CTTĐT - Sản xuất công nghiệp tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2022 tăng 0,76% so với tháng trước và tăng 15,0% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số công nghiệp toàn ngành tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Ảnh minh họa
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp, dự án thủy điện, dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; tập trung rà soát, nắm bắt tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên liệu; điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nhất là các hàng hóa xuất, nhập khẩu từ các nước bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2022 tăng 0,76% so với tháng trước và tăng 15,0% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số công nghiệp toàn ngành tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong các ngành công nghiệp, ngành khai khoáng giảm 13,87%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,24%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 31,23%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,81%. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) tháng 6 năm 2022 ước đạt 1.874 tỷ đồng, tăng 2,2 % so với tháng trước. Lũy kế 6 tháng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) ước đạt 10.006 tỷ đồng, ước tính theo giá so sánh 2010 đạt 7.314 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 47,2% kế hoạch năm.
Một số sản phẩm chính có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm 2021: Đá xây dựng khác tăng 15,31%, tinh bột sắn tăng 42,42%, quần áo các loại tăng 70,71%; gỗ dán tăng 49,66%; ván ép từ gỗ tăng 39,34%; sơn và véc ni tăng 41,7%, các loại đá lát, đá lát lề đường tăng 41,81%; các sản phẩm bằng đá hoặc bằng các chất liệu khoáng khác chưa được phân vào đâu tăng 40,7%; điện sản xuất tăng 31,22% do lượng mưa các tháng đầu năm nay cao hơn các tháng cùng kỳ năm trước; điện thương phẩm tăng 1,97%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 13,68%... Bên cạnh đó còn có các sản phẩm có mức giảm so với cùng kỳ như: Quặng sắt và tinh sắt chưa nung kết giảm 24,13%; quặng chì và tinh quặng chì giảm 78,01%; đá phiến giảm 11,02%; chè giảm 38,79%; vỏ bào, dăm gỗ giảm 19,45%; bao bì bằng túi giấy giảm 6,95%; giấy làm vàng mã giảm 3,29%; sản phẩm in khác giảm 34,5%; xi măng giảm 5,16%; thanh, que bằng thép hợp kim rỗng giảm 49,98%; dịch vụ sản xuất cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại giảm 41,02%,...
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường. Thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025; hoàn thành Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2030 tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh. Tăng cường các hoạt xúc tiến thương mại, thương mại điện tử năm 2022. Đẩy mạnh thu hút đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo hướng giao thông thuận tiện, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trọng tâm là Khu công nghiệp Trấn Yên, Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2 và Cụm công nghiệp Hợp Minh. Khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư; ưu tiên thu hút đầu tư có chọn lọc, lựa chọn những tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.
1189 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sản xuất công nghiệp tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2022 tăng 0,76% so với tháng trước và tăng 15,0% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số công nghiệp toàn ngành tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2021.Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp, dự án thủy điện, dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; tập trung rà soát, nắm bắt tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên liệu; điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nhất là các hàng hóa xuất, nhập khẩu từ các nước bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2022 tăng 0,76% so với tháng trước và tăng 15,0% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số công nghiệp toàn ngành tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong các ngành công nghiệp, ngành khai khoáng giảm 13,87%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,24%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 31,23%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,81%. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) tháng 6 năm 2022 ước đạt 1.874 tỷ đồng, tăng 2,2 % so với tháng trước. Lũy kế 6 tháng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) ước đạt 10.006 tỷ đồng, ước tính theo giá so sánh 2010 đạt 7.314 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 47,2% kế hoạch năm.
Một số sản phẩm chính có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm 2021: Đá xây dựng khác tăng 15,31%, tinh bột sắn tăng 42,42%, quần áo các loại tăng 70,71%; gỗ dán tăng 49,66%; ván ép từ gỗ tăng 39,34%; sơn và véc ni tăng 41,7%, các loại đá lát, đá lát lề đường tăng 41,81%; các sản phẩm bằng đá hoặc bằng các chất liệu khoáng khác chưa được phân vào đâu tăng 40,7%; điện sản xuất tăng 31,22% do lượng mưa các tháng đầu năm nay cao hơn các tháng cùng kỳ năm trước; điện thương phẩm tăng 1,97%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 13,68%... Bên cạnh đó còn có các sản phẩm có mức giảm so với cùng kỳ như: Quặng sắt và tinh sắt chưa nung kết giảm 24,13%; quặng chì và tinh quặng chì giảm 78,01%; đá phiến giảm 11,02%; chè giảm 38,79%; vỏ bào, dăm gỗ giảm 19,45%; bao bì bằng túi giấy giảm 6,95%; giấy làm vàng mã giảm 3,29%; sản phẩm in khác giảm 34,5%; xi măng giảm 5,16%; thanh, que bằng thép hợp kim rỗng giảm 49,98%; dịch vụ sản xuất cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại giảm 41,02%,...
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường. Thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025; hoàn thành Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2030 tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh. Tăng cường các hoạt xúc tiến thương mại, thương mại điện tử năm 2022. Đẩy mạnh thu hút đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo hướng giao thông thuận tiện, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trọng tâm là Khu công nghiệp Trấn Yên, Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2 và Cụm công nghiệp Hợp Minh. Khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư; ưu tiên thu hút đầu tư có chọn lọc, lựa chọn những tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.