CTTĐT - Sáng 16/8, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quốc hội khóa XV do đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện chính sách pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Tham gia đoàn giám sát có các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư.
Tiếp và làm việc với Đoàn giám sát về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương có liên quan.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước phát biểu tại buổi làm việc
Theo báo cáo của UBND tỉnh Yên Bái, trong giai đoạn 2016-2021, UBND tỉnh Yên Bái đã xây dựng và ban hành 1 chương trình, 3 kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, 5 kế hoạch có liên quan đến phòng, chống khắc phục hậu của thiên tai để tổ chức triển khai thực hiện. Việc lồng ghép mục tiêu cũng như biện pháp, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương đã được tỉnh lồng ghép trong điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng địa phương, từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Từ đó, chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương của tỉnh triển khai thực hiện các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với đó, tỉnh đã quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có tính đến tác động của biến đổi khí hậu, điều chỉnh cơ cấu cây trồng, thời vụ phù hợp với hoàn cảnh biến đổi khí hậu, phát triển tập đoàn cây trồng, nguồn gen có khả năng chống chịu tốt cho từng khu vực; nghiên cứu bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vùng thường xuyên bị tác động của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; xây dựng cơ chế khuyến khích các mô hình sản xuất sạch, trồng trọt, chăn nuôi mới có khả năng thích ứng và giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh… tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý hợp vệ sinh để giảm phát thải khí nhà kính; thực hiện nhiều hoạt động, dự án ứng phó và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại các địa phương trong tỉnh.
Tại buổi làm việc thành viên Đoàn giám sát đã làm rõ nhiều nội dung liên quan đến việc ban hành, thực hiện chính sách pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua: nguồn lực tài chính, những vướng mắc trong triển khai các chính sách đối nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, việc ban hành và triển khai các chính sách đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, việc lồng ghép tuyên truyền, truyền thông về các giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậu tại các địa phương, đặc biệt tại trường học; việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh kết luận tại Hội nghị
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước tiếp thu các ý kiến của Đoàn giám sát, đồng thời khẳng định: Thời gian qua, Yên Bái đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu là lĩnh vực mới, tác động đến đa ngành, đa lĩnh vực trong khi nguồn cán bộ chuyên trách và được đào tạo chuyên sâu về biến đổi khí hậu của địa phương còn thiếu; nguồn kinh phí đầu tư cho ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh còn hạn chế. Do đó, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần có quy định phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các bộ, ngành và địa phương các cấp trong việc thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu để nhiệm vụ này đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ nguồn lực, tăng phân bổ ngân sách Trung ương để có điều kiện triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu cho địa phương, nhất là các địa phương có điều kiện khó khăn về ngân sách nhưng lại có nguy cơ bị ảnh hưởng tác động nhiều của biến đổi khí hậu như Yên Bái. Cùng với đó, tiếp tục quan tâm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về ứng phó với biến đổi khí hậu để Yên Bái. Đồng chí cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành xem xét để xây dựng Đề án phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh đánh giá cao những biện pháp mà tỉnh Yên Bái triển khai trong thực hiện chính sách pháp luật việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời đề nghị địa phương quan tâm đầu tư hoàn thiện các dự án đảm bảo phát huy hiệu quả như mục tiêu ban đầu của các dự án; nhanh chóng hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn giám sát.
1664 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 16/8, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Quốc hội khóa XV do đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện chính sách pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu. Tham gia đoàn giám sát có các đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư.
Tiếp và làm việc với Đoàn giám sát về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương có liên quan.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước phát biểu tại buổi làm việc
Theo báo cáo của UBND tỉnh Yên Bái, trong giai đoạn 2016-2021, UBND tỉnh Yên Bái đã xây dựng và ban hành 1 chương trình, 3 kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, 5 kế hoạch có liên quan đến phòng, chống khắc phục hậu của thiên tai để tổ chức triển khai thực hiện. Việc lồng ghép mục tiêu cũng như biện pháp, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương đã được tỉnh lồng ghép trong điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng địa phương, từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Từ đó, chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương của tỉnh triển khai thực hiện các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với đó, tỉnh đã quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có tính đến tác động của biến đổi khí hậu, điều chỉnh cơ cấu cây trồng, thời vụ phù hợp với hoàn cảnh biến đổi khí hậu, phát triển tập đoàn cây trồng, nguồn gen có khả năng chống chịu tốt cho từng khu vực; nghiên cứu bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vùng thường xuyên bị tác động của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; xây dựng cơ chế khuyến khích các mô hình sản xuất sạch, trồng trọt, chăn nuôi mới có khả năng thích ứng và giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh… tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý hợp vệ sinh để giảm phát thải khí nhà kính; thực hiện nhiều hoạt động, dự án ứng phó và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại các địa phương trong tỉnh.
Tại buổi làm việc thành viên Đoàn giám sát đã làm rõ nhiều nội dung liên quan đến việc ban hành, thực hiện chính sách pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua: nguồn lực tài chính, những vướng mắc trong triển khai các chính sách đối nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, việc ban hành và triển khai các chính sách đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, việc lồng ghép tuyên truyền, truyền thông về các giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậu tại các địa phương, đặc biệt tại trường học; việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh kết luận tại Hội nghị
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước tiếp thu các ý kiến của Đoàn giám sát, đồng thời khẳng định: Thời gian qua, Yên Bái đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu là lĩnh vực mới, tác động đến đa ngành, đa lĩnh vực trong khi nguồn cán bộ chuyên trách và được đào tạo chuyên sâu về biến đổi khí hậu của địa phương còn thiếu; nguồn kinh phí đầu tư cho ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh còn hạn chế. Do đó, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần có quy định phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các bộ, ngành và địa phương các cấp trong việc thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu để nhiệm vụ này đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ nguồn lực, tăng phân bổ ngân sách Trung ương để có điều kiện triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu cho địa phương, nhất là các địa phương có điều kiện khó khăn về ngân sách nhưng lại có nguy cơ bị ảnh hưởng tác động nhiều của biến đổi khí hậu như Yên Bái. Cùng với đó, tiếp tục quan tâm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về ứng phó với biến đổi khí hậu để Yên Bái. Đồng chí cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành xem xét để xây dựng Đề án phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh đánh giá cao những biện pháp mà tỉnh Yên Bái triển khai trong thực hiện chính sách pháp luật việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời đề nghị địa phương quan tâm đầu tư hoàn thiện các dự án đảm bảo phát huy hiệu quả như mục tiêu ban đầu của các dự án; nhanh chóng hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn giám sát.