CTTĐT - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Văn Chấn đã đạt được những kết quả nổi bật. Đến nay, toàn huyện có 9 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Kết quả đó, phải kể đến sự chung sức, đồng lòng của nhân dân cùng với sự đầu tư của Nhà nước hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cuộc sống của người dân.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái và huyện Văn Chấn thăm diện tích dâu mới trồng tại TTNT Liên Sơn.
Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận
Bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, huyện Văn Chấn gặp rất nhiều khó khăn, các địa phương đều có xuất phát điểm thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Song với quyết tâm cao, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đã xây dựng kế hoạch chi tiết đối với các xã trong lộ trình, ưu tiên các đơn vị có tiềm lực, thế mạnh xây dựng trước, còn các địa phương khác xây dựng kế hoạch theo từng năm. Tập trung chỉ đạo quyết liệt cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của người dân từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cùng với đó tranh thủ các nguồn lực đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay, Văn Chấn đã có 9 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Bộ mặt nông thôn mới của huyện đã được đổi mới và khởi sắc, sạch đẹp, khang trang hơn; hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội phát triển; đời sống của người dân được nâng lên; lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn và hoạt động có hiệu quả; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Thượng Bằng La là địa phương đầu tiên của huyện Văn Chấn cán đích nông thôn mới vào năm 2016. Với lợi thế là địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế từ cây ăn quả, đặc biệt là cây cam, đời sống của nhân dân ở mức khá. Ông Hoàng Đình Mưu - Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn cho biết: “Sau khi hoàn thành 19 tiêu chí và cán đích nông thôn mới, xã Thượng Bằng La bắt tay ngay vào thực hiện các nhóm tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, tiến tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Thực hiện mục tiêu trên xã Thượng Bằng La phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách từng thôn bản, từng tiêu chí và chỉ đạo các hội, đoàn thể vận động hội viên tham gia cùng thực hiện từng tiêu chí. Bên cạnh đó, kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng sự đầu tư của Nhà nước thực hiện thành công các nhóm tiêu chí”.
“Sự thành công trong xây dựng NTM ở xã Thượng Bằng La ngoài sự đầu tư của Nhà nước phải kể đến sự chung sức, đồng lòng của người dân trong thực hiện 19 tiêu chí như: Đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất làm đường GTNT, xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đưa những cây con giống mới, năng suất chất lượng vào áp dụng…Ông Nguyễn Văn Lịnh - Thôn Nông Trường, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn chia sẻ thêm.
Người dân xã Đại Lịch tham gia làm đường giao thông nông thôn
Theo đồng chí Nguyễn Thị Xuân Hương - Bí thư Đảng ủy xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn cho biết: “Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, 10 năm qua, Đồng Khê đã huy động đầu tư xây dựng trên 98 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó ngân sách Nhà nước gần 51 tỷ đồng, vay vốn tín dụng trên 34 tỷ đồng, doanh nghiệp 1,2 tỷ đồng và nhân dân đóng góp trên 11,7 tỷ đồng. Đến nay, các tuyến đường nội thôn, xóm đã cơ bản được cứng hóa, hệ thống kênh mương kiên cố, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất; 100% thôn bản có nhà văn hóa khang trang, cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư, 3 trường trên địa bàn xã đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tích cực cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, Đồng Khê đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020, xã Đồng Khê bắt tay ngày vào xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và tiếp tục hoàn thiện các nhóm tiêu chí trong xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Thực hiện Đề án “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, trong năm 2021, huyện Văn Chấn có 3 xã đặc biệt khó khăn cán đích NTM gồm: Xã Sơn Lương, Tú Lệ và Minh An. Kết quả này là sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở, sự chung sức đồng lòng của nhân dân. Là một trong 3 địa phương đạt chuẩn NTM trong năm 2021, xã Minh An có điểm xuất phát thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi. Ông Triệu Như Đình - Chủ tịch UBND xã Minh An cho biết: “Xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí cụ thể từng năm, từng giai đoạn, với phương châm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, kết hợp với Nhà nước hỗ trợ; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Ủy ban MTTQ xã chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân chung sức xây dựng NTM. Trong quá trình triển khai thực hiện, Đảng bộ, chính quyền xã luôn chú trọng thực hiện triệt để nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Do đó, trong quá thực hiện xã Minh An luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, các sở, ngành của tỉnh, các cơ quan đơn vị của huyện, đặc biệt là sự chung tay, đồng thuận của nhân dân”.
Đoàn viên, thanh niên tham gia đổ bê tông tuyến đường tự quản thôn Đồng Thập - Liên Thành xã Minh An, huyện Văn Chấn.
Ông Phạm Nguyên Bình - Trưởng Phòng NN & PTNT huyện Văn Chấn cho biết: Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là nhằm đảm bảo giải quyết cơ bản các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó mục tiêu cốt lõi là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trong đó, Phòng đã tham mưu với Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp; gắn phát triển nông thôn với đô thị.
Còn nhiều khó khăn thách thức
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện nay huyện Văn Chấn cũng gặp khó khăn đó là phần lớn các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện đều là những xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, xuất phát điểm rất thấp, nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng lớn, trong khi nguồn lực của địa phương còn hạn chế. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến đời sống, thu nhập của người dân bị giảm sút nên việc huy động, đóng góp của người dân cho xây dựng NTM cũng giảm.
Theo lộ trình, Gia Hội là địa phương được huyện Văn Chấn lựa chọn cán đích NTM trong năm nay, song đến thời điểm này, xã mới đạt 10/19 tiêu chí. Ông Lò Văn Tấn- Chủ tịch UBND xã Gia Hội nhấn mạnh: Mặc dù khó khăn trong thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, song với quyết tâm chính trị, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách thôn bản, huy động các tổ chức đoàn thể, trọng tâm là Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt. Tổ chức các hoạt động ngày thứ 7 cùng dân, chủ nhật xanh gắn với các chương trình, hoạt động của Đoàn Thanh niên, tham gia đào hố xử lý rác thải tại các khu dân cư, hỗ trợ ngày công lao động tham gia giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh để đạt tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng NTM tại địa phương
Cũng như xã Gia Hội, xã Nậm Lành xây dựng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn, là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi. Đến thời điểm này, xã Nậm Lành mới hoàn thành được 9/19 tiêu chí. Tiêu chí khó khăn nhất đối với xã Nậm Lành là tiêu chí vệ sinh môi trường, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người. Bà Bàn Thị Náy - Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn cho biết: Trước thực trạng trên, để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Nậm Lành đã phối hợp các cơ quan ban ngành của huyện, các hội đoàn thể chính trị xã hội tạo điều kiện cho các hộ dân được vay vốn để phát triển kinh tế, tập huấn chuyển giao KHKT, giao cho các đoàn thể trực tiếp giúp đỡ hội viên, đoàn viên phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị bàn các giải pháp để hoàn thành các tiêu chí trong năm nay.
Quyết tâm vượt khó
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phải thực hiện thành công 3 khâu đột phá theo định hướng chung của tỉnh Yên Bái và 5 chương trình trọng tâm của huyện, với 19 nhiệm vụ cụ thể trải đều trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Văn Chấn phấn đấu có 11 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số đạt chuẩn NTM mới toàn huyện lên 17 xã, có 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ông Đinh Văn Trường - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Huyện Văn Chấn xác định xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, không được chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện. Để thực hiện thành công Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, huyện Văn Chấn sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, chung sức đồng lòng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn. Phát huy vai trò người dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Với cách làm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”, từ đó tạo sự đồng thuận cao và tích cực tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, chú trọng huy động, lồng ghép mọi nguồn lực tập trung cơ sở vật chất cho các xã về đích nông thôn mới; quan tâm phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng các mô hình vườn kiểu mẫu, mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Tạo môi trường thuận lợi và cơ chế ưu đãi để thu hút các dianh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trợ giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm, hình thành mối liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững. Chú trọng đào tạo nghề và bố trí việc làm cho lao động nông thôn. Xây dựng các làng nghề truyền thống và phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản gắn với thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”.
Với quyết tâm nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng với những thành tựu trong xây dựng NTM mà Văn Chấn đạt được trong thời gian qua chính là những tiền đề, nền móng vững chắc để nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
2736 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Văn Chấn đã đạt được những kết quả nổi bật. Đến nay, toàn huyện có 9 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Kết quả đó, phải kể đến sự chung sức, đồng lòng của nhân dân cùng với sự đầu tư của Nhà nước hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cuộc sống của người dân.Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận
Bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, huyện Văn Chấn gặp rất nhiều khó khăn, các địa phương đều có xuất phát điểm thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Song với quyết tâm cao, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đã xây dựng kế hoạch chi tiết đối với các xã trong lộ trình, ưu tiên các đơn vị có tiềm lực, thế mạnh xây dựng trước, còn các địa phương khác xây dựng kế hoạch theo từng năm. Tập trung chỉ đạo quyết liệt cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của người dân từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cùng với đó tranh thủ các nguồn lực đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay, Văn Chấn đã có 9 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Bộ mặt nông thôn mới của huyện đã được đổi mới và khởi sắc, sạch đẹp, khang trang hơn; hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội phát triển; đời sống của người dân được nâng lên; lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn và hoạt động có hiệu quả; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Thượng Bằng La là địa phương đầu tiên của huyện Văn Chấn cán đích nông thôn mới vào năm 2016. Với lợi thế là địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế từ cây ăn quả, đặc biệt là cây cam, đời sống của nhân dân ở mức khá. Ông Hoàng Đình Mưu - Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn cho biết: “Sau khi hoàn thành 19 tiêu chí và cán đích nông thôn mới, xã Thượng Bằng La bắt tay ngay vào thực hiện các nhóm tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, tiến tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Thực hiện mục tiêu trên xã Thượng Bằng La phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách từng thôn bản, từng tiêu chí và chỉ đạo các hội, đoàn thể vận động hội viên tham gia cùng thực hiện từng tiêu chí. Bên cạnh đó, kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng sự đầu tư của Nhà nước thực hiện thành công các nhóm tiêu chí”.
“Sự thành công trong xây dựng NTM ở xã Thượng Bằng La ngoài sự đầu tư của Nhà nước phải kể đến sự chung sức, đồng lòng của người dân trong thực hiện 19 tiêu chí như: Đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất làm đường GTNT, xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đưa những cây con giống mới, năng suất chất lượng vào áp dụng…Ông Nguyễn Văn Lịnh - Thôn Nông Trường, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn chia sẻ thêm.
Người dân xã Đại Lịch tham gia làm đường giao thông nông thôn
Theo đồng chí Nguyễn Thị Xuân Hương - Bí thư Đảng ủy xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn cho biết: “Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, 10 năm qua, Đồng Khê đã huy động đầu tư xây dựng trên 98 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó ngân sách Nhà nước gần 51 tỷ đồng, vay vốn tín dụng trên 34 tỷ đồng, doanh nghiệp 1,2 tỷ đồng và nhân dân đóng góp trên 11,7 tỷ đồng. Đến nay, các tuyến đường nội thôn, xóm đã cơ bản được cứng hóa, hệ thống kênh mương kiên cố, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất; 100% thôn bản có nhà văn hóa khang trang, cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư, 3 trường trên địa bàn xã đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tích cực cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, Đồng Khê đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020, xã Đồng Khê bắt tay ngày vào xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và tiếp tục hoàn thiện các nhóm tiêu chí trong xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Thực hiện Đề án “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”, trong năm 2021, huyện Văn Chấn có 3 xã đặc biệt khó khăn cán đích NTM gồm: Xã Sơn Lương, Tú Lệ và Minh An. Kết quả này là sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở, sự chung sức đồng lòng của nhân dân. Là một trong 3 địa phương đạt chuẩn NTM trong năm 2021, xã Minh An có điểm xuất phát thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi. Ông Triệu Như Đình - Chủ tịch UBND xã Minh An cho biết: “Xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí cụ thể từng năm, từng giai đoạn, với phương châm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, kết hợp với Nhà nước hỗ trợ; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; Ủy ban MTTQ xã chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân chung sức xây dựng NTM. Trong quá trình triển khai thực hiện, Đảng bộ, chính quyền xã luôn chú trọng thực hiện triệt để nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Do đó, trong quá thực hiện xã Minh An luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, các sở, ngành của tỉnh, các cơ quan đơn vị của huyện, đặc biệt là sự chung tay, đồng thuận của nhân dân”.
Đoàn viên, thanh niên tham gia đổ bê tông tuyến đường tự quản thôn Đồng Thập - Liên Thành xã Minh An, huyện Văn Chấn.
Ông Phạm Nguyên Bình - Trưởng Phòng NN & PTNT huyện Văn Chấn cho biết: Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là nhằm đảm bảo giải quyết cơ bản các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó mục tiêu cốt lõi là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trong đó, Phòng đã tham mưu với Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp; gắn phát triển nông thôn với đô thị.
Còn nhiều khó khăn thách thức
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện nay huyện Văn Chấn cũng gặp khó khăn đó là phần lớn các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện đều là những xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, xuất phát điểm rất thấp, nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng lớn, trong khi nguồn lực của địa phương còn hạn chế. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến đời sống, thu nhập của người dân bị giảm sút nên việc huy động, đóng góp của người dân cho xây dựng NTM cũng giảm.
Theo lộ trình, Gia Hội là địa phương được huyện Văn Chấn lựa chọn cán đích NTM trong năm nay, song đến thời điểm này, xã mới đạt 10/19 tiêu chí. Ông Lò Văn Tấn- Chủ tịch UBND xã Gia Hội nhấn mạnh: Mặc dù khó khăn trong thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, song với quyết tâm chính trị, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách thôn bản, huy động các tổ chức đoàn thể, trọng tâm là Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt. Tổ chức các hoạt động ngày thứ 7 cùng dân, chủ nhật xanh gắn với các chương trình, hoạt động của Đoàn Thanh niên, tham gia đào hố xử lý rác thải tại các khu dân cư, hỗ trợ ngày công lao động tham gia giúp đỡ các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh để đạt tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng NTM tại địa phương
Cũng như xã Gia Hội, xã Nậm Lành xây dựng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn, là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi. Đến thời điểm này, xã Nậm Lành mới hoàn thành được 9/19 tiêu chí. Tiêu chí khó khăn nhất đối với xã Nậm Lành là tiêu chí vệ sinh môi trường, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người. Bà Bàn Thị Náy - Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn cho biết: Trước thực trạng trên, để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Nậm Lành đã phối hợp các cơ quan ban ngành của huyện, các hội đoàn thể chính trị xã hội tạo điều kiện cho các hộ dân được vay vốn để phát triển kinh tế, tập huấn chuyển giao KHKT, giao cho các đoàn thể trực tiếp giúp đỡ hội viên, đoàn viên phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị bàn các giải pháp để hoàn thành các tiêu chí trong năm nay.
Quyết tâm vượt khó
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phải thực hiện thành công 3 khâu đột phá theo định hướng chung của tỉnh Yên Bái và 5 chương trình trọng tâm của huyện, với 19 nhiệm vụ cụ thể trải đều trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Văn Chấn phấn đấu có 11 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số đạt chuẩn NTM mới toàn huyện lên 17 xã, có 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ông Đinh Văn Trường - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Huyện Văn Chấn xác định xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, không được chủ quan, nóng vội, chạy theo thành tích, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện. Để thực hiện thành công Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, huyện Văn Chấn sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, chung sức đồng lòng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng đặc biệt khó khăn. Phát huy vai trò người dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Với cách làm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”, từ đó tạo sự đồng thuận cao và tích cực tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.
Đồng thời, chú trọng huy động, lồng ghép mọi nguồn lực tập trung cơ sở vật chất cho các xã về đích nông thôn mới; quan tâm phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng các mô hình vườn kiểu mẫu, mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Tạo môi trường thuận lợi và cơ chế ưu đãi để thu hút các dianh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trợ giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm, hình thành mối liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững. Chú trọng đào tạo nghề và bố trí việc làm cho lao động nông thôn. Xây dựng các làng nghề truyền thống và phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản gắn với thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”.
Với quyết tâm nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng với những thành tựu trong xây dựng NTM mà Văn Chấn đạt được trong thời gian qua chính là những tiền đề, nền móng vững chắc để nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện hoàn thành kế hoạch đã đề ra.