CTTĐT - Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện, hướng mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 16/2017 thông qua Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2021.
Thành phố Yên Bái phát tờ rơi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (ảnh minh họa)
Theo đề án, phấn đấu đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình; trên 90% người dân được tuyên truyên pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau; 85% người lao động được phổ biển pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người lao động; 100% thanh niên được phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp tới đối tượng này;100% sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước có cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; 100% xã, phường, thị trấn có đội ngũ tuyên truyền viên phổ biến, giáo dục pháp luật; 100% cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; Tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 90% trở lên.
Về chính sách hỗ trợ: Hỗ trợ hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện là 15.000.000 đồng/huyện/năm; Hỗ trợ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cấp xã là 1.500.000 đồng/xã/năm; Hỗ trợ hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở là 420.000 đồng/tổ/năm; Hỗ trợ Sở Tư pháp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ của Đề án trên 643 triệu đồng/năm.
Chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
1277 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện, hướng mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 16/2017 thông qua Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2021.Theo đề án, phấn đấu đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình; trên 90% người dân được tuyên truyên pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau; 85% người lao động được phổ biển pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người lao động; 100% thanh niên được phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp tới đối tượng này;100% sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước có cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; 100% xã, phường, thị trấn có đội ngũ tuyên truyền viên phổ biến, giáo dục pháp luật; 100% cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; Tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 90% trở lên.
Về chính sách hỗ trợ: Hỗ trợ hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện là 15.000.000 đồng/huyện/năm; Hỗ trợ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cấp xã là 1.500.000 đồng/xã/năm; Hỗ trợ hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở là 420.000 đồng/tổ/năm; Hỗ trợ Sở Tư pháp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ của Đề án trên 643 triệu đồng/năm.
Chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.