Nếu có điều kiện người dân nên thực hiện test nhanh trước khi về quê. Mọi người bắt buộc đeo khẩu trang trong suốt hành trình, mở cửa kính xe khách, taxi để thoáng khí (nếu được) và ăn uống dọc đường cũng cần đảm bảo 5K.
Người dân miền Tây từ TP.HCM về quê vào tháng 10/2021
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịp tết Nguyên đán tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến số ca mắc tăng.
Nguyên nhân là dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Đây cũng là dịp nhiều người dân về nước, bên cạnh đó, trong nước, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, nhiều cuộc họp, giao lưu… cũng diễn ra, gây nguy cơ dịch lan rộng.
Mặc dù số ca nặng, nguy kịch giảm hơn thời gian trước do tỷ lệ người dân được phủ vắc xin cao hơn nhưng khi người đã tiêm vắc xin vẫn có thể lây cho người khác, đặc biệt người chưa tiêm. Số ca mắc tăng khiến hệ thống y tế quá tải, tăng ca tử vong.
Vì vậy theo PGS.TS Phu, trong dịp tết, người dân nên hạn chế đi lại, không đi lại khi không cần thiết. Nếu bắt buộc về quê nên có các biện pháp phòng dịch. Vậy nếu phải đi lại (về quê, thăm hỏi…), người dân nên chọn phương tiện đi lại an toàn, ưu tiên phương tiện cá nhân. Ngoài ra, khi về quê thắp hương nhưng không thăm hỏi nhau, không tụ tập ăn uống…
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, Hà Nội vẫn tiếp tục tăng số mắc. Đặc biệt, bên cạnh việc đối phó với chủng Detal, chúng ta đã ghi nhận chủng Omicron - được cho là có tốc độ lây lan rất nhanh.
"Ngoài ra, sắp tới là dịp cuối năm sẽ diễn ra nhiều cuộc liên hoan, họp hành và người dân chuẩn bị đón tết Nguyên đán, với nhu cầu đi lại, giao thương nhiều, số ca mắc không dừng lại ở đó”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng phân tích.
PGS.TS nói thêm: "Người dân phải nghĩ tết này vẫn là tết chống dịch, tết Covid, không thể là cái tết bình thường như mọi năm. Vì vậy, chúng ta vẫn phải bật chế độ "chống dịch”. Cụ thể chúng ta hạn chế tụ tập, đi lại, tuân thủ nghiêm các khuyến cáo 5K, đặc biệt là về khẩu trang”.
4 bước cần tuân thủ để về quê an toàn
PGS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, cũng chia sẻ các biện pháp phòng dịch khi về quê dịp tết.
Bước 1: Về công tác chuẩn bị, người dân cần:
- Nắm vững các quy định của địa phương (thường trên trang web của tỉnh/TP), hỏi người thân ở nhà về việc cách ly nếu về quê.
- Biết được nơi mình đang sống thuộc nguy cơ nào bằng cách truy cập vào bản đồ Covid-19 của TP mình đang sống để kiểm tra. Ví dụ ở Hà Nội có thể truy cập vào website https://covidmaps.hanoi.gov.vn.
- Chuẩn bị khẩu trang (vải/y tế), dung dịch sát khuẩn tay (nên loại nhỏ để trong người).
- Mỗi người nên chuẩn bị sẵn 1 test nhanh kháng nguyên Covid-19.
- Người về nên là người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, người chưa tiêm hoặc có bệnh nền thì không nên về.
Bước 2: Hành trình di chuyển về nhà:
- Nếu có điều kiện nên thực hiện test nhanh trước khi về quê.
- Các phương tiện được ưu tiên theo thứ tự: Xe riêng (ôtô, xe máy) → Máy bay → Tàu hỏa → Xe khách.
- Đeo khẩu trang trong suốt hành trình di chuyển, chỉ mở khi không có tiếp xúc người khác, bỏ khẩu trang khi về đến nhà.
- Mở cửa kính xe khách, taxi thoáng khí (nếu được) hoặc có khoang riêng (tàu).
- Ăn uống dọc đường cần đảm bảo 5K - Khai báo hành trình trên app PC-Covid.
Bước 3: Khi về quê, người dân cần làm:
- Khai báo y tế đầy đủ trên app PC-Covid.
- Hạn chế tối đa việc đi chúc tết, tiếp khách nơi thoáng mát.
- Thực hiện 5K ở mức cao nhất có thể.
- Nguy cơ cao lây nhiễm khi: Có tiếp xúc với người có triệu chứng hô hấp; giao tiếp không khẩu trang trong phòng kín như liên hoan, hát karaoke, ngủ cùng...
- Khi nghi ngờ có dấu hiệu mắc Covid-19 thì nên sử dụng test nhanh, hạn chế giao tiếp, xin tư vấn chuyên môn.
Bước 4: Khi quay trở lại các tỉnh, thành sau nghỉ tết:
- Khai báo hành trình trên PC-Covid.
- Di chuyển như khi về quê.
- Nếu mắc Covid-19 thì phải báo với bà con ở quê, lực lượng y tế để xử lý theo quy định.
Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, với tết Nguyên đán, khi dịch Covid-19 vẫn xảy ra, chúng ta sống "chậm” hơn một chút cũng là điều hay. Chúng ta hoàn toàn có thể vui tết cùng gia đình, gọi điện chúc tết từ xa, thay vì tụ tập hay tổ chức, tham gia lễ hội.
"Tết Nguyên đán sắp tới, Chính phủ và Bộ Y tế lo ngại khi nhu cầu đi lại, giao lưu cao khiến dịch có nguy cơ bùng phát hơn. Nhân viên y tế chúng tôi cũng rất sợ điều này, vì khi đó bệnh viện có nguy cơ quá tải. Chúng tôi rất mong cộng đồng chung tay với chúng tôi, chung tay với Bộ Y tế hạn số ca mắc tăng. Chúng tôi mong mọi người, mọi nhà luôn cảnh giác với Covid-19, tiêm phòng vắc xin và thực hiện các khuyến cáo 5K”.
(Theo Vietnamnet)
1454 lượt xem
Nếu có điều kiện người dân nên thực hiện test nhanh trước khi về quê. Mọi người bắt buộc đeo khẩu trang trong suốt hành trình, mở cửa kính xe khách, taxi để thoáng khí (nếu được) và ăn uống dọc đường cũng cần đảm bảo 5K.Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịp tết Nguyên đán tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến số ca mắc tăng.
Nguyên nhân là dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Đây cũng là dịp nhiều người dân về nước, bên cạnh đó, trong nước, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, nhiều cuộc họp, giao lưu… cũng diễn ra, gây nguy cơ dịch lan rộng.
Mặc dù số ca nặng, nguy kịch giảm hơn thời gian trước do tỷ lệ người dân được phủ vắc xin cao hơn nhưng khi người đã tiêm vắc xin vẫn có thể lây cho người khác, đặc biệt người chưa tiêm. Số ca mắc tăng khiến hệ thống y tế quá tải, tăng ca tử vong.
Vì vậy theo PGS.TS Phu, trong dịp tết, người dân nên hạn chế đi lại, không đi lại khi không cần thiết. Nếu bắt buộc về quê nên có các biện pháp phòng dịch. Vậy nếu phải đi lại (về quê, thăm hỏi…), người dân nên chọn phương tiện đi lại an toàn, ưu tiên phương tiện cá nhân. Ngoài ra, khi về quê thắp hương nhưng không thăm hỏi nhau, không tụ tập ăn uống…
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, Hà Nội vẫn tiếp tục tăng số mắc. Đặc biệt, bên cạnh việc đối phó với chủng Detal, chúng ta đã ghi nhận chủng Omicron - được cho là có tốc độ lây lan rất nhanh.
"Ngoài ra, sắp tới là dịp cuối năm sẽ diễn ra nhiều cuộc liên hoan, họp hành và người dân chuẩn bị đón tết Nguyên đán, với nhu cầu đi lại, giao thương nhiều, số ca mắc không dừng lại ở đó”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng phân tích.
PGS.TS nói thêm: "Người dân phải nghĩ tết này vẫn là tết chống dịch, tết Covid, không thể là cái tết bình thường như mọi năm. Vì vậy, chúng ta vẫn phải bật chế độ "chống dịch”. Cụ thể chúng ta hạn chế tụ tập, đi lại, tuân thủ nghiêm các khuyến cáo 5K, đặc biệt là về khẩu trang”.
4 bước cần tuân thủ để về quê an toàn
PGS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, cũng chia sẻ các biện pháp phòng dịch khi về quê dịp tết.
Bước 1: Về công tác chuẩn bị, người dân cần:
- Nắm vững các quy định của địa phương (thường trên trang web của tỉnh/TP), hỏi người thân ở nhà về việc cách ly nếu về quê.
- Biết được nơi mình đang sống thuộc nguy cơ nào bằng cách truy cập vào bản đồ Covid-19 của TP mình đang sống để kiểm tra. Ví dụ ở Hà Nội có thể truy cập vào website https://covidmaps.hanoi.gov.vn.
- Chuẩn bị khẩu trang (vải/y tế), dung dịch sát khuẩn tay (nên loại nhỏ để trong người).
- Mỗi người nên chuẩn bị sẵn 1 test nhanh kháng nguyên Covid-19.
- Người về nên là người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, người chưa tiêm hoặc có bệnh nền thì không nên về.
Bước 2: Hành trình di chuyển về nhà:
- Nếu có điều kiện nên thực hiện test nhanh trước khi về quê.
- Các phương tiện được ưu tiên theo thứ tự: Xe riêng (ôtô, xe máy) → Máy bay → Tàu hỏa → Xe khách.
- Đeo khẩu trang trong suốt hành trình di chuyển, chỉ mở khi không có tiếp xúc người khác, bỏ khẩu trang khi về đến nhà.
- Mở cửa kính xe khách, taxi thoáng khí (nếu được) hoặc có khoang riêng (tàu).
- Ăn uống dọc đường cần đảm bảo 5K - Khai báo hành trình trên app PC-Covid.
Bước 3: Khi về quê, người dân cần làm:
- Khai báo y tế đầy đủ trên app PC-Covid.
- Hạn chế tối đa việc đi chúc tết, tiếp khách nơi thoáng mát.
- Thực hiện 5K ở mức cao nhất có thể.
- Nguy cơ cao lây nhiễm khi: Có tiếp xúc với người có triệu chứng hô hấp; giao tiếp không khẩu trang trong phòng kín như liên hoan, hát karaoke, ngủ cùng...
- Khi nghi ngờ có dấu hiệu mắc Covid-19 thì nên sử dụng test nhanh, hạn chế giao tiếp, xin tư vấn chuyên môn.
Bước 4: Khi quay trở lại các tỉnh, thành sau nghỉ tết:
- Khai báo hành trình trên PC-Covid.
- Di chuyển như khi về quê.
- Nếu mắc Covid-19 thì phải báo với bà con ở quê, lực lượng y tế để xử lý theo quy định.
Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, với tết Nguyên đán, khi dịch Covid-19 vẫn xảy ra, chúng ta sống "chậm” hơn một chút cũng là điều hay. Chúng ta hoàn toàn có thể vui tết cùng gia đình, gọi điện chúc tết từ xa, thay vì tụ tập hay tổ chức, tham gia lễ hội.
"Tết Nguyên đán sắp tới, Chính phủ và Bộ Y tế lo ngại khi nhu cầu đi lại, giao lưu cao khiến dịch có nguy cơ bùng phát hơn. Nhân viên y tế chúng tôi cũng rất sợ điều này, vì khi đó bệnh viện có nguy cơ quá tải. Chúng tôi rất mong cộng đồng chung tay với chúng tôi, chung tay với Bộ Y tế hạn số ca mắc tăng. Chúng tôi mong mọi người, mọi nhà luôn cảnh giác với Covid-19, tiêm phòng vắc xin và thực hiện các khuyến cáo 5K”.
(Theo Vietnamnet)