CTTĐT - Sáng 5/8, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Yên Bái; lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Điều phối NTM tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh.
Tính đến nay, cả nước đã có 5.813/8.227 xã (70,7%) đạt chuẩn NTM, trong đó, có 803 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 94 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 254 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 05 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, chương trình được thực hiện trên địa bàn 8.227 xã, 644 đơn vị huyện có xã thuộc 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tổng nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho thực hiện Chương trình là 39.632 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2025 cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí NTM do UBND cấp tỉnh quy định.
Tại tỉnh Yên Bái, Chương trình MTQG xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 88 xã đạt chuẩn NTM, đạt 58,7%; 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 15,23 tiêu chí/xã; có 03 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các Văn bản phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 và các Quyết định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện các Chương trình MTQG, HĐND tỉnh Yên Bái đã kịp thời ban hành các Nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình MTQG XDNTM trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM; có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 75 thôn, bản đạt chuẩn thôn NTM và 76 thôn, bản đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã tham luận về những giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng NTM, trong đó tập trung và việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí nguồn lực, huy động nguồn lực xã hội hóa, việc thực hiện các tiêu chí xây dựng thôn, bản, xã, huyện đạt chuẩn NTM, lộ trình hoàn thành các tiêu chí để thực hiện công nhận, thôn bản, xã, huyện, tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và đạt chuẩn NTM.
Định hướng những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện đến hết năm 2022 và giai đoạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các bộ, ngành trung ương khẩn trương xây dựng, ban hành đầy đủ các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình MTQG theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao. Tập trung nghiên cứu, rà soát và kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình theo thẩm quyền. Khẩn trương hoàn thiện phương án giao kế hoạch kinh phí sự nghiệp năm 2022 cho các bộ, ngành trung ương để kịp triển khai, thực hiện ngay trong tháng 8/2022.
UBND, Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương hoàn thiện trình HĐND cấp tỉnh thông qua Nghị quyết và thực hiện phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình trên địa bàn; hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương; ban hành các văn bản cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, các nội dung thành phần của Chương trình và Bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2021-2025, kế hoạch triển khai hiệu quả, kịp thời 06 chương trình chuyên đề theo hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương. Đồng thời, chủ động nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Khẩn trương kiện toàn hệ thống bộ máy tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp thống nhất, đồng bộ theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện Chương trình. Xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được giao thực hiện Chương trình năm 2022; phấn đấu hoàn thành 100% tiến độ giải ngân kế hoạch vốn được giao trong năm 2022 đảm bảo hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
1489 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 5/8, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Yên Bái; lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Điều phối NTM tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh.
Tính đến nay, cả nước đã có 5.813/8.227 xã (70,7%) đạt chuẩn NTM, trong đó, có 803 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 94 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 254 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 05 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, chương trình được thực hiện trên địa bàn 8.227 xã, 644 đơn vị huyện có xã thuộc 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tổng nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho thực hiện Chương trình là 39.632 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2025 cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí NTM do UBND cấp tỉnh quy định.
Tại tỉnh Yên Bái, Chương trình MTQG xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 88 xã đạt chuẩn NTM, đạt 58,7%; 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 15,23 tiêu chí/xã; có 03 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các Văn bản phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 và các Quyết định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện các Chương trình MTQG, HĐND tỉnh Yên Bái đã kịp thời ban hành các Nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình MTQG XDNTM trên địa bàn tỉnh. Năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM; có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 75 thôn, bản đạt chuẩn thôn NTM và 76 thôn, bản đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã tham luận về những giải pháp thực hiện mục tiêu xây dựng NTM, trong đó tập trung và việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí nguồn lực, huy động nguồn lực xã hội hóa, việc thực hiện các tiêu chí xây dựng thôn, bản, xã, huyện đạt chuẩn NTM, lộ trình hoàn thành các tiêu chí để thực hiện công nhận, thôn bản, xã, huyện, tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và đạt chuẩn NTM.
Định hướng những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện đến hết năm 2022 và giai đoạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các bộ, ngành trung ương khẩn trương xây dựng, ban hành đầy đủ các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình MTQG theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao. Tập trung nghiên cứu, rà soát và kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình theo thẩm quyền. Khẩn trương hoàn thiện phương án giao kế hoạch kinh phí sự nghiệp năm 2022 cho các bộ, ngành trung ương để kịp triển khai, thực hiện ngay trong tháng 8/2022.
UBND, Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương hoàn thiện trình HĐND cấp tỉnh thông qua Nghị quyết và thực hiện phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình trên địa bàn; hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản quản lý, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương; ban hành các văn bản cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, các nội dung thành phần của Chương trình và Bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2021-2025, kế hoạch triển khai hiệu quả, kịp thời 06 chương trình chuyên đề theo hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương. Đồng thời, chủ động nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Khẩn trương kiện toàn hệ thống bộ máy tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp thống nhất, đồng bộ theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện Chương trình. Xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được giao thực hiện Chương trình năm 2022; phấn đấu hoàn thành 100% tiến độ giải ngân kế hoạch vốn được giao trong năm 2022 đảm bảo hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.