CTTĐT - Ngày 9/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) và Chương trình Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số sở, ngành liên quan.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.
Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình OCOP đã tạo sự lan toả mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, các địa phương chủ động triển khai. Đến hết tháng 8/2022, toàn quốc có 8.478 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của 4.351 chủ thể. Trong đó, có 65,4% sản phẩm 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao, 1% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2% sản phẩm 5 sao. Chương trình đã có những tác động tích cực đậm nét đến sự phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua chương trình, nhiều địa phương đã chủ động phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ, du lịch nông thôn và điểm du lịch.
Đến nay, cả nước đã có 65 sản phẩm OCOP thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, trong đó nhiều vùng đã phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, sản xuất nông nghiệp, văn hóa, làng nghề truyền thống để hình thành các điểm du lịch nông thôn đặc sắc, như: Miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Yên Bái, đến nay đã đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận cho 138 sản phẩm OCOP, trong đó: 85,5% sản phẩm hạng 3 sao, 14,5% sản phẩm hạng 4 sao. Có 90 chủ thể, trong đó: 20% là doanh nghiệp; 73,3% là hợp tác xã, 5,6% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh còn lại là tổ hợp tác. Tỉnh Yên Bái đứng thứ 4/14 tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc về số lượng sản phẩm đã được xếp hạng từ 3 sao trở lên.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe công bố 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm: Quyết định số 919/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 và Quyết định 922/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Tiếp đó, hội nghị đã triển khai kế hoạch, giải pháp trọng tâm để triển khai hiệu quả 2 chương trình.
Theo đó, Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 sẽ được tập trung triển khai với 4 nhóm nội dung trọng tâm sau: Triển khai chương trình linh hoạt, phù hợp theo hướng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn, chú trọng các kỹ năng về tổ chức sản xuất, quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; chú trọng nâng cao chất lượng quản lý sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP… Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hàng; có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.
Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Chương trình đã đề ra 5 nhiệm vụ chính là nâng cấp, đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền; phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng; truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn; xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững…
Nhân dịp này, hội nghị đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về công nhận sản phẩm OCOP quốc gia năm 2020.
2502 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 9/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) và Chương trình Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số sở, ngành liên quan.Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình OCOP đã tạo sự lan toả mạnh mẽ, được triển khai đồng bộ, rộng khắp, các địa phương chủ động triển khai. Đến hết tháng 8/2022, toàn quốc có 8.478 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của 4.351 chủ thể. Trong đó, có 65,4% sản phẩm 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao, 1% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2% sản phẩm 5 sao. Chương trình đã có những tác động tích cực đậm nét đến sự phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua chương trình, nhiều địa phương đã chủ động phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ, du lịch nông thôn và điểm du lịch.
Đến nay, cả nước đã có 65 sản phẩm OCOP thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, trong đó nhiều vùng đã phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, sản xuất nông nghiệp, văn hóa, làng nghề truyền thống để hình thành các điểm du lịch nông thôn đặc sắc, như: Miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Yên Bái, đến nay đã đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận cho 138 sản phẩm OCOP, trong đó: 85,5% sản phẩm hạng 3 sao, 14,5% sản phẩm hạng 4 sao. Có 90 chủ thể, trong đó: 20% là doanh nghiệp; 73,3% là hợp tác xã, 5,6% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh còn lại là tổ hợp tác. Tỉnh Yên Bái đứng thứ 4/14 tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc về số lượng sản phẩm đã được xếp hạng từ 3 sao trở lên.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe công bố 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm: Quyết định số 919/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 và Quyết định 922/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Tiếp đó, hội nghị đã triển khai kế hoạch, giải pháp trọng tâm để triển khai hiệu quả 2 chương trình.
Theo đó, Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 sẽ được tập trung triển khai với 4 nhóm nội dung trọng tâm sau: Triển khai chương trình linh hoạt, phù hợp theo hướng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn, chú trọng các kỹ năng về tổ chức sản xuất, quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; chú trọng nâng cao chất lượng quản lý sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP… Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hàng; có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.
Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 được xác định là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Chương trình đã đề ra 5 nhiệm vụ chính là nâng cấp, đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền; phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng; truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn; xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững…
Nhân dịp này, hội nghị đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về công nhận sản phẩm OCOP quốc gia năm 2020.