CTTĐT - Sáng 28/7, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến sơ kết công tác chuyển đối số 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh, các thành viên Ban Chỉ đạo và tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo về chuyển đổi số, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, ...
Toàn ảnh Hội nghị.
Tỉnh Yên Bái đã xác định năm 2022 là năm tổng tiến công về chuyển đổi số, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về diễn biến tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid -19 và chuyển đổi số là nhiệm vụ hoàn toàn mới, nhiệm vụ khó nhưng tỉnh Yên Bái đã vượt qua khó khăn chung và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Đến nay trên toàn tỉnh đã hoàn thành 14/38 mục tiêu đạt 36,8% kế hoạch với một số mục tiêu nổi bật như: Phổ cập dịch vụ mạng di động 3G, 4G tại trung tâm 173 xã, phường, thị trấn; 70% người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh; 40% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Trên toàn tỉnh đã tham mưu thành lập Tổ chuyên gia tư vấn cho tỉnh về chuyển đổi số; ban hành Chỉ thị về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái; triển khai thí điểm mô hình điểm chuyển đổi số tại 3 cấp chính quyền cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, trường học và doanh nghiệp; phát động phong trào thi đua về chuyển đổi số. Đề án Đô thị thông minh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các hạng mục quan trọng. Đây là hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để phục vụ chuyển đổi số của tỉnh; thể hiện sự sẵn sàng trong công cuộc chuyển đổi số một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Trong triển khai các nhiệm vụ, đã có một số cơ quan, đơn vị, địa phương là điểm sáng, tiên phong và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ về chuyển đổi số.
Sở Thông tin và Truyền thông có 7/10 mô hình được triển khai và đạt được kết quả nhất định. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức dạy học trực tuyến; triển khai xây dựng và sử dụng học liệu số; thí điểm triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số; tại Sở Y tế đã có trên 70% người dân trên địa bàn tỉnh lập hồ sơ sức khỏe điện tử trong khám bệnh, chữa bệnh; 100% các xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế; 100% đơn vị từ tuyến xã, tuyến huyện và tuyến tỉnh triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử.
Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện các mô hình, nền tảng số như: huyện Văn Yên, thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Văn Chấn, …
Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng với 10.851 thành viên tham gia. Toàn tỉnh có 72/173 xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số, chiếm tỷ lệ 41,6%, trong đó 69/72 xã (phường) chuyển đổi số, 03/72 xã (phường) chuyển đổi số nâng cao.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh: việc phát huy vai trò, sự vào cuộc của người đứng đầu của một số sở, ban, ngành, địa phương đối với công tác chuyển đổi; huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi; chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về công tác chuyển đổi số đến tổ chức, cá nhân, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, việc bố trí kinh phí phục vụ nhiệm vụ chuyển đổi số của các địa phương…
Đại biểu phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh nhấn mạnh công tác chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái đang thực sự đi theo đúng cách làm riêng đó là: “Lựa chọn việc dễ làm trước, việc khó làm sau; lựa chọn làm chuyển đổi số song song từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, luôn nhất quán phương châm “Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương, tập trung nguồn lực triển khai và hoàn thành các mục tiêu được giao tại Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 08/4/2022 của UBND phê duyệt Kế hoạch về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái năm 2022. Tiếp tục thực hiện truyền thông hiệu quả, thực chất nhằm chuyển biến căn bản, toàn diện nhận thức về chuyển đổi số.
Rà soát bảo đảm tiêu chí 100% dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và đồng bộ lên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Nghiên cứu triển khai xây dựng các dự án phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh (ngày mùng 10/10 hằng năm) theo hướng tổ chức các hoạt động về tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng; tổ chức các cuộc thi hỗ trợ cài đặt và hướng dẫn sử dụng các nền tảng số, công nghệ số tại 9 địa phương để ngày 10/10 thực sự trở thành một ngày hội chuyển đổi số của toàn dân tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai ứng dụng duy nhất cho người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, phản ánh hiện trường, cập nhật thông tin chính thống, kịp thời về tình hình chính trị, KT-XH của tỉnh và các tiện ích khác.
Trung tâm Điều hành thông minh đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án Trung tâm điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu đô thị thông minh tỉnh Yên Bái (dự án giai đoạn 2 thuộc Đề án Đô thị thông minh); tích cực hướng dẫn và sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng đô thị thông minh đã được hoàn thiện để phục vụ chuyển đổi số.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tham mưu tiến hành nâng cấp Cổng Dịch vụ công của tỉnh để đảm bảo việc kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác..
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh nhằm đẩy nhanh công tác chuyển đổi số của tỉnh trong năm 2022…
1439 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 28/7, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến sơ kết công tác chuyển đối số 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh, các thành viên Ban Chỉ đạo và tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo về chuyển đổi số, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, ...
Toàn ảnh Hội nghị.
Tỉnh Yên Bái đã xác định năm 2022 là năm tổng tiến công về chuyển đổi số, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn về diễn biến tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid -19 và chuyển đổi số là nhiệm vụ hoàn toàn mới, nhiệm vụ khó nhưng tỉnh Yên Bái đã vượt qua khó khăn chung và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Đến nay trên toàn tỉnh đã hoàn thành 14/38 mục tiêu đạt 36,8% kế hoạch với một số mục tiêu nổi bật như: Phổ cập dịch vụ mạng di động 3G, 4G tại trung tâm 173 xã, phường, thị trấn; 70% người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh; 40% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Trên toàn tỉnh đã tham mưu thành lập Tổ chuyên gia tư vấn cho tỉnh về chuyển đổi số; ban hành Chỉ thị về việc tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái; triển khai thí điểm mô hình điểm chuyển đổi số tại 3 cấp chính quyền cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, trường học và doanh nghiệp; phát động phong trào thi đua về chuyển đổi số. Đề án Đô thị thông minh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các hạng mục quan trọng. Đây là hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để phục vụ chuyển đổi số của tỉnh; thể hiện sự sẵn sàng trong công cuộc chuyển đổi số một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Trong triển khai các nhiệm vụ, đã có một số cơ quan, đơn vị, địa phương là điểm sáng, tiên phong và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ về chuyển đổi số.
Sở Thông tin và Truyền thông có 7/10 mô hình được triển khai và đạt được kết quả nhất định. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức dạy học trực tuyến; triển khai xây dựng và sử dụng học liệu số; thí điểm triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số; tại Sở Y tế đã có trên 70% người dân trên địa bàn tỉnh lập hồ sơ sức khỏe điện tử trong khám bệnh, chữa bệnh; 100% các xã triển khai phần mềm quản lý trạm y tế; 100% đơn vị từ tuyến xã, tuyến huyện và tuyến tỉnh triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử.
Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện các mô hình, nền tảng số như: huyện Văn Yên, thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình, huyện Văn Chấn, …
Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng với 10.851 thành viên tham gia. Toàn tỉnh có 72/173 xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số, chiếm tỷ lệ 41,6%, trong đó 69/72 xã (phường) chuyển đổi số, 03/72 xã (phường) chuyển đổi số nâng cao.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh: việc phát huy vai trò, sự vào cuộc của người đứng đầu của một số sở, ban, ngành, địa phương đối với công tác chuyển đổi; huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi; chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về công tác chuyển đổi số đến tổ chức, cá nhân, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, việc bố trí kinh phí phục vụ nhiệm vụ chuyển đổi số của các địa phương…
Đại biểu phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Chỉ đạo về chuyển đổi số của tỉnh nhấn mạnh công tác chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái đang thực sự đi theo đúng cách làm riêng đó là: “Lựa chọn việc dễ làm trước, việc khó làm sau; lựa chọn làm chuyển đổi số song song từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, luôn nhất quán phương châm “Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương, tập trung nguồn lực triển khai và hoàn thành các mục tiêu được giao tại Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 08/4/2022 của UBND phê duyệt Kế hoạch về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái năm 2022. Tiếp tục thực hiện truyền thông hiệu quả, thực chất nhằm chuyển biến căn bản, toàn diện nhận thức về chuyển đổi số.
Rà soát bảo đảm tiêu chí 100% dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và đồng bộ lên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Nghiên cứu triển khai xây dựng các dự án phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh (ngày mùng 10/10 hằng năm) theo hướng tổ chức các hoạt động về tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng; tổ chức các cuộc thi hỗ trợ cài đặt và hướng dẫn sử dụng các nền tảng số, công nghệ số tại 9 địa phương để ngày 10/10 thực sự trở thành một ngày hội chuyển đổi số của toàn dân tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai ứng dụng duy nhất cho người dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, phản ánh hiện trường, cập nhật thông tin chính thống, kịp thời về tình hình chính trị, KT-XH của tỉnh và các tiện ích khác.
Trung tâm Điều hành thông minh đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án Trung tâm điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu đô thị thông minh tỉnh Yên Bái (dự án giai đoạn 2 thuộc Đề án Đô thị thông minh); tích cực hướng dẫn và sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng đô thị thông minh đã được hoàn thiện để phục vụ chuyển đổi số.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tham mưu tiến hành nâng cấp Cổng Dịch vụ công của tỉnh để đảm bảo việc kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác..
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh nhằm đẩy nhanh công tác chuyển đổi số của tỉnh trong năm 2022…