CTTĐT - Để thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái bảo đảm đồng bộ, thống nhất và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 153/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Yên Bái.
Yên Bái phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 20.000 tỷ đồng (giá so sánh 2010)
Theo kế hoạch, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu tổng quát là hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm chất lượng dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và dịch bệnh; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của vùng vào năm 2030.
Tỉnh cũng đã đề ra 13 mục tiêu cụ thể để thực hiện Nghị quyết bao gồm: (1) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 6,2%/năm; (2) Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 20.000 tỷ đồng (giá so sánh 2010); (3) Đóng góp của ngành công nghiệp trong tổng GRDP toàn tỉnh đến năm 2025 chiếm 25%; (4) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2025 đạt trên 7.000 tỷ đồng; (5) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 05 năm 2021 - 2025 đạt 100.000 tỷ đồng; (6) Giai đoạn 2021 - 2025 mỗi năm có khoảng 300 doanh nghiệp thành lập mới; 60 hợp tác xã và 250 tổ hợp tác thành lập mới; (7) Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GRDP năm 2025 đạt khoảng 55%; (8) Tỷ lệ đô thị hóa năm 2025 đạt 26%; (9) Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2025 tăng 15% so với năm 2020; (10) Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt trên 70%, trong đó tỷ lệ có văn bằng, chứng chỉ đạt 40% trở lên; (11) Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP năm 2025 đạt khoảng 20%; (12) Giai đoạn 2021 - 2025 mỗi năm phát triển mới từ 20 - 30 sản phẩm OCOP/năm; nâng cấp từ 3 - 5 sản phẩm OCOP/năm, đến năm 2025 có 2 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt 5 sao; (13) Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình hàng năm đạt 15%/năm.
Để thực hiện các mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế;
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao theo từng năm và trong giai đoạn 2021 - 2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, có hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước đã đề ra theo Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ.
2779 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái bảo đảm đồng bộ, thống nhất và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 153/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Yên Bái.Theo kế hoạch, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu tổng quát là hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm chất lượng dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và dịch bệnh; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của vùng vào năm 2030.
Tỉnh cũng đã đề ra 13 mục tiêu cụ thể để thực hiện Nghị quyết bao gồm: (1) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 6,2%/năm; (2) Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 20.000 tỷ đồng (giá so sánh 2010); (3) Đóng góp của ngành công nghiệp trong tổng GRDP toàn tỉnh đến năm 2025 chiếm 25%; (4) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2025 đạt trên 7.000 tỷ đồng; (5) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 05 năm 2021 - 2025 đạt 100.000 tỷ đồng; (6) Giai đoạn 2021 - 2025 mỗi năm có khoảng 300 doanh nghiệp thành lập mới; 60 hợp tác xã và 250 tổ hợp tác thành lập mới; (7) Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GRDP năm 2025 đạt khoảng 55%; (8) Tỷ lệ đô thị hóa năm 2025 đạt 26%; (9) Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2025 tăng 15% so với năm 2020; (10) Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt trên 70%, trong đó tỷ lệ có văn bằng, chứng chỉ đạt 40% trở lên; (11) Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP năm 2025 đạt khoảng 20%; (12) Giai đoạn 2021 - 2025 mỗi năm phát triển mới từ 20 - 30 sản phẩm OCOP/năm; nâng cấp từ 3 - 5 sản phẩm OCOP/năm, đến năm 2025 có 2 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt 5 sao; (13) Số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình hàng năm đạt 15%/năm.
Để thực hiện các mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế;
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao theo từng năm và trong giai đoạn 2021 - 2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, có hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước đã đề ra theo Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ.