CTTĐT - Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh vừa ban hành Công điện về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 2 và mưa lũ sau bão.
Thực hiện Công điện số 24/CĐ-TW hồi 17h00' ngày 09/8/2022 của Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 480km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm. Ngoài ra, từ chiều tối ngày 10/8 đến ngày 12/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Để chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó trước mọi tình huống do thiên tại có thể xảy ra. Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện một số công việc sau:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão số 2 và hoàn lưu sau bão gây mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh, đặc biệt là đối với lũ quét, sạt lở đất; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn.
2. Tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê, kè, hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là các hồ đập xung yếu đang thi công, sửa chữa và việc vận hành các thủy điện nhỏ, bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
3. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu. Bố trí lực lượng trực, canh gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn, nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm người đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông suối khi đang có lũ. Đặc biệt trong các ngày mưa, lũ tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở, đất, đá gây thiệt hại về người.
4. Triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất; gia cố, bảo vệ hồ ao nuôi thuỷ sản; thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn đến thời kỳ thu hoạch; phòng chống ngập úng khu đô thị, vũng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại.
5. Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng ven sông, trên sông; các chủ phương tiện vận tải thủy, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái; Báo Yên Bái và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát các bản tin dự báo thời tiết, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kỹ năng ứng phó với mưa, lũ.
7. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (số điện thoại 0216.3852.708; số fax 0216.3855.493) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
940 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh vừa ban hành Công điện về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 2 và mưa lũ sau bão.Thực hiện Công điện số 24/CĐ-TW hồi 17h00' ngày 09/8/2022 của Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 10/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 480km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/giờ), giật cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm. Ngoài ra, từ chiều tối ngày 10/8 đến ngày 12/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Để chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó trước mọi tình huống do thiên tại có thể xảy ra. Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện một số công việc sau:
1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão số 2 và hoàn lưu sau bão gây mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh, đặc biệt là đối với lũ quét, sạt lở đất; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn.
2. Tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê, kè, hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là các hồ đập xung yếu đang thi công, sửa chữa và việc vận hành các thủy điện nhỏ, bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
3. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu. Bố trí lực lượng trực, canh gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn, nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm người đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông suối khi đang có lũ. Đặc biệt trong các ngày mưa, lũ tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở, đất, đá gây thiệt hại về người.
4. Triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất; gia cố, bảo vệ hồ ao nuôi thuỷ sản; thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn đến thời kỳ thu hoạch; phòng chống ngập úng khu đô thị, vũng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại.
5. Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng ven sông, trên sông; các chủ phương tiện vận tải thủy, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái; Báo Yên Bái và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát các bản tin dự báo thời tiết, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kỹ năng ứng phó với mưa, lũ.
7. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (số điện thoại 0216.3852.708; số fax 0216.3855.493) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.