CTTĐT - Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh vừa ban hành Công điện số 06/CD-BCH về việc chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Ảnh minh họa.
Nội dung Công điện như sau:
Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai có xu thể phức tạp, cực đoan, bất thường, mưa lớn, ngập lụt cục bộ, lũ quét, sạt lở đất có thể còn tiếp tục xảy ra tại khu vực các tỉnh Bắc Bộ. Để chủ động ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ kịp thời, hiệu quả, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh hiện tượng mưa lớn, ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra trong những ngày tới.
2. Rà soát, hoàn thiện các phương án chỉ đạo, chỉ huy, huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả trong tình huống mưa lũ kéo dài, ngập úng, sụt lở đất, lũ quét trên diện rộng.
3. Chỉ đạo chính quyền cơ sở và lực lượng xung kích PCTT kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn, khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm; xử lý vật cản gây tắc nghẽn dòng chảy để giảm nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ, lũ ống, lũ quét khi mưa lớn, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ trữ nước của các hộ dân.
4. Tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thuỷ điện nhỏ, công trình đang thi công, sửa chữa; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống. Chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản trong mùa mưa lũ; kiên quyết xử lý, ngăn chặn các khu vực khai thác khoáng sản trái phép phòng ngừa xảy ra sự cố sập hầm, sạt lở khi mưa lũ gây thiệt hại về người.
5. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu. Bố trí lực lượng trực, canh gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn, nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm người đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông, suối khi đang có lũ. Đặc biệt, trong các ngày mưa, lũ tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở đất, đá gây thiệt hại về người.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Báo Yên Bái và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thông tin về thiên tại, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, bằng tiếng phổ thông và tiếng bản địa, bảo đảm thông tin đến được người dân tại các thôn, bản.
7. Các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
8. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh (số điện thoại 0216.3851.708; số fax (216.3855.493) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
2137 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh vừa ban hành Công điện số 06/CD-BCH về việc chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.Nội dung Công điện như sau:
Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai có xu thể phức tạp, cực đoan, bất thường, mưa lớn, ngập lụt cục bộ, lũ quét, sạt lở đất có thể còn tiếp tục xảy ra tại khu vực các tỉnh Bắc Bộ. Để chủ động ứng phó khắc phục hậu quả mưa lũ kịp thời, hiệu quả, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh hiện tượng mưa lớn, ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra trong những ngày tới.
2. Rà soát, hoàn thiện các phương án chỉ đạo, chỉ huy, huy động lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả trong tình huống mưa lũ kéo dài, ngập úng, sụt lở đất, lũ quét trên diện rộng.
3. Chỉ đạo chính quyền cơ sở và lực lượng xung kích PCTT kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn, khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm; xử lý vật cản gây tắc nghẽn dòng chảy để giảm nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ, lũ ống, lũ quét khi mưa lớn, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ trữ nước của các hộ dân.
4. Tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thuỷ điện nhỏ, công trình đang thi công, sửa chữa; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống. Chỉ đạo rà soát, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản trong mùa mưa lũ; kiên quyết xử lý, ngăn chặn các khu vực khai thác khoáng sản trái phép phòng ngừa xảy ra sự cố sập hầm, sạt lở khi mưa lũ gây thiệt hại về người.
5. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu. Bố trí lực lượng trực, canh gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn, nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm người đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông, suối khi đang có lũ. Đặc biệt, trong các ngày mưa, lũ tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở đất, đá gây thiệt hại về người.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Báo Yên Bái và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thông tin về thiên tại, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, bằng tiếng phổ thông và tiếng bản địa, bảo đảm thông tin đến được người dân tại các thôn, bản.
7. Các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
8. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh (số điện thoại 0216.3851.708; số fax (216.3855.493) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.