CTTĐT - Năm học mới 2022 - 2023 đã bắt đầu, nhưng tại nhiều địa phương vùng cao của tỉnh Yên Bái, việc thiếu giáo viên Tiếng Anh đã tác động không nhỏ đến công tác dạy và học. Thực hiện Công văn số 2148 ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Yên Báicủa UBND tỉnh Yên Bái và Quyết định của Sở Nội vụ về việc biệt phái 15 giáo viên Tiếng Anh lên hỗ trợ giảng dạy môn tiếng Anh tại các đơn vị trường vùng cao của tỉnh, trong đó, Thành phố Yên Bái có 7 giáo viên tình nguyện lên hỗ trợ giảng dạy Tiếng Anh tại 1 số trường tiểu học và THCS ở huyện vùng cao Mù Cang Chải.
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh - giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, Thành phố Yên Bái lên nhận công tác tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vừ A Dính
Là 1 trong 7 giáo viên tình nguyện biệt phái đợt này, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh - giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, Thành phố Yên Bái chia sẻ cô quyết định tham gia hỗ trợ giảng dạy Tiếng Anh tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vừ A Dính - xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải. Mặc dù lúc đầu cô cũng lo lắng song được sự quan tâm, động viên của lãnh đạo Thành phố Yên Bái, Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường nên cô cảm thấy yên tâm và cố gắng khắc phục mọi khó khăn, phát huy kinh nghiệm chuyên môn để giảng dạy cho học sinh vùng cao.
Còn cô Mã Thị Huyền Sâm - giáo viên Trường TH và THCS Hợp Minh - Thành phố Yên Bái mặc dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, mẹ già yếu, chồng đi công tác thường xuyên và con còn nhỏ, song được sự động viên của gia đình, cô tình nguyện tham gia đợt biệt phái nay, cô được phân công về công tác tại Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Khao Mang - huyện Mù Cang Chải. Đây là cơ hội để cô góp một phần nhỏ vào công tác giảng dạy môn Tiếng Anh cho học sinh đồng bào dân tộc vùng cao.
Trên 20 năm công tác trong ngành giáo dục, cô giáo Trần Thu Hương - giáo viên Trường tiểu học Nam Cường - Thành phố Yên Bái cũng tình nguyện tham gia biệt phái lên công tác tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải. Cô Hương chia sẻ: Trước mắt chắn chắn sẽ gặp khó khăn do có sự thay đổi, song tối sẽ cố gắng cùng các đồng nghiệp tích cực trau dồi kiến thức chuyên môn, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhiệm vụ được giao, đem hết khả năng của mình để giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh.
Trong đợt biệt phái này, Thành phố Yên Bái có 7 giáo viên Tiếng Anh tại 7 trường Tiểu học, Tiểu học và THCS trên địa bàn Thành phố tham gia. Đây là những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng và giàu kinh nghiệm trong giảng dạy môn Tiếng Anh. Trong điều kiện các trường của huyện vùng cao Mù Cang Chải thiếu giáo viên Tiếng Anh, các cô giáo đã tình nguyện xung phong lên nhận công tác tại huyện Mù Cang Chải với mong muốn được cống hiến, chia sẻ khó khăn việc thiếu giáo viên Tiếng Anh.
Năm học 2022 - 2023, theo lộ trình đổi mới, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu triển khai đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ở lớp 3, đây cũng là lần đầu môn Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc. Điều này dẫn tới nhiều địa phương trong tỉnh đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên bộ môn tiếng Anh, đặc biệt tại các trường trên địa bàn hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Theo rà soát có 5 huyện không đủ giáo viên thực hiện là: Văn Chấn thiếu 10,3 định mức giáo viên; Văn Yên thiếu 9,8; Lục Yên thiếu 4,4; huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải thiếu lần lượt là 9,1 và 12,9.
Đối với các huyện Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên có thể tự cân đối được giáo viên Tiếng Anh bằng cách ưu tiên không sắp xếp giáo viên Tiếng Anh kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác, bố trí dạy liên cấp, liên trường và tăng số giờ dạy vượt định mức khoảng 3 tiết/tuần/giáo viên.
Riêng với huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải, số lượng giáo viên Tiếng Anh hiện có rất thấp so với nhu cầu (Trạm Tấu thiếu 22 người, Mù Cang Chải thiếu 25 người); cá biệt, cấp tiểu học của huyện Mù Cang Chải chỉ có duy nhất 1 giáo viên Tiếng Anh.
Mặc dù chặng đường đi dạy của các thầy cô giáo tới đây có thể xa hơn, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường ở vùng cao không đầy đủ bằng so với ở Thành phố, nhưng với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn, những cán bộ, giáo viên đang giảng dạy ở Thành phố đã sẵn sàng cùng nhau chia sẻ khó khăn, thiệt thòi. Với những người thầy ấy, họ có thể bớt đi phần lợi ích cá nhân của mình để gắn bó, đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp trồng người cao quý.
1555 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm học mới 2022 - 2023 đã bắt đầu, nhưng tại nhiều địa phương vùng cao của tỉnh Yên Bái, việc thiếu giáo viên Tiếng Anh đã tác động không nhỏ đến công tác dạy và học. Thực hiện Công văn số 2148 ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Yên Báicủa UBND tỉnh Yên Bái và Quyết định của Sở Nội vụ về việc biệt phái 15 giáo viên Tiếng Anh lên hỗ trợ giảng dạy môn tiếng Anh tại các đơn vị trường vùng cao của tỉnh, trong đó, Thành phố Yên Bái có 7 giáo viên tình nguyện lên hỗ trợ giảng dạy Tiếng Anh tại 1 số trường tiểu học và THCS ở huyện vùng cao Mù Cang Chải. Là 1 trong 7 giáo viên tình nguyện biệt phái đợt này, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh - giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, Thành phố Yên Bái chia sẻ cô quyết định tham gia hỗ trợ giảng dạy Tiếng Anh tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vừ A Dính - xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải. Mặc dù lúc đầu cô cũng lo lắng song được sự quan tâm, động viên của lãnh đạo Thành phố Yên Bái, Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường nên cô cảm thấy yên tâm và cố gắng khắc phục mọi khó khăn, phát huy kinh nghiệm chuyên môn để giảng dạy cho học sinh vùng cao.
Còn cô Mã Thị Huyền Sâm - giáo viên Trường TH và THCS Hợp Minh - Thành phố Yên Bái mặc dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, mẹ già yếu, chồng đi công tác thường xuyên và con còn nhỏ, song được sự động viên của gia đình, cô tình nguyện tham gia đợt biệt phái nay, cô được phân công về công tác tại Trường phổ thông dân tộc bán trú xã Khao Mang - huyện Mù Cang Chải. Đây là cơ hội để cô góp một phần nhỏ vào công tác giảng dạy môn Tiếng Anh cho học sinh đồng bào dân tộc vùng cao.
Trên 20 năm công tác trong ngành giáo dục, cô giáo Trần Thu Hương - giáo viên Trường tiểu học Nam Cường - Thành phố Yên Bái cũng tình nguyện tham gia biệt phái lên công tác tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải. Cô Hương chia sẻ: Trước mắt chắn chắn sẽ gặp khó khăn do có sự thay đổi, song tối sẽ cố gắng cùng các đồng nghiệp tích cực trau dồi kiến thức chuyên môn, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhiệm vụ được giao, đem hết khả năng của mình để giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh.
Trong đợt biệt phái này, Thành phố Yên Bái có 7 giáo viên Tiếng Anh tại 7 trường Tiểu học, Tiểu học và THCS trên địa bàn Thành phố tham gia. Đây là những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng và giàu kinh nghiệm trong giảng dạy môn Tiếng Anh. Trong điều kiện các trường của huyện vùng cao Mù Cang Chải thiếu giáo viên Tiếng Anh, các cô giáo đã tình nguyện xung phong lên nhận công tác tại huyện Mù Cang Chải với mong muốn được cống hiến, chia sẻ khó khăn việc thiếu giáo viên Tiếng Anh.
Năm học 2022 - 2023, theo lộ trình đổi mới, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu triển khai đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ở lớp 3, đây cũng là lần đầu môn Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc. Điều này dẫn tới nhiều địa phương trong tỉnh đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên bộ môn tiếng Anh, đặc biệt tại các trường trên địa bàn hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Theo rà soát có 5 huyện không đủ giáo viên thực hiện là: Văn Chấn thiếu 10,3 định mức giáo viên; Văn Yên thiếu 9,8; Lục Yên thiếu 4,4; huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải thiếu lần lượt là 9,1 và 12,9.
Đối với các huyện Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên có thể tự cân đối được giáo viên Tiếng Anh bằng cách ưu tiên không sắp xếp giáo viên Tiếng Anh kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác, bố trí dạy liên cấp, liên trường và tăng số giờ dạy vượt định mức khoảng 3 tiết/tuần/giáo viên.
Riêng với huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải, số lượng giáo viên Tiếng Anh hiện có rất thấp so với nhu cầu (Trạm Tấu thiếu 22 người, Mù Cang Chải thiếu 25 người); cá biệt, cấp tiểu học của huyện Mù Cang Chải chỉ có duy nhất 1 giáo viên Tiếng Anh.
Mặc dù chặng đường đi dạy của các thầy cô giáo tới đây có thể xa hơn, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường ở vùng cao không đầy đủ bằng so với ở Thành phố, nhưng với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn, những cán bộ, giáo viên đang giảng dạy ở Thành phố đã sẵn sàng cùng nhau chia sẻ khó khăn, thiệt thòi. Với những người thầy ấy, họ có thể bớt đi phần lợi ích cá nhân của mình để gắn bó, đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp trồng người cao quý.