CTTĐT - Tính đến thời điểm hiện tại, Yên Bái là tỉnh có diện tích trồng và sản lượng quế lớn nhất miền Bắc Việt Nam, với trên 81 ngàn ha, chiếm 1/3 diện tích rừng trồng của tỉnh, tập trung chủ yếu tại huyện Văn Yên (45,2 nghìn ha; chiếm 55,7% diện tích quế toàn tỉnh) và huyện Trấn Yên (19 nghìn ha; chiếm 23,4% diện tích quế toàn tỉnh); ngoài ra phân bố không nhiều ở một số huyện như Văn Chấn (9 nghìn ha), Lục Yên (5,9 nghìn ha) và Yên Bình (2,1 nghìn ha).
Trung bình hằng năm, các địa phương khai thác khoảng 18.000 tấn vỏ quế
Quế có tính nóng, có vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng. Vì vậy, quế được sử dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn.
Không chỉ cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng chữa bệnh. Bên trong quế chứa rất nhiều tinh dầu, canxi, sắt, kẽm, ma giê, chất xơ, chất chống ô xy hóa và nhiều loại dưỡng chất khác. Các thành phần này đều mang lại những giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, đây được xem là loại dược liệu quý trong đông y và cả tây y.
Trong y học, quế được dùng để chữa trị các triệu chứng về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, giảm sưng, giảm viêm... Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, quế có thể được sử dụng làm nước hoa, kem dưỡng da. Với mùi thơm đặc trưng và màu sắc đẹp mắt, quế cũng được sử dụng trong trang trí nội thất, làm đồ mộc, đồ gia dụng như hộp đựng trà, đựng tăm, bộ ấm chén hoặc là các sản phẩm mô hình dùng để trưng bày, trang trí được người tiêu dùng trên cả nước ưa chuộng nhờ có lượng tinh dầu cao, thân thiện môi trường, an toàn với sức khỏe của người sử dụng.
Các sản phẩm từ quế
Toàn tỉnh hiện có trên 81.000 ha quế, tập trung chủ yếu tại các huyện: Văn Yên, Trấn Yên và huyện Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình. Đặc biệt, tại các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, cây quế phủ khắp các xã, thị trấn. Trung bình hàng năm, các địa phương khai thác khoảng 18.000 tấn vỏ quế; 85.000 tấn cành, lá với sản lượng bình quân 600 tấn/năm và 200.000 m3 gỗ quế phục vụ chế biến và xuất khẩu gỗ. Quế Văn Yên được cho là giống quế tốt nhất Việt Nam, có hàm lượng tinh dầu cao thứ 2 ở Việt Nam (sau quế Trà My - Quảng Nam).
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế với quy mô tương đối lớn sử dụng công nghệ lò hơi để chiết xuất tinh dầu, tổng công suất 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm. Đây là quy trình công nghệ tách triết tinh dầu quế khép kín có sử dụng tác nhân là nhiệt độ bằng hệ thống nồi hơi, không sử dụng hóa chất hoặc các tác nhân khác.
Ngoài ra, còn có hơn 400 cơ sở chế biến tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình (khoảng 300 kg sản phẩm/năm, nhưng hoạt động không thường xuyên), chủ yếu hoạt động theo phương pháp thủ công, sản lượng chế biến tinh dầu mỗi năm bình quân 300-800 kg/cơ sở.
Phân loại quế tại HTX Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên
Thời gian qua, việc liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với người trồng quế được chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm nhằm tập trung phát triển, hình thành các chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm từ quế, quế hữu cơ. Đến nay, toàn tỉnh có trên 6.757 ha quế được cấp chứng nhận hữu cơ. Trong đó, huyện Văn Yên 4.612 ha và Trấn Yên 2.145 ha (Công ty Sơn Hà Văn Yên: 3.541.5 ha, Công ty OLam Văn Yên: 1.071 ha, Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam: 2.100 ha, Hợp tác xã tổng hợp dịch vụ Hồng Ca: 45 ha).
Từ vỏ, gỗ, lá đến gốc rễ quế đều có giá trị sử dụng nên cây quế được coi là cây trồng đa lợi ích, cho giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm từ quế là một trong những sản phẩm chính tham gia vào thị trường xuất khẩu nông - lâm sản của tỉnh Yên Bái, ngoài tinh dầu quế thì một số sản phẩm khác đã được sản xuất từ quế có xu hướng phát triển như: Trà quế, nước tẩy rửa quế, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ quà lưu niệm....
Hương quế và trà quế được bày bán tại các hội chợ.
Các sản phẩm OCOP của tỉnh được công nhận tiêu chuẩn 3 sao đến 4 sao được chế biến sâu từ quế phải kể đến như: bột quế của Doanh nghiệp Tư nhân Phương Nhung; tinh dầu quế Đại Phú An của Công ty TNHH Nam dược Đại Phú An; quế điếu thuốc của Công ty quế hồi Việt Nam; nước rửa chén, lau sàn hương quế của Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát, trà quế của Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà ...Các sản phẩm này đã được xuất khẩu ổn định tới các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Mỹ.
Đến nay, thương hiệu quế Yên Bái đã khẳng định được giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế, tiêu biểu là quế Văn Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ tháng 01/2010 và được Vương quốc Thái Lan bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ tại Thái Lan từ năm 2020. Đây là điều hiếm thấy trên thế giới, một quốc gia khác bảo hộ sản phẩm của Việt Nam trên đất nước họ. Điều đó khẳng định chất lượng sản phẩm quế Văn Yên nổi tiếng bên ngoài lãnh thổ. Đặc biệt, từ 1/8/2020, quế Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong 39 mặt hàng của Việt Nam được EU bảo hộ khi thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
4139 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tính đến thời điểm hiện tại, Yên Bái là tỉnh có diện tích trồng và sản lượng quế lớn nhất miền Bắc Việt Nam, với trên 81 ngàn ha, chiếm 1/3 diện tích rừng trồng của tỉnh, tập trung chủ yếu tại huyện Văn Yên (45,2 nghìn ha; chiếm 55,7% diện tích quế toàn tỉnh) và huyện Trấn Yên (19 nghìn ha; chiếm 23,4% diện tích quế toàn tỉnh); ngoài ra phân bố không nhiều ở một số huyện như Văn Chấn (9 nghìn ha), Lục Yên (5,9 nghìn ha) và Yên Bình (2,1 nghìn ha). Quế có tính nóng, có vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng. Vì vậy, quế được sử dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn.
Không chỉ cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng chữa bệnh. Bên trong quế chứa rất nhiều tinh dầu, canxi, sắt, kẽm, ma giê, chất xơ, chất chống ô xy hóa và nhiều loại dưỡng chất khác. Các thành phần này đều mang lại những giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, đây được xem là loại dược liệu quý trong đông y và cả tây y.
Trong y học, quế được dùng để chữa trị các triệu chứng về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, giảm sưng, giảm viêm... Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, quế có thể được sử dụng làm nước hoa, kem dưỡng da. Với mùi thơm đặc trưng và màu sắc đẹp mắt, quế cũng được sử dụng trong trang trí nội thất, làm đồ mộc, đồ gia dụng như hộp đựng trà, đựng tăm, bộ ấm chén hoặc là các sản phẩm mô hình dùng để trưng bày, trang trí được người tiêu dùng trên cả nước ưa chuộng nhờ có lượng tinh dầu cao, thân thiện môi trường, an toàn với sức khỏe của người sử dụng.
Các sản phẩm từ quế
Toàn tỉnh hiện có trên 81.000 ha quế, tập trung chủ yếu tại các huyện: Văn Yên, Trấn Yên và huyện Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình. Đặc biệt, tại các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, cây quế phủ khắp các xã, thị trấn. Trung bình hàng năm, các địa phương khai thác khoảng 18.000 tấn vỏ quế; 85.000 tấn cành, lá với sản lượng bình quân 600 tấn/năm và 200.000 m3 gỗ quế phục vụ chế biến và xuất khẩu gỗ. Quế Văn Yên được cho là giống quế tốt nhất Việt Nam, có hàm lượng tinh dầu cao thứ 2 ở Việt Nam (sau quế Trà My - Quảng Nam).
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế với quy mô tương đối lớn sử dụng công nghệ lò hơi để chiết xuất tinh dầu, tổng công suất 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm. Đây là quy trình công nghệ tách triết tinh dầu quế khép kín có sử dụng tác nhân là nhiệt độ bằng hệ thống nồi hơi, không sử dụng hóa chất hoặc các tác nhân khác.
Ngoài ra, còn có hơn 400 cơ sở chế biến tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình (khoảng 300 kg sản phẩm/năm, nhưng hoạt động không thường xuyên), chủ yếu hoạt động theo phương pháp thủ công, sản lượng chế biến tinh dầu mỗi năm bình quân 300-800 kg/cơ sở.
Phân loại quế tại HTX Quế hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên
Thời gian qua, việc liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với người trồng quế được chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm nhằm tập trung phát triển, hình thành các chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm từ quế, quế hữu cơ. Đến nay, toàn tỉnh có trên 6.757 ha quế được cấp chứng nhận hữu cơ. Trong đó, huyện Văn Yên 4.612 ha và Trấn Yên 2.145 ha (Công ty Sơn Hà Văn Yên: 3.541.5 ha, Công ty OLam Văn Yên: 1.071 ha, Hợp tác xã Quế Hồi Việt Nam: 2.100 ha, Hợp tác xã tổng hợp dịch vụ Hồng Ca: 45 ha).
Từ vỏ, gỗ, lá đến gốc rễ quế đều có giá trị sử dụng nên cây quế được coi là cây trồng đa lợi ích, cho giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm từ quế là một trong những sản phẩm chính tham gia vào thị trường xuất khẩu nông - lâm sản của tỉnh Yên Bái, ngoài tinh dầu quế thì một số sản phẩm khác đã được sản xuất từ quế có xu hướng phát triển như: Trà quế, nước tẩy rửa quế, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ quà lưu niệm....
Hương quế và trà quế được bày bán tại các hội chợ.
Các sản phẩm OCOP của tỉnh được công nhận tiêu chuẩn 3 sao đến 4 sao được chế biến sâu từ quế phải kể đến như: bột quế của Doanh nghiệp Tư nhân Phương Nhung; tinh dầu quế Đại Phú An của Công ty TNHH Nam dược Đại Phú An; quế điếu thuốc của Công ty quế hồi Việt Nam; nước rửa chén, lau sàn hương quế của Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát, trà quế của Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà ...Các sản phẩm này đã được xuất khẩu ổn định tới các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Mỹ.
Đến nay, thương hiệu quế Yên Bái đã khẳng định được giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế, tiêu biểu là quế Văn Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ tháng 01/2010 và được Vương quốc Thái Lan bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ tại Thái Lan từ năm 2020. Đây là điều hiếm thấy trên thế giới, một quốc gia khác bảo hộ sản phẩm của Việt Nam trên đất nước họ. Điều đó khẳng định chất lượng sản phẩm quế Văn Yên nổi tiếng bên ngoài lãnh thổ. Đặc biệt, từ 1/8/2020, quế Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong 39 mặt hàng của Việt Nam được EU bảo hộ khi thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).