CTTĐT - Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng, vận tải trên địa bàn tỉnh có xu hướng phục hồi khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Tính chung 6 tháng, tổng mức hán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,62% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải tăng 11,49% so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa
Hoạt động thương mại trong 6 tháng đầu năm 2022 cơ bản ổn định và có mức tăng khá so với cùng kỳ. Chương trình xúc tiến thương mại được triển khai nhằm ổn định và phát triển thị trường nước ngoài truyền thống, hướng tới các thị trường tiềm năng như: Liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Công tác khảo sát nắm bắt diễn biến thị trường được chú trọng, kết hợp kiểm tra, kiểm soát việc đăng ký, kê khai, niêm yết giá và chủ động tìm nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết phục vụ nhu cầu nhân dân. Công tác quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, chống đầu cơ tăng giá, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và lợi ích người tiêu dùng thường xuyên được tăng cường.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm ước đạt 11.454,5 tỷ đồng, bằng 48,74% kế hoạch, tăng 9,62% so với cùng kỳ. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 9.955,8 tỷ đồng, tăng 9,5% so cùng kỳ năm trước; doanh thu hoạt động dịch vụ đạt 712,3 tỷ đồng, tăng 15,45%; doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành đạt 786,4 tỷ đồng, tăng 6,43% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách 6 tháng đầu năm cơ bản ổn định, tuy nhiên, số lượng hành khách luân chuyển vẫn giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhân dân vẫn hạn chế đi lại. Doanh thu vận tải, kho bãi 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 671,6 tỷ đồng tăng 11,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu vận tải hàng hóa đạt 494,4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tăng 14,26% về doanh thu; doanh thu vận tải hành khách đạt 158,9 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước, tăng 3,74% về doanh thu.
Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, thương mại, khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-TU của Tỉnh ủy về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Đề án cơ cấu lại ngành dịch vụ, trong đó tập trung ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển hạ tầng thương mại. Khuyến khích phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ nông sản của nông dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về các mặt hàng kinh doanh có điều kiện; triển khai sâu rộng Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 23.500 tỷ đồng. Triển khai thực hiện các đề án xúc tiến thương mại, thương mại điện tử năm 2022, tích cực giới thiệu kết nối tiêu thụ nông sản, các sản phẩm OCOP, đặc sản, sản phẩm có thế mạnh của tỉnh. Chủ động rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng; bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
1207 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng, vận tải trên địa bàn tỉnh có xu hướng phục hồi khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Tính chung 6 tháng, tổng mức hán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,62% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải tăng 11,49% so với cùng kỳ.Hoạt động thương mại trong 6 tháng đầu năm 2022 cơ bản ổn định và có mức tăng khá so với cùng kỳ. Chương trình xúc tiến thương mại được triển khai nhằm ổn định và phát triển thị trường nước ngoài truyền thống, hướng tới các thị trường tiềm năng như: Liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Công tác khảo sát nắm bắt diễn biến thị trường được chú trọng, kết hợp kiểm tra, kiểm soát việc đăng ký, kê khai, niêm yết giá và chủ động tìm nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết phục vụ nhu cầu nhân dân. Công tác quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, chống đầu cơ tăng giá, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và lợi ích người tiêu dùng thường xuyên được tăng cường.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 6 tháng đầu năm ước đạt 11.454,5 tỷ đồng, bằng 48,74% kế hoạch, tăng 9,62% so với cùng kỳ. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 9.955,8 tỷ đồng, tăng 9,5% so cùng kỳ năm trước; doanh thu hoạt động dịch vụ đạt 712,3 tỷ đồng, tăng 15,45%; doanh thu lưu trú, ăn uống, lữ hành đạt 786,4 tỷ đồng, tăng 6,43% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách 6 tháng đầu năm cơ bản ổn định, tuy nhiên, số lượng hành khách luân chuyển vẫn giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhân dân vẫn hạn chế đi lại. Doanh thu vận tải, kho bãi 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 671,6 tỷ đồng tăng 11,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu vận tải hàng hóa đạt 494,4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tăng 14,26% về doanh thu; doanh thu vận tải hành khách đạt 158,9 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước, tăng 3,74% về doanh thu.
Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, thương mại, khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-TU của Tỉnh ủy về phát triển ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Đề án cơ cấu lại ngành dịch vụ, trong đó tập trung ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển hạ tầng thương mại. Khuyến khích phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ nông sản của nông dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về các mặt hàng kinh doanh có điều kiện; triển khai sâu rộng Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 23.500 tỷ đồng. Triển khai thực hiện các đề án xúc tiến thương mại, thương mại điện tử năm 2022, tích cực giới thiệu kết nối tiêu thụ nông sản, các sản phẩm OCOP, đặc sản, sản phẩm có thế mạnh của tỉnh. Chủ động rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng; bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.