Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo nằm trên địa phận hành chính xã Chế Tạo, Lao Chải, Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên bái, và trải dài từ 21038’36’’ đến 21048’ vĩ độ Bắc, từ 103056’27’’ đến 104010’48’’ kinh tuyến Đông, cách thị trấn Mù Căng Chải về phía Nam khoảng 10km theo đường chim bay với tổng diện tích tự nhiên là : 64.337ha.
Đây là vùng đất nằm về sườn phía Tây dãy núi Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao nhất của Việt Nam, nên địa hình thuộc loại hình núi cao. Độ cao cao nhất là đỉnh 2.512m, nơi thấp nhất (400m) là thung lũng Nậm Chai, gianh giới giữa Yên Bái và Sơn La. Địa hình rất phức tạp với độ chia cắt sâu và dày tạo ra bởi hệ thống các dãy dông và sông suối trong vùng. Hệ thống dông lớn nhất là cánh cung chạy từ phía Tây bắc qua phía Đông sang phía Tây nam khu bảo tồn luôn có độ cao trên 2.000m với các đỉnh cao 2.512, 1.416, 1.445 và 2.048m tạo ra thung lũng Chế Tạo. Hệ thống núi này giữ vai trò quan trọng không chỉ là nơi còn nhiều rừng nguyên sinh - sinh cảnh tốt nhất cho loài Vượn đen sinh sống, mà còn là đầu nguồn của nhiều sông suối. Đó là Nậm Kim, Nâm Mo ở phía Đông Bắc, Bắc và phía Tây; Nậm Chai ở phía Nam và Nậm Chiến ở phía Đông Nam. Hệ thống khe, suối của Mù Cang Chải phân bố khá dày đặc mang lại cho khu bảo tồn thiên nhiên khí hậu mát mẻ, trong lành. Mặc dù nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do địa hình chi phối nên khu vực Chế Tạo có chế độ khí hậu á nhiệt đới rõ rệt đã ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển, tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hóa khí hậu khu vực. Xuất hiện nhiều giông tố, mưa đá, mây mù và sương muối. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố, cũng như tình hình sinh trưởng, phát triển của động, thực vật nơi đây.
Thảm thực bì trong Khu bảo tồn có các kiểu chính sau:
- Rừng lùn nguyên sinh trên núi cao gồm tầng cây gỗ ưu thế và tầng thảm tươi .
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu rừng thứ sinh trên núi thấp.
- Trảng cỏ và cây bụi.
Hệ thực vật Chế Tạo thuộc loại khá giầu về thành phần loài và thành phần họ thực vật cũng rất phong phú. Số họ có từ 10 loài trở lên chiếm 1 tỷ lệ đáng kể. Ví dụ như Lan, Long não, Nhân sâm, Đỗ Quyên, Dẻ, Chè, Cói... Trong số 788 loài ghi nhận được có tới 33 loài thuộc diện quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và danh sách đỏ thể giới.
Khu hệ động vật Chế tạo điển hình cho khu hệ động vật Tây Bắc và có nhiều liên quan đến động vật của dãy Hoàng Liên Sơn - xã Phình Pu Luông. Do địa hình hiểm trở, môi trường tự nhiên phức tạp nên hệ động vật cũng rất đa dạng và phức tạp. Trong những cánh rừng ngút ngàn, qua nhiều năm khảo sát, các nhà nghiên cứu đã phát hiện 22 loài bò sát, lưỡng cư; 127 loài chim chia thành các bộ và họ. Riêng họ khướu có tới 41 loài như: Khướu vằn, Khướu đuôi đỏ, Khướu đất Pigmi, Khướu lùn đuôi đỏ, Khướu mào cổ hung, Khướu mỏ dẹt vàng,… Kế đến là loài Chim chích với 10 loài như: Chích cụt đuôi bụng xanh, Chiền chiện núi họng trắng, Chích bông đầu vàng, Chích đớp ruồi màu đen, Chích mày sám... Quý hiếm hơn cả là loài Gà Lôi tía và loài niệc cổ hung Aceros Nipalensis, hiện nay chỉ còn thấy ở Mù Cang Chải và vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An). Nơi đây, chỉ còn 28 - 30 cá thể nhưng cũng là quần thể niệc cổ hung lớn nhất Việt Nam. Các loài thú hết sức phong phú với 53 loài khác nhau như: cầy vằn, nhím đuôi ngắn, cu li nhỏ, chó sói, khỉ mốc, lợn lòi, nai, khỉ mặt đỏ, sơn dương, gấu, ngựa, báo gấm, báo lửa, báo hoa mai, voọc xám… Đặc biệt là loài vượn đen tuyền với khoảng hơn 200 cá thể, hiện nay tại Việt Nam mới chỉ xác định ở hai địa điểm là phía Bắc huyện Văn Bàn (Lào Cai) và vùng giáp ranh giữa Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường La (Sơn La). Đây là các loài động vật chỉ còn một số lượng cá thể loài rất hạn chế và đang tiếp tục bị đe dọa tuyệt chủng.
Với dân số là chủ yếu là người Mông, chiếm 90%, chia làm bốn nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng); Mông Đu (Mông Đen); Mông Lình (Mông Hoa); Mông Si (Mông Đỏ) với truyền thống văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc luôn gắn bó với thiên nhiên, khao khát vươn tới cái đẹp, cái thiện thể hiện qua các phong tục, lễ hội, các làn điệu dân ca là tiềm năng lớn cho phát triển loại hình du lịch văn hóa. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ được một kho tàng truyện cổ về các tục lệ, lịch sử tộc người, văn hóa tộc người thể hiện tinh thần thượng võ của cha ông được truyền từ đời này qua đời khác.
Với những tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú, Mù Cang Chải kết hợp cùng du lịch văn hóa Mường Lò và khu sinh thái Suối Giàng (Văn Chấn) sẽ tạo nên một không gian du lịch sinh thái văn hóa rộng lớn ở phía Tây tỉnh Yên Bái.
4814 lượt xem
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo nằm trên địa phận hành chính xã Chế Tạo, Lao Chải, Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên bái, và trải dài từ 21038’36’’ đến 21048’ vĩ độ Bắc, từ 103056’27’’ đến 104010’48’’ kinh tuyến Đông, cách thị trấn Mù Căng Chải về phía Nam khoảng 10km theo đường chim bay với tổng diện tích tự nhiên là : 64.337ha.
Đây là vùng đất nằm về sườn phía Tây dãy núi Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao nhất của Việt Nam, nên địa hình thuộc loại hình núi cao. Độ cao cao nhất là đỉnh 2.512m, nơi thấp nhất (400m) là thung lũng Nậm Chai, gianh giới giữa Yên Bái và Sơn La. Địa hình rất phức tạp với độ chia cắt sâu và dày tạo ra bởi hệ thống các dãy dông và sông suối trong vùng. Hệ thống dông lớn nhất là cánh cung chạy từ phía Tây bắc qua phía Đông sang phía Tây nam khu bảo tồn luôn có độ cao trên 2.000m với các đỉnh cao 2.512, 1.416, 1.445 và 2.048m tạo ra thung lũng Chế Tạo. Hệ thống núi này giữ vai trò quan trọng không chỉ là nơi còn nhiều rừng nguyên sinh - sinh cảnh tốt nhất cho loài Vượn đen sinh sống, mà còn là đầu nguồn của nhiều sông suối. Đó là Nậm Kim, Nâm Mo ở phía Đông Bắc, Bắc và phía Tây; Nậm Chai ở phía Nam và Nậm Chiến ở phía Đông Nam. Hệ thống khe, suối của Mù Cang Chải phân bố khá dày đặc mang lại cho khu bảo tồn thiên nhiên khí hậu mát mẻ, trong lành. Mặc dù nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do địa hình chi phối nên khu vực Chế Tạo có chế độ khí hậu á nhiệt đới rõ rệt đã ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển, tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hóa khí hậu khu vực. Xuất hiện nhiều giông tố, mưa đá, mây mù và sương muối. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân bố, cũng như tình hình sinh trưởng, phát triển của động, thực vật nơi đây.
Thảm thực bì trong Khu bảo tồn có các kiểu chính sau:
- Rừng lùn nguyên sinh trên núi cao gồm tầng cây gỗ ưu thế và tầng thảm tươi .
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.
- Kiểu rừng thứ sinh trên núi thấp.
- Trảng cỏ và cây bụi.
Hệ thực vật Chế Tạo thuộc loại khá giầu về thành phần loài và thành phần họ thực vật cũng rất phong phú. Số họ có từ 10 loài trở lên chiếm 1 tỷ lệ đáng kể. Ví dụ như Lan, Long não, Nhân sâm, Đỗ Quyên, Dẻ, Chè, Cói... Trong số 788 loài ghi nhận được có tới 33 loài thuộc diện quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và danh sách đỏ thể giới.
Khu hệ động vật Chế tạo điển hình cho khu hệ động vật Tây Bắc và có nhiều liên quan đến động vật của dãy Hoàng Liên Sơn - xã Phình Pu Luông. Do địa hình hiểm trở, môi trường tự nhiên phức tạp nên hệ động vật cũng rất đa dạng và phức tạp. Trong những cánh rừng ngút ngàn, qua nhiều năm khảo sát, các nhà nghiên cứu đã phát hiện 22 loài bò sát, lưỡng cư; 127 loài chim chia thành các bộ và họ. Riêng họ khướu có tới 41 loài như: Khướu vằn, Khướu đuôi đỏ, Khướu đất Pigmi, Khướu lùn đuôi đỏ, Khướu mào cổ hung, Khướu mỏ dẹt vàng,… Kế đến là loài Chim chích với 10 loài như: Chích cụt đuôi bụng xanh, Chiền chiện núi họng trắng, Chích bông đầu vàng, Chích đớp ruồi màu đen, Chích mày sám... Quý hiếm hơn cả là loài Gà Lôi tía và loài niệc cổ hung Aceros Nipalensis, hiện nay chỉ còn thấy ở Mù Cang Chải và vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An). Nơi đây, chỉ còn 28 - 30 cá thể nhưng cũng là quần thể niệc cổ hung lớn nhất Việt Nam. Các loài thú hết sức phong phú với 53 loài khác nhau như: cầy vằn, nhím đuôi ngắn, cu li nhỏ, chó sói, khỉ mốc, lợn lòi, nai, khỉ mặt đỏ, sơn dương, gấu, ngựa, báo gấm, báo lửa, báo hoa mai, voọc xám… Đặc biệt là loài vượn đen tuyền với khoảng hơn 200 cá thể, hiện nay tại Việt Nam mới chỉ xác định ở hai địa điểm là phía Bắc huyện Văn Bàn (Lào Cai) và vùng giáp ranh giữa Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường La (Sơn La). Đây là các loài động vật chỉ còn một số lượng cá thể loài rất hạn chế và đang tiếp tục bị đe dọa tuyệt chủng.
Với dân số là chủ yếu là người Mông, chiếm 90%, chia làm bốn nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng); Mông Đu (Mông Đen); Mông Lình (Mông Hoa); Mông Si (Mông Đỏ) với truyền thống văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc luôn gắn bó với thiên nhiên, khao khát vươn tới cái đẹp, cái thiện thể hiện qua các phong tục, lễ hội, các làn điệu dân ca là tiềm năng lớn cho phát triển loại hình du lịch văn hóa. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ được một kho tàng truyện cổ về các tục lệ, lịch sử tộc người, văn hóa tộc người thể hiện tinh thần thượng võ của cha ông được truyền từ đời này qua đời khác.
Với những tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú, Mù Cang Chải kết hợp cùng du lịch văn hóa Mường Lò và khu sinh thái Suối Giàng (Văn Chấn) sẽ tạo nên một không gian du lịch sinh thái văn hóa rộng lớn ở phía Tây tỉnh Yên Bái.