với cấp huyện, hoàn thành trước ngày 31/7/2022. Đối với cấp tỉnh, dự kiến trong tháng 9/2022.
Tổng kết việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi nhằm đánh giá đúng hiệu quả về kinh tế - xã hội thông qua việc thực thi các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo, vùng nghèo và các đối tượng chính sách. Qua đó rút ra những mặt được, chưa được; những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện; rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, những tồn tại về cơ chế, chính sách. Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung chỉnh sửa phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng chính sách xã hội.
894 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 113/KH-UBND về việc tổ chức tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Theo kế hoạch, công tác tổng kết được thực hiện ở 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp huyện; tùy theo tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ tổ chức hội nghị trực tiếp hoặc trực tuyến. Đối với cấp huyện, hoàn thành trước ngày 31/7/2022. Đối với cấp tỉnh, dự kiến trong tháng 9/2022.
Tổng kết việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi nhằm đánh giá đúng hiệu quả về kinh tế - xã hội thông qua việc thực thi các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo, vùng nghèo và các đối tượng chính sách. Qua đó rút ra những mặt được, chưa được; những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện; rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, những tồn tại về cơ chế, chính sách. Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung chỉnh sửa phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng chính sách xã hội.