CTTĐT - Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân doanh nghiệp. Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ. Dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo các các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành dự Hội nghị.
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, từ năm 2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.758 quy định kinh doanh tại 143 văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 1.107 quy định của 09, bộ, cơ quan. Cả nước đã thành lập tổng số 11.700 Bộ phận Một của các cấp. Tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, cơ quan, địa phương là 6.522. Số thủ tục hành chính đưa ra thực hiện tại Bộ phận Một cửa các cấp đạt trung bình 96,9%.
Đã có 53/63 địa phương hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Cổng Dịch vụ công quốc gia được khai trương và đưa vào vận hành từ tháng 12 năm 2019, đến nay đã cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Đã có hơn 2,8 triệu tài khoản đăng ký, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đã có hơn 4,7 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng, tăng hơn 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2021. Có hơn 2,6 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền gần 2,8 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 16 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Các nền tảng, hệ thống thông tin quan trọng chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được vận hành, phát triển góp phần đổi mới mạnh mẽ phương thức làm việc, chuyển đổi số trong nội khối cơ quan hành chính nhà nước và phục vụ chỉ đạo, điều hành. Trong 8 tháng đầu năm 2022, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia là trên 3,5 triệu văn bản.
Yên Bái năm 2021 Chỉ số CCHC tỉnh xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố
Đối với tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, triển khai đồng bộ, linh hoạt, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh CCHC nhất là cải cách TTHC theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các Bộ, ngành trung ương, đặc biệt đã thành lập và đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh vào hoạt động từ tháng 6/2018 và Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã đi vào hoạt động từ tháng 4/2019, đến nay đã hoạt động ổn định được cá nhân, tổ chức đánh giá cao, qua đó đã nâng thứ bậc xếp hạng về chỉ số CCHC của tỉnh.
Năm 2021 Chỉ số CCHC tỉnh xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố (tăng 03 bậc so với năm 2020); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố (tăng 02 bậc so với năm 2020), với tỷ lệ hài lòng là 89,24%. Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công xếp vị trí 29/63 tỉnh, thành phố và qua đánh giá mới nhất Yên Bái đang xếp thứ 12/63 tỉnh, thành trên bảng xếp hạng Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp DVC theo Quyết định số 766 ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ được công bố công khai trên Cổng dịch vụ Quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận Hội nghị
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thời gian qua, cả nước đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ liên quan đến công tác CCHC, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, việc phân cấp tốt hơn, giảm trung gian, tiết kiệm thời gian; công tác đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được chú trọng hơn và bước đầu có kết quả tích cực; dịch vụ công trực tuyến ngày càng được triển khai sâu rộng; phương thức chỉ đạo, điều hành các bộ, ngành, Chính phủ trên môi trường điện tử được thực hiện tốt hơn, hiện đại hóa hơn.
Mặc dù vậy, công tác CCHC hiện tại vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Một số thủ tục rườm rà; việc phối hợp giữa các bộ, ngành vẫn còn hạn chế; quá trình thực hiện còn phát sinh nhiều chi phí không cần thiết.
TTHC trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến đất đai, quản lý tài chính, đầu tư công, nội vụ, lao động, việc làm, y tế, giáo dục, kiểm tra chuyên ngành, xuất nhập khẩu… còn nhiều rào cản, quy định chồng chéo, phân cấp, phân quyền chưa đầy đủ, rõ ràng, gây bức xúc trong xã hội. Các bộ, ngành, địa phương cần sớm khắc phục để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi, phát triển đất nước.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, mục tiêu; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng công tác cải cách TTHC các cấp; từ đó nâng cao chất lượng phục vụ và tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai các nhiệm vụ.
Thủ tướng cũng đề nghị các đơn vị cần đổi mới tư duy mạnh mẽ, thay đổi cách tiếp cận, đặc biệt các cấp trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp. Hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành, tôn trọng thực tiễn khách quan, không cứng nhắc; bám sát khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để có điều hành phù hợp, hiệu quả.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm trung gian; đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá, đo lường chính xác kết quả, hiệu quả công tác triển khai để có các giải pháp thúc đẩy kịp thời.
Đẩy mạnh tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống trên nguyên tắc cùng nhau chia sẻ, cùng nhau phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; thực hiện tham vấn, lấy ý kiến hiệp hội, doanh nghiệp, người dân tập trung trên cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh; định kỳ đánh giá, công khai chỉ số nỗ lực cải cách quy định kinh doanh của các bộ, cơ quan ngang bộ. Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng thực hiện và xử lý TTHC trên môi trường trực tuyến. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính...
2429 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân doanh nghiệp. Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ. Dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo các các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành dự Hội nghị.
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, từ năm 2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.758 quy định kinh doanh tại 143 văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 1.107 quy định của 09, bộ, cơ quan. Cả nước đã thành lập tổng số 11.700 Bộ phận Một của các cấp. Tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, cơ quan, địa phương là 6.522. Số thủ tục hành chính đưa ra thực hiện tại Bộ phận Một cửa các cấp đạt trung bình 96,9%.
Đã có 53/63 địa phương hợp nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Cổng Dịch vụ công quốc gia được khai trương và đưa vào vận hành từ tháng 12 năm 2019, đến nay đã cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Đã có hơn 2,8 triệu tài khoản đăng ký, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đã có hơn 4,7 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng, tăng hơn 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2021. Có hơn 2,6 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền gần 2,8 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 16 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Các nền tảng, hệ thống thông tin quan trọng chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được vận hành, phát triển góp phần đổi mới mạnh mẽ phương thức làm việc, chuyển đổi số trong nội khối cơ quan hành chính nhà nước và phục vụ chỉ đạo, điều hành. Trong 8 tháng đầu năm 2022, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia là trên 3,5 triệu văn bản.
Yên Bái năm 2021 Chỉ số CCHC tỉnh xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố
Đối với tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, triển khai đồng bộ, linh hoạt, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh CCHC nhất là cải cách TTHC theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các Bộ, ngành trung ương, đặc biệt đã thành lập và đưa Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh vào hoạt động từ tháng 6/2018 và Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã đi vào hoạt động từ tháng 4/2019, đến nay đã hoạt động ổn định được cá nhân, tổ chức đánh giá cao, qua đó đã nâng thứ bậc xếp hạng về chỉ số CCHC của tỉnh.
Năm 2021 Chỉ số CCHC tỉnh xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố (tăng 03 bậc so với năm 2020); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố (tăng 02 bậc so với năm 2020), với tỷ lệ hài lòng là 89,24%. Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công xếp vị trí 29/63 tỉnh, thành phố và qua đánh giá mới nhất Yên Bái đang xếp thứ 12/63 tỉnh, thành trên bảng xếp hạng Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp DVC theo Quyết định số 766 ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ được công bố công khai trên Cổng dịch vụ Quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận Hội nghị
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thời gian qua, cả nước đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ liên quan đến công tác CCHC, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, việc phân cấp tốt hơn, giảm trung gian, tiết kiệm thời gian; công tác đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được chú trọng hơn và bước đầu có kết quả tích cực; dịch vụ công trực tuyến ngày càng được triển khai sâu rộng; phương thức chỉ đạo, điều hành các bộ, ngành, Chính phủ trên môi trường điện tử được thực hiện tốt hơn, hiện đại hóa hơn.
Mặc dù vậy, công tác CCHC hiện tại vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Một số thủ tục rườm rà; việc phối hợp giữa các bộ, ngành vẫn còn hạn chế; quá trình thực hiện còn phát sinh nhiều chi phí không cần thiết.
TTHC trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến đất đai, quản lý tài chính, đầu tư công, nội vụ, lao động, việc làm, y tế, giáo dục, kiểm tra chuyên ngành, xuất nhập khẩu… còn nhiều rào cản, quy định chồng chéo, phân cấp, phân quyền chưa đầy đủ, rõ ràng, gây bức xúc trong xã hội. Các bộ, ngành, địa phương cần sớm khắc phục để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi, phát triển đất nước.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, mục tiêu; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng công tác cải cách TTHC các cấp; từ đó nâng cao chất lượng phục vụ và tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai các nhiệm vụ.
Thủ tướng cũng đề nghị các đơn vị cần đổi mới tư duy mạnh mẽ, thay đổi cách tiếp cận, đặc biệt các cấp trực tiếp tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp. Hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành, tôn trọng thực tiễn khách quan, không cứng nhắc; bám sát khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để có điều hành phù hợp, hiệu quả.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm trung gian; đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá, đo lường chính xác kết quả, hiệu quả công tác triển khai để có các giải pháp thúc đẩy kịp thời.
Đẩy mạnh tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống trên nguyên tắc cùng nhau chia sẻ, cùng nhau phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thực hiện có hiệu quả việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; thực hiện tham vấn, lấy ý kiến hiệp hội, doanh nghiệp, người dân tập trung trên cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh; định kỳ đánh giá, công khai chỉ số nỗ lực cải cách quy định kinh doanh của các bộ, cơ quan ngang bộ. Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng thực hiện và xử lý TTHC trên môi trường trực tuyến. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính...