Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định về chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của Bộ Tài chính trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung vào lĩnh vực chi thường xuyên và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.
Phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%
Một chỉ tiêu rất quan trọng được Bộ Tài chính đặt ra để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 đó là triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên được NSNN giao (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để ưu tiên tăng chi đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi NSNN, trong tổ chức thực hiện phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%.
Đồng thời, rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác và phù hợp với diễn biến của dịch COVID-19, dành nguồn phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đưa ra chỉ tiêu tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020. Hoàn thành việc giao quyền tự chủ toàn diện cho các đơn vị sự nghiệp công lập; phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 tiếp tục giảm tối thiểu bình quân 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.
Giải pháp được Bộ Tài chính đưa ra để thực hiện các chỉ tiêu này là thực hiện nghiêm các quy định của Luật NSNN trong tất cả các khâu: Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí NSNN.
Bên cạnh đó tiếp tục tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành và xử lý các công việc trong ngành Tài chính…, qua đó tiết kiệm chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, đi lại, ăn ở của đại biểu.
Thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ trong dự toán, mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản. Thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính sử dụng kinh phí NSNN chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về quyết toán NSNN của đơn vị mình. Nghiêm cấm việc quyết toán chi NSNN không đủ thủ tục, sai nội dung, phát hiện và xử lý kịp thời trường hợp chi sai quy định.
Kiên quyết loại bỏ các dự án không thực sự cần thiết, kém hiệu quả
Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị, chủ đầu tư trực thuộc cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14. Thực hiện tiết kiệm từ lập, phê duyệt chủ trương đầu tư. Chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công. Đảm bảo 100% các dự án có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công.
Đảm bảo phân bổ vốn đầu tư NSNN hàng năm phù hợp với quy định. Ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư… Sau khi bố trí vốn đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, nếu còn nguồn mới bố trí cho các dự án khởi công mới.
Đối với các dự án mới, chỉ tập trung những công trình thực sự cần thiết, cấp bách phải đầu tư đã đủ hồ sơ thủ tục và điều kiện để thực hiện.
Đặc biệt, Bộ Tài chính yêu cầu cần tăng cường đấu thầu rộng rãi, đấu thầu qua mạng, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu. Tập trung chỉ đạo, xử lý ngay các dự án sử dụng vốn nhà nước lãng phí, kém hiệu quả, làm rõ và xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan.
Rà soát chặt chẽ kế hoạch sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Kiên quyết loại bỏ các dự án không thực sự cần thiết, kém hiệu quả.
820 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định về chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 của Bộ Tài chính trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung vào lĩnh vực chi thường xuyên và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.Một chỉ tiêu rất quan trọng được Bộ Tài chính đặt ra để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 đó là triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên được NSNN giao (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để ưu tiên tăng chi đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi NSNN, trong tổ chức thực hiện phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%.
Đồng thời, rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài đảm bảo phục vụ yêu cầu công tác và phù hợp với diễn biến của dịch COVID-19, dành nguồn phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đưa ra chỉ tiêu tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020. Hoàn thành việc giao quyền tự chủ toàn diện cho các đơn vị sự nghiệp công lập; phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 tiếp tục giảm tối thiểu bình quân 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.
Giải pháp được Bộ Tài chính đưa ra để thực hiện các chỉ tiêu này là thực hiện nghiêm các quy định của Luật NSNN trong tất cả các khâu: Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí NSNN.
Bên cạnh đó tiếp tục tăng cường sử dụng hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành và xử lý các công việc trong ngành Tài chính…, qua đó tiết kiệm chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, đi lại, ăn ở của đại biểu.
Thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ trong dự toán, mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản. Thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính sử dụng kinh phí NSNN chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về quyết toán NSNN của đơn vị mình. Nghiêm cấm việc quyết toán chi NSNN không đủ thủ tục, sai nội dung, phát hiện và xử lý kịp thời trường hợp chi sai quy định.
Kiên quyết loại bỏ các dự án không thực sự cần thiết, kém hiệu quả
Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị, chủ đầu tư trực thuộc cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14. Thực hiện tiết kiệm từ lập, phê duyệt chủ trương đầu tư. Chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công. Đảm bảo 100% các dự án có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công.
Đảm bảo phân bổ vốn đầu tư NSNN hàng năm phù hợp với quy định. Ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư… Sau khi bố trí vốn đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, nếu còn nguồn mới bố trí cho các dự án khởi công mới.
Đối với các dự án mới, chỉ tập trung những công trình thực sự cần thiết, cấp bách phải đầu tư đã đủ hồ sơ thủ tục và điều kiện để thực hiện.
Đặc biệt, Bộ Tài chính yêu cầu cần tăng cường đấu thầu rộng rãi, đấu thầu qua mạng, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu. Tập trung chỉ đạo, xử lý ngay các dự án sử dụng vốn nhà nước lãng phí, kém hiệu quả, làm rõ và xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan.
Rà soát chặt chẽ kế hoạch sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Kiên quyết loại bỏ các dự án không thực sự cần thiết, kém hiệu quả.