CTTĐT - Những năm qua, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì việc ứng dụng máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng được huyện Trấn Yên đặc biệt chú trọng, qua đó, góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Người dân Y Can thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hoàn
Xã Quy Mông là một trong những địa phương tích cực trong việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhất là khâu cày ải và thu hoạch. Nhiều năm nay hình ảnh những chiếc máy cày, bừa hay máy gặt đập lúa liên hợp trong mùa thu hoạch trên các cánh đồng ở các thôn trong xã không còn xa lạ với bà con nông dân nơi đây. Cảnh người người, nhà nhà ra đồng không còn nữa, thay vào đó là những chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động cả ngày lẫn đêm. Hiện nay trên địa bàn xã Quy Mông có khoảng 90% diện tích lúa nước được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Việc chủ động cơ giới hóa trên đồng ruộng đã góp phần giải quyết tốt tình trạng thiếu nhân công lao động trong mùa thu hoạch, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian gặt cũng nhanh hơn, sự thất thoát trong khâu thu hoạch cũng giảm đáng kể. Với một chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động sau khoảng 15 phút đã gặt xong 1 sào lúa nước, trong khi đó chi phí thuê máy rẻ hơn so với việc thuê người gặt. Ông Nguyễn Tiến Chiển - Bí thư Đảng ủy xã Quy Mông cho biết: “Hiện nay có nhiều loại máy móc hiện đại cùng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được ứng dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Trong sản xuất lúa đã có nhiều loại máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, và trong vụ Xuân năm nay, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên đã phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi tỉnh Yên Bái, triển khai thực hiện mô hình giống lúa mới ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy, trong đó đã đưa vào thử nghiệm máy làm mạ khay và một số máy cấy. Đặc biệt, trong sản xuất Đao riềng, người dân đã không còn cảnh khai thác củ bán cho thương lái, thay vào đó các loại máy sơ chế, làm bột, làm miến đã tạo ra sản phẩm có uy tín để nâng cao thu nhập của người dân”.
Không chỉ ở xã Quy Mông, nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện bà con nông dân cũng chủ động cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Các công việc nặng nhọc, tốn nhiều công lao động đã được các loại phương tiện máy móc làm thay như: cày ải, thu hoạch, bón phân, tưới nước, chế biến sản phẩm, xay xát… Bên cạnh đó trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều hộ nông dân cũng đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ chuồng nuôi khép kín, sử dụng hệ thống máng ăn tự động, sử dụng máy thái, máy nghiền thức ăn cho gia súc, gia cầm. Qua đó đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi chuyển dịch từng bước từ nhỏ lẻ sang hình thức sản xuất hàng hóa với quy mô trang trại, gia trại ngày càng nhiều. Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - Phó Chủ tịch UBND xã Việt Thành nói: “Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các loại máy móc hiện đại vào sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất lúa, dâu tằm, quế và chăn nuôi đã góp phần giải phóng sức lao động cho người dân, giảm nhân công, nâng cao hiệu quả. Đặc biệt, việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp là một trong những nét mới và tiêu biểu cho diện mạo của nông thôn mới”.
Người dân xã Việt Thành đưa giàn khay trượt vào nuôi tằm
Xác định việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất là một trong những bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Trấn Yên đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, như: Khuyến khích các hợp tác xã, hộ dân mạnh dạn đầu tư mua các loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất để phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ. Nhờ đó, đến nay, huyện Trấn Yên đã hình thành được các vùng sản suất tập trung, quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật canh tác đồng bộ như vùng sản xuất dâu tằm, tre măng Bát Độ, cây ăn quả, quế… Điển hình trong sản xuất dâu tằm, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng như nuôi tằm trên khay trượt, sử dụng né gỗ ô vuông và các loại máy móc được cải tiến trong việc thu hoạch kén, ươm tơ đã và đang được áp dụng ngày càng phổ biến giúp cho hàng nghìn nông hộ nuôi tằm giảm nhân công, tăng giá trị lao động, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị vị diện tích. Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Để đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân, trong những năm qua huyện Trấn Yên đã tập trung huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân đưa các loại phương tiện máy móc vào phục vụ sản xuất. Đồng thời huyện còn khuyến khích các doanh nghiệp, hộ nông dân, hợp tác xã mạnh dạn đầu tư trang bị các loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp thiết bị tổ chức giới thiệu sản phẩm, giúp nông dân tiếp cận với những máy móc, thiết bị phù hợp với tình hình thực tế sản xuất ở địa phương. Nhờ đó số lượng máy móc và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng được tăng lên. Đến nay tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất gần đạt trên 80%; khoảng 70% diện tích lúa nước được thu hoạch bằng các loại máy gặt đập liên hợp; nhiều diện tích cây ăn quả sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, nhiều loại máy móc hiện đại và các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng sản xuất trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện như tre Bát Độ, quế, dâu tằm, chăn nuôi... Thông qua việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và khoa học - kỹ thuật nên năng suất trong sản xuất nông nghiệp đã tăng từ 22 đến 25% trở lên.”
Có thể thấy, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện thời gian qua đã làm thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Đó là việc thay thế phương pháp sản xuất từ thủ công sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, đã góp phần giảm chi phí trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện đúng lịch thời vụ, góp phần tăng năng suất trong sản xuất từ 2-3 lần so với lao động thủ công.
Thời gian tới, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan liên quan tạo điều kiện cho nông dân vay vốn mua máy móc, đổi mới công nghệ với lãi suất thấp để từ đó, người dân sử dụng trong sản xuất, tăng năng suất, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và khắc phục tình trạng thiếu nhân công khi vào mùa vụ./.
1830 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì việc ứng dụng máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng được huyện Trấn Yên đặc biệt chú trọng, qua đó, góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.Xã Quy Mông là một trong những địa phương tích cực trong việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhất là khâu cày ải và thu hoạch. Nhiều năm nay hình ảnh những chiếc máy cày, bừa hay máy gặt đập lúa liên hợp trong mùa thu hoạch trên các cánh đồng ở các thôn trong xã không còn xa lạ với bà con nông dân nơi đây. Cảnh người người, nhà nhà ra đồng không còn nữa, thay vào đó là những chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động cả ngày lẫn đêm. Hiện nay trên địa bàn xã Quy Mông có khoảng 90% diện tích lúa nước được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Việc chủ động cơ giới hóa trên đồng ruộng đã góp phần giải quyết tốt tình trạng thiếu nhân công lao động trong mùa thu hoạch, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian gặt cũng nhanh hơn, sự thất thoát trong khâu thu hoạch cũng giảm đáng kể. Với một chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động sau khoảng 15 phút đã gặt xong 1 sào lúa nước, trong khi đó chi phí thuê máy rẻ hơn so với việc thuê người gặt. Ông Nguyễn Tiến Chiển - Bí thư Đảng ủy xã Quy Mông cho biết: “Hiện nay có nhiều loại máy móc hiện đại cùng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được ứng dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Trong sản xuất lúa đã có nhiều loại máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, và trong vụ Xuân năm nay, Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên đã phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi tỉnh Yên Bái, triển khai thực hiện mô hình giống lúa mới ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy, trong đó đã đưa vào thử nghiệm máy làm mạ khay và một số máy cấy. Đặc biệt, trong sản xuất Đao riềng, người dân đã không còn cảnh khai thác củ bán cho thương lái, thay vào đó các loại máy sơ chế, làm bột, làm miến đã tạo ra sản phẩm có uy tín để nâng cao thu nhập của người dân”.
Không chỉ ở xã Quy Mông, nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện bà con nông dân cũng chủ động cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Các công việc nặng nhọc, tốn nhiều công lao động đã được các loại phương tiện máy móc làm thay như: cày ải, thu hoạch, bón phân, tưới nước, chế biến sản phẩm, xay xát… Bên cạnh đó trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều hộ nông dân cũng đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ chuồng nuôi khép kín, sử dụng hệ thống máng ăn tự động, sử dụng máy thái, máy nghiền thức ăn cho gia súc, gia cầm. Qua đó đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi chuyển dịch từng bước từ nhỏ lẻ sang hình thức sản xuất hàng hóa với quy mô trang trại, gia trại ngày càng nhiều. Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - Phó Chủ tịch UBND xã Việt Thành nói: “Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các loại máy móc hiện đại vào sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất lúa, dâu tằm, quế và chăn nuôi đã góp phần giải phóng sức lao động cho người dân, giảm nhân công, nâng cao hiệu quả. Đặc biệt, việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp là một trong những nét mới và tiêu biểu cho diện mạo của nông thôn mới”.
Người dân xã Việt Thành đưa giàn khay trượt vào nuôi tằm
Xác định việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất là một trong những bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Trấn Yên đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, như: Khuyến khích các hợp tác xã, hộ dân mạnh dạn đầu tư mua các loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất để phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ. Nhờ đó, đến nay, huyện Trấn Yên đã hình thành được các vùng sản suất tập trung, quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật canh tác đồng bộ như vùng sản xuất dâu tằm, tre măng Bát Độ, cây ăn quả, quế… Điển hình trong sản xuất dâu tằm, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng như nuôi tằm trên khay trượt, sử dụng né gỗ ô vuông và các loại máy móc được cải tiến trong việc thu hoạch kén, ươm tơ đã và đang được áp dụng ngày càng phổ biến giúp cho hàng nghìn nông hộ nuôi tằm giảm nhân công, tăng giá trị lao động, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị vị diện tích. Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Để đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân, trong những năm qua huyện Trấn Yên đã tập trung huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, kiên cố hóa kênh mương nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân đưa các loại phương tiện máy móc vào phục vụ sản xuất. Đồng thời huyện còn khuyến khích các doanh nghiệp, hộ nông dân, hợp tác xã mạnh dạn đầu tư trang bị các loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp thiết bị tổ chức giới thiệu sản phẩm, giúp nông dân tiếp cận với những máy móc, thiết bị phù hợp với tình hình thực tế sản xuất ở địa phương. Nhờ đó số lượng máy móc và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng được tăng lên. Đến nay tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất gần đạt trên 80%; khoảng 70% diện tích lúa nước được thu hoạch bằng các loại máy gặt đập liên hợp; nhiều diện tích cây ăn quả sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, nhiều loại máy móc hiện đại và các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng sản xuất trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện như tre Bát Độ, quế, dâu tằm, chăn nuôi... Thông qua việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và khoa học - kỹ thuật nên năng suất trong sản xuất nông nghiệp đã tăng từ 22 đến 25% trở lên.”
Có thể thấy, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện thời gian qua đã làm thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Đó là việc thay thế phương pháp sản xuất từ thủ công sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, đã góp phần giảm chi phí trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện đúng lịch thời vụ, góp phần tăng năng suất trong sản xuất từ 2-3 lần so với lao động thủ công.
Thời gian tới, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, cơ quan liên quan tạo điều kiện cho nông dân vay vốn mua máy móc, đổi mới công nghệ với lãi suất thấp để từ đó, người dân sử dụng trong sản xuất, tăng năng suất, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và khắc phục tình trạng thiếu nhân công khi vào mùa vụ./.