CTTĐT - Ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện. Để cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết, huyện Trấn Yên đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động bảo đảm toàn diện, khả thi trong tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Đồng chí Trần Nhật Tân - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên thăm HTX rau an toàn xã Y Can.
Huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các địa phương trong huyện trên cơ sở điều kiện, tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện chương trình hành động của Huyện ủy tại cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất từ huyện đến cơ sở.
Để Nghị quyết của Tỉnh ủy sớm đi vào cuộc sống, huyện Trấn Yên đã phân công rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị, địa phương, phân công lãnh đạo huyện phụ trách từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực, trong đó phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng tập thể, cá nhân, trên nguyên tắc giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả.
Huyện đã chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ trực thuộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng như Trang thông tin điện tử huyện; hướng dẫn các cơ quan truyền thông của huyện xây dựng kế hoạch, bố trí chuyên trang, chuyên mục phổ biến, thông tin tuyên truyền nội dung cơ bản của nghị quyết trên hệ thống truyền thanh cơ sở để nâng cao nhân thức, thống nhất tư tưởng và hành động trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết.
Trong thời gian qua, huyện Trấn Yên đã chú trọng áp dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản suất nông lâm nghiệp. Tăng diện tích gieo cấy các giống lúa tiến bộ có chất lượng và giá trị kinh tế cao, các quy trình canh tác tiên tiến đã được đưa vào sản xuất. Đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 5.450,9 ha, bằng 106,9% kế hoạch. Sản lượng lương thực có hạt đạt 27.386 tấn, bằng 108,6% so với kế hoạch. Diện tích chè 490 ha; sản lượng chè búp tươi đạt 4.250 tấn, bằng 101,2% kế hoạch. Hiện toàn huyện có 1.135 ha cây ăn quả các loại, trong đó diện tích tập trung chuyên canh 812 ha, bằng 81,2% so với năm 2025; sản lượng đạt 5.762,5 tấn, bằng 102% kế hoạch, bằng 164,6% so với mục tiêu năm 2025. Diện tích dâu 772 ha; sản lượng kén tằm đạt 973,6 tấn…
Nông dân Trấn Yên thu hoạch lúa
Để phát triển chăn nuôi trở thành thế mạnh của địa phương, huyện Trấn Yên đã tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn tích cực tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, từng bước phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Đến nay, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt 70.865 con; đàn gia cầm 1.746,4 nghìn con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 11.339 tấn, bằng 103,1% kế hoạch, bằng 87,2% so với mục tiêu Nghị quyết. Toàn huyện trồng mới 323 ha tre măng, bằng 65% mục tiêu kế hoạch, nâng tổng diện tích tre măng Bát Độ lên 3.904 ha, bằng 98% so với mục tiêu kế hoạch; sản lượng măng Bát Độ thương phẩm 30.500 tấn, giá trị trên 130 tỷ đồng.
Huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh áp dựng những công nghệ mới về sản xuất giống, kỹ thuật nuôi để khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản. Hiện diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 489,5 ha; sản lượng đạt 1.856 tấn, bằng 91% so với mục tiêu kế hoạch.
Cùng với đó, Trấn Yên còn quan tâm phát triển mở rộng diện tích cây dược liệu dưới tán rừng gắn với phát triển kinh tế rừng…
Trong năm 2021, đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp 03 nhãn hiệu chứng nhận bao gồm: Chè xanh Trấn Yên, Bưởi Trấn Yên và vỏ quế khô Trấn Yên, đạt 100% kế hoạch; thực hiện đánh giá và đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao 12 sản phẩm, bằng 240% so với kế hoạch; 32 sản phẩm nông sản đã có tem truy xuất nguồn gốc chất lượng. Tiếp tục xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho một số sản phẩm Mật ong Trấn Yên, Gà đồi Trấn Yên, Miến đao Quy Mông…
Sản phẩm Quế điếu thuốc của Hợp tác xã Quế hồi Đào Thịnh được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Về xây dựng nông thôn mới, huyện đã ban hành Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gắn với đô thị hóa giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, xây dựng xã Đào Thịnh đạt nông thôn mới kiểu mẫu; 05 xã đạt nông thôn mới nâng cao gồm: Việt Thành, Bảo Hưng, Minh Quán, Nga Quán, Tân Đồng; công nhận 33 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số 73 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, huyện Trấn Yên đã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Năm 2021, huyện Trấn Yên triển khai thực hiện 8/16 chính sách hỗ trợ, với tổng kinh phí hỗ trợ được phê duyệt theo Quyết định điều chỉnh số 2573/QĐ-UBND ngày 22/11/2021 của UBND tỉnh Yên Bái trên 9.400 tỷ đồng, gồm: Chính sách hỗ trợ phát triển chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị; chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả liên kết theo chuỗi giá trị; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị; chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu; chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm măng tre Bát Độ; chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc sản, hữu cơ; chính sách hỗ trợ mô hình mới…
Trong thời gian tới, huyện Trấn Yên tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất xuất để nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi; ưu tiên và đầu tư cho công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng các mô hình ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học, sản suất nông nghiệp bền vững, an toàn; đẩy, mạnh việc cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhất là khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch; mở rộng quy mô diện tích các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và các sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả; đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi để có sản phẩm đặc trưng phù hợp với điều kiện lợi thế của từng địa phương và nhu cầu thị trường, tăng tổng sản phẩm và giá trị sản xuất. Đẩy mạnh thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất đảm bảo ổn định bền vững; nâng cao chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa, sản phẩm chủ lực của huyện theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái gắn với nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, sản xuất theo chuỗi giá trị…
Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sâu, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xuất xứ vùng trồng; quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp chủ lực an theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Liên kết cung ứng dịch vụ đầu vào, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư và xây dựng nhà máy chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm chủ lực gắn với vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh của huyện.
Phát huy vai trò, hiệu quả của các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nhân dân; phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hoạt động sản xuất gắn với cung ứng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ cung cấp dịch vụ đầu vào đến chế biến và phát triển thị trường.
Tập trung huy động các nguồn lực để tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn; giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống, tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn bảo vệ cảnh quan môi trường; tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường…
1175 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện. Để cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết, huyện Trấn Yên đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động bảo đảm toàn diện, khả thi trong tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.Huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các địa phương trong huyện trên cơ sở điều kiện, tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện chương trình hành động của Huyện ủy tại cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất từ huyện đến cơ sở.
Để Nghị quyết của Tỉnh ủy sớm đi vào cuộc sống, huyện Trấn Yên đã phân công rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị, địa phương, phân công lãnh đạo huyện phụ trách từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực, trong đó phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng tập thể, cá nhân, trên nguyên tắc giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả.
Huyện đã chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ trực thuộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng như Trang thông tin điện tử huyện; hướng dẫn các cơ quan truyền thông của huyện xây dựng kế hoạch, bố trí chuyên trang, chuyên mục phổ biến, thông tin tuyên truyền nội dung cơ bản của nghị quyết trên hệ thống truyền thanh cơ sở để nâng cao nhân thức, thống nhất tư tưởng và hành động trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết.
Trong thời gian qua, huyện Trấn Yên đã chú trọng áp dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản suất nông lâm nghiệp. Tăng diện tích gieo cấy các giống lúa tiến bộ có chất lượng và giá trị kinh tế cao, các quy trình canh tác tiên tiến đã được đưa vào sản xuất. Đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 5.450,9 ha, bằng 106,9% kế hoạch. Sản lượng lương thực có hạt đạt 27.386 tấn, bằng 108,6% so với kế hoạch. Diện tích chè 490 ha; sản lượng chè búp tươi đạt 4.250 tấn, bằng 101,2% kế hoạch. Hiện toàn huyện có 1.135 ha cây ăn quả các loại, trong đó diện tích tập trung chuyên canh 812 ha, bằng 81,2% so với năm 2025; sản lượng đạt 5.762,5 tấn, bằng 102% kế hoạch, bằng 164,6% so với mục tiêu năm 2025. Diện tích dâu 772 ha; sản lượng kén tằm đạt 973,6 tấn…
Nông dân Trấn Yên thu hoạch lúa
Để phát triển chăn nuôi trở thành thế mạnh của địa phương, huyện Trấn Yên đã tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn tích cực tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, từng bước phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Đến nay, tổng đàn gia súc chính của huyện đạt 70.865 con; đàn gia cầm 1.746,4 nghìn con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 11.339 tấn, bằng 103,1% kế hoạch, bằng 87,2% so với mục tiêu Nghị quyết. Toàn huyện trồng mới 323 ha tre măng, bằng 65% mục tiêu kế hoạch, nâng tổng diện tích tre măng Bát Độ lên 3.904 ha, bằng 98% so với mục tiêu kế hoạch; sản lượng măng Bát Độ thương phẩm 30.500 tấn, giá trị trên 130 tỷ đồng.
Huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh áp dựng những công nghệ mới về sản xuất giống, kỹ thuật nuôi để khai thác hiệu quả tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản. Hiện diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 489,5 ha; sản lượng đạt 1.856 tấn, bằng 91% so với mục tiêu kế hoạch.
Cùng với đó, Trấn Yên còn quan tâm phát triển mở rộng diện tích cây dược liệu dưới tán rừng gắn với phát triển kinh tế rừng…
Trong năm 2021, đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp 03 nhãn hiệu chứng nhận bao gồm: Chè xanh Trấn Yên, Bưởi Trấn Yên và vỏ quế khô Trấn Yên, đạt 100% kế hoạch; thực hiện đánh giá và đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao 12 sản phẩm, bằng 240% so với kế hoạch; 32 sản phẩm nông sản đã có tem truy xuất nguồn gốc chất lượng. Tiếp tục xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho một số sản phẩm Mật ong Trấn Yên, Gà đồi Trấn Yên, Miến đao Quy Mông…
Sản phẩm Quế điếu thuốc của Hợp tác xã Quế hồi Đào Thịnh được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Về xây dựng nông thôn mới, huyện đã ban hành Đề án xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gắn với đô thị hóa giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, xây dựng xã Đào Thịnh đạt nông thôn mới kiểu mẫu; 05 xã đạt nông thôn mới nâng cao gồm: Việt Thành, Bảo Hưng, Minh Quán, Nga Quán, Tân Đồng; công nhận 33 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số 73 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, huyện Trấn Yên đã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Năm 2021, huyện Trấn Yên triển khai thực hiện 8/16 chính sách hỗ trợ, với tổng kinh phí hỗ trợ được phê duyệt theo Quyết định điều chỉnh số 2573/QĐ-UBND ngày 22/11/2021 của UBND tỉnh Yên Bái trên 9.400 tỷ đồng, gồm: Chính sách hỗ trợ phát triển chè vùng thấp liên kết theo chuỗi giá trị; chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả liên kết theo chuỗi giá trị; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng dâu, nuôi tằm liên kết theo chuỗi giá trị; chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu; chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm măng tre Bát Độ; chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi quy mô vừa và lớn theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc sản, hữu cơ; chính sách hỗ trợ mô hình mới…
Trong thời gian tới, huyện Trấn Yên tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất xuất để nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi; ưu tiên và đầu tư cho công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng các mô hình ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học, sản suất nông nghiệp bền vững, an toàn; đẩy, mạnh việc cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhất là khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch; mở rộng quy mô diện tích các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và các sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả; đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi để có sản phẩm đặc trưng phù hợp với điều kiện lợi thế của từng địa phương và nhu cầu thị trường, tăng tổng sản phẩm và giá trị sản xuất. Đẩy mạnh thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất đảm bảo ổn định bền vững; nâng cao chất lượng các vùng sản xuất hàng hóa, sản phẩm chủ lực của huyện theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái gắn với nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, sản xuất theo chuỗi giá trị…
Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sâu, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xuất xứ vùng trồng; quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, chứng nhận sản phẩm nông nghiệp chủ lực an theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Liên kết cung ứng dịch vụ đầu vào, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư và xây dựng nhà máy chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm chủ lực gắn với vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh của huyện.
Phát huy vai trò, hiệu quả của các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nhân dân; phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hoạt động sản xuất gắn với cung ứng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ cung cấp dịch vụ đầu vào đến chế biến và phát triển thị trường.
Tập trung huy động các nguồn lực để tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn; giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống, tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn bảo vệ cảnh quan môi trường; tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường…